Thông tin ban đầu, ngày 27/4, sau thời gian trinh sát, nắm tình hình, Công an TP Buôn Ma Thuột đã huy động hàng chục cán bộ chiến sỹ đồng loạt kiểm tra, bắt quả tang 10 điểm đang ghi số đề.
Khám xét tại các địa điểm, công an đã thu giữ 20 điện thoại di động, gần 100 triệu đồng cùng nhiều tài liệu, tang vật liên quan đến hoạt động ghi số đề.
Công an TP Buôn Ma Thuột đã nhanh chóng đưa 18 đối tượng liên quan về trụ sở để đấu tranh làm rõ.
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, đường dây số đề này do Huỳnh Thị Kim Loan (50 tuổi, trú tại phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) cầm đầu.
Đường dây số đề này hoạt động từ đầu tháng 3 đến nay. Mỗi ngày các đối tượng nhận ghi số đề cho các con bạc với số tiền lên đến gần 500 triệu đồng.
Đây là đường dây số đề hoạt động rất tinh vi. Các đối tượng không nhận phơi đề trực tiếp mà sử dụng ứng dụng Telegram để chuyển và nhận phơi đề.
Đến cuối ngày, sẽ căn cứ vào kết quả xổ số của các đài miền Trung, miền Bắc rồi tính thắng thua với các con bạc. Tất cả các tin nhắn đều được xoá sạch.
Công an TP Buôn Ma Thuột đã tạm giữ 8 đối tượng để điều tra về hành vi "đánh bạc" và "tổ chức đánh bạc".
Đồng loạt tấn công 10 điểm ghi số đề do 'nữ quái' cầm đầuCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa huy động lực lượng triệt phá thành công đường dây ghi số đề khủng do một "nữ quái" cầm đầu." alt=""/>Triệt phá đường dây ghi số đề 500 triệu mỗi ngày, tạm giữ 8 đối tượngĐược đưa vào hoạt động từ ngày 9/12/2019, Cổng dịch vụ công quốc gia được thiết lập tại một địa chỉ duy nhất dichvucong.gov.vn để công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công. Đây cũng là đầu mối kết nối các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Tại Quyết định 274 ngày 12/3/2019 phê duyệt "Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia", Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, Cổng dịch vụ công quốc gia phải cung cấp tính năng xác thực người dùng cho phép cá nhân, tổ chức đăng nhập và khai báo một lần trên Cổng để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở nhiều bộ, ngành và địa phương khác nhau theo yêu cầu mức độ xác thực của từng dịch vụ công.
Trong đó, triển khai hệ thống xác thực mức độ an toàn cao qua các giải pháp định danh di động sử dụng thẻ SIM tích hợp chữ ký số và thiết bị chứng thư số khác. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp tiên tiến khác như xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động, sử dụng biện pháp xác thực qua sinh trắc học.
Kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu quan trọng để kiểm tra, đối chiếu, xác thực cá nhân, tổ chức, bao gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, bảo hiểm xã hội, thuế, đăng ký doanh nghiệp. Trước mắt, sử dụng mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số, mã số doanh nghiệp để xác thực cá nhân, tổ chức.
Thực tế, từ ngày 9/12/2019 (thời điểm chính thức khai trương) cho đến cuối tháng 8/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 1.040 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 60 triệu lượt truy cập, trên 235.000 tài khoản đăng ký; hơn 15 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và trên 295.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến.
Riêng về xác thực người dùng, theo tìm hiểu của ICTnews, hiện nay cá nhân đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia được xác thực qua mã số bảo hiểm xã hội, số thuê bao di động chính chủ, USB ký số, SIM ký số hoặc sử dụng hệ thống xác thực định danh PostID do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cung cấp. Đối với doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, 2 giải pháp xác thực được áