- Niềm tin,êntắcphụnữcầnphảibiếtđểcócuộchônnhânhạnhphútintucbongda sự thỏa hiệp, tôn trọng lẫn nhau... là những nguyên tắc phụ nữ cần phải biết để có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
- Niềm tin,êntắcphụnữcầnphảibiếtđểcócuộchônnhânhạnhphútintucbongda sự thỏa hiệp, tôn trọng lẫn nhau... là những nguyên tắc phụ nữ cần phải biết để có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Hãng RT và trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin, trong một tuyên bố đưa ra hôm 21/11, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, nhiều đối thủ ngang hàng hạt nhân đang thách thức an ninh Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ. Ngoài ra, các quốc gia đó đang phát triển, hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và ưu tiên vai trò của vũ khí hạt hân trong các chiến lược an ninh quốc gia của họ.
Trước tình hình môi trường an ninh thay đổi như vậy, ông Richard Johnson - phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách hạt nhân và chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho biết, Mỹ có thể cần phải điều chỉnh Đánh giá tình hình hạt nhân năm 2022 để duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Theo ông Johnson việc này là cần thiết khi xét tới năng lực hạt nhân được tăng cường của Trung Quốc và Nga và khả năng thiếu các thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân sau tháng 2/2025.
Tuy nhiên, quan chức này lưu ý nỗ lực hiện đại hóa hạt nhân, dù cần thiết nhưng có thể vẫn chưa đủ. Theo ông, để giải quyết những lo ngại đó, Lầu Năm Góc đã thực hiện các bước để triển khai năng lực nhằm tăng cường khả năng răn đe và tính linh hoạt của hạt nhân, giảm thiểu rủi ro cho chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Bộ Quốc phòng. Những điều này bao gồm phát triển bom trọng lực B61-13 và tăng cường khả năng sẵn sàng của tàu ngầm lớp Ohio được trang bị vũ khí hạt nhân và chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Lầu Năm Góc đã công bố việc phát triển một biến thể mới của bom B61 vào tháng 10/2023, cho biết nó sẽ thay thế một số phiên bản cũ hơn và cung cấp cho Mỹ "các lựa chọn bổ sung chống lại một số mục tiêu quân sự". Trong khi đó, Washington nhấn mạnh rằng việc triển khai B61-13 "không phải để ứng phó với bất kỳ sự kiện hiện tại cụ thể nào" và sẽ không làm tăng tổng kho vũ khí hạt nhân.
Tàu ngầm lớp Ohio là yếu tố chính của bộ ba hạt nhân Mỹ và được thiết kế riêng cho mục đích răn đe hạt nhân. Tàu ngầm này có thể được trang bị tên lửa Trident có tầm bắn lên tới 12.000km.
Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt những thay đổi của học thuyết hạt nhân của Nga vào ngày 19/11.
Video Nga tổ chức tập trận răn đe hạt nhân chiến lượcTổng thống Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tiến hành một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược mới, chủ nhân Điện Kremlin cũng giám sát quá trình này từ xa." alt=""/>Mỹ điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhânBà Elise Stefanik (40 tuổi), Hạ nghị sĩ đại diện bang New York, hiện là nhân vật quyền lực thứ 4 của đảng Cộng hoà ở Hạ viện Mỹ. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, nhưng bà Stefanik được biết tới là người ủng hộ nhiệt thành của Israel kể từ khi cuộc xung đột Gaza nổ ra.
Vào tháng 9, bà Stefanik từng lên tiếng chỉ trích LHQ vì cơ quan này liên tục lên án chiến dịch quân sự của Tel Aviv. Hạ nghị sĩ Cộng hòa cho rằng LHQ đang bị "ô nhiễm bởi tư tưởng bài Do Thái".
Giới quan sát nhận định, việc bổ nhiệm bà Stefanik cho thấy rằng ông Trump sẽ tiếp tục ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon cũng đã chúc mừng bà Stefanik, gọi nữ Hạ nghị sĩ là người "có sự sáng suốt về đạo đức không thể lay chuyển".
Cùng ngày, ông Trump cũng tuyên bố lựa chọn dân biểu Florida Mike Waltz làm Cố vấn an ninh Quốc gia Nhà Trắng. Đây là vị trí phụ trách việc cung cấp thông tin cho Tổng thống về các vấn đề an ninh quan trọng và phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau.
Ông Michael Waltz (50 tuổi), từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh của Mỹ, bắt đầu làm việc tại Quốc hội Mỹ từ năm 2019. Ông Waltz là người chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Tổng thống Biden vì quyết định rút quân khỏi Afghanistan, đồng thời có quan điểm cứng rắn về tình hình châu Á - Thái Bình Dương.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang dần hoàn thiện nội các cho nhiệm kỳ mới. Trước đó, ông Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, lựa chọn ông Tom Homan làm người phụ trách vấn đề biên giới, và đề cử ông Lee Zeldin làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường.
Trong ngày 11/11, nguồn tin của CNN cũng tiết lộ rằng ông Trump dự kiến sẽ chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên một chính trị gia gốc Latinh đảm nhiệm vai trò này.
Ông Marco Rubio (53 tuổi), có kinh nghiệm làm việc tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Tình báo Thượng viện. Ông được coi là người có quan điểm cứng rắn với các đối thủ địa chính trị của Mỹ.
Truyền thông Nga từng nhắc đến tầm quan trọng của GPS như một công cụ quân sự hồi tháng 11 năm ngoái, khi Moscow bắt đầu tập trung binh lính dọc biên giới với Ukraine. Sau khi Nga chứng minh nước này có thể phá hủy một vệ tinh trong không gian, một nhà bình luận trên truyền hình, người được biết đến như phát ngôn viên không chính thức của Tổng thống Vladimir Putin, tuyên bố Moscow có khả năng "bịt mắt NATO" bằng cách bắn hạ tất cả các vệ tinh GPS.
Mặc dù vậy, sự can thiệp của Nga vào GPS ở Ukraine gần như không quá mạnh mẽ như nhiều nhà quan sát tiên lượng. Dựa vào tình hình thực tế và các nguồn tin công khai, các chuyên gia nhận định điều đó có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như dưới đây:
Khả năng tác chiến điện tử của Nga không tốt như kỳ vọng
Các lực lượng Nga lâu nay vẫn nổi tiếng là đáng gờm trong tác chiến điện tử (EW) và họ đã cố gắng củng cố điều này. Có thời điểm, hãng thông tấn quốc gia Sputnik đưa tin, quân đội Nga có thể dùng khả năng EW để “khiến các tàu sân bay trở nên vô dụng”.
Theo trang Defense News, quan điểm phổ biến lâu nay là, Nga đã phát triển và duy trì khả năng EW để đối phó với công nghệ vượt trội của các lực lượng phương Tây. Chiến tranh điện tử có thể là một cách không tốn kém để lấy lại thế cân bằng trong cuộc chơi.
Một số báo cáo cho thấy, các lực lượng Nga thường xuyên gây nhiễu tín hiệu GPS ở miền bắc Na Uy từ các địa điểm rất xa bên kia biên giới. Và trong một số trường hợp, hoạt động gây nhiễu chính xác đến mức các tín hiệu trong dải tần gần đó từ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga không bị ảnh hưởng.
Nga còn chứng minh có khả năng giả mạo GPS trên các khu vực rộng lớn. Những người dùng ở trung tâm thủ đô Moscow đôi khi phát hiện thiết bị của họ báo sai sự thật rằng họ đang ở sân bay. Điều tương tự cũng xảy ra ở nhiều khu vực duyên hải, Biển Đen và các địa điểm khác.
Tuy nhiên, do các lực lượng Nga có màn thể hiện không mấy ấn tượng như kỳ vọng trong cuộc xung đột ở Ukraine nên một số người tin, khả năng gây nhiễu GPS của họ cũng kém hơn tưởng tượng. Một minh chứng cho điều này là tổn thất quân Nga phải hứng chịu tại thành phố Kherson, miền nam Ukraine, nơi các lực lượng Kiev đang phản kích bằng cách sử dụng hệ thống phóng tên lửa đa nòng do Mỹ cung cấp, dựa vào GPS để nhắm bắn mục tiêu.
Quân Nga cũng cần và sử dụng GPS
Những người ủng hộ quan điểm này chỉ ra rằng, các máy bay chiến đấu của Nga bị bắn rơi được phát hiện có gắn bộ phận thu GPS trên bảng điều khiển của chúng.
Tín hiệu từ hệ thống GLONASS của Nga và hệ thống định vị điện tử Chayka trên mặt đất đều có sẵn để sử dụng ở Ukraine. Song, có vẻ không phải mọi lực lượng Moscow tham gia chiến dịch quân sự ở nước láng giềng đều được trang bị đủ thiết bị thu tương thích với các hệ thống định vị nói trên. Là hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu đầu tiên trên thế giới nên các thiết bị thu GPS vừa phong phú vừa rẻ tiền, mang tới một giải pháp tạm thời cho các đơn vị Nga.
Ngoài ra, tín hiệu GPS hỗ trợ nhiều loại cơ sở hạ tầng như viễn thông, internet, lưới điện và các hệ thống điều khiển máy móc. Các lực lượng Nga có thể muốn bảo vệ cơ sở hạ tầng của Ukraine vì những lợi ích và việc sử dụng của chính họ. Đối với Moscow, các cuộc tấn công sâu rộng vào hệ thống tín hiệu GPS có thể gây ra những vấn đề về cơ sở hạ tầng nghiêm trọng hơn bất kỳ lợi ích chiến thuật tạm thời nào thu được.
Các máy làm nhiễu GPS công suất cao, liên tục rất dễ bị tấn công
Bất kỳ đường truyền tần số vô tuyến mạnh và liên tục nào cũng có thể dễ dàng bị phát hiện vị trí và trở thành mục tiêu tập kích. Nhiều quân đội có tên lửa được thiết kế đặc biệt, chuyên để tìm diệt các thiết bị gây nhiễu này.
Ngay cả khi không có các vũ khí như vậy, công nghệ tìm hướng có thể định vị chính xác nơi đặt một máy phát sóng để nhắm bắn bằng pháo binh hoặc không kích. Các chỉ huy quân đội Nga có thể đang hạn chế sức mạnh của các thiết bị gây nhiễu GPS nhằm tránh thu hút hỏa lực của đối phương.
Ukraine ít bị ảnh hưởng hơn
Mặc dù Ukraine ngày càng tiếp nhận và sử dụng nhiều khí tài dùng GPS do phương Tây phát triển hơn, nhưng nước này cũng đang nắm trong tay lượng vũ khí khổng lồ từ thời Liên Xô. Những vũ khí như vậy không dựa vào GPS và nhiều khả năng không chịu ảnh hưởng của các dạng chiến tranh điện tử.
Ngoài ra, các lực lượng Kiev dường như ít phụ thuộc hơn vào những hệ thống chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc tinh vi đang được quân đội của các nước lớn hơn sử dụng. Do đó, việc gây nhiễu GPS, vốn có thể cản trở các hoạt động bình thường của Mỹ và NATO, nhiều khả năng ít gây ảnh hưởng hơn ở Ukraine.
Nga muốn tránh để lộ công nghệ "át chủ bài" trước Mỹ và NATO
Dù chiến sự đang diễn ra ở Ukraine, nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng, kẻ thù khiến Moscow thực sự quan ngại là Mỹ và NATO. Theo tạp chí The Economist, một cuộc tấn công toàn diện vào GPS có thể được hiểu là một cuộc tấn công vào Mỹ và do đó có nguy cơ lôi kéo NATO tham gia trực tiếp vào xung đột, nguy cơ các bên hiện đều muốn tránh.
Hơn nữa, việc triển khai các vũ khí tác chiến điện tử tinh vi và mạnh nhất của Nga ở Ukraine sẽ cho phép các đối thủ nghiên cứu công nghệ và chiến thuật. Điều này sẽ dẫn đến việc phát triển các biện pháp đối phó và làm cho vũ khí kém hiệu quả hơn trong các cuộc xung đột trong tương lai. Vì vậy, Nga có thể chưa tung ra các công cụ và thủ thuật tốt nhất để gây nhiễu GPS tại quốc gia Đông Âu, nhằm bảo vệ chúng như "át chủ bài" chống các lực lượng lớn hơn và các mục tiêu quan trọng hơn sau này.
Tuấn Anh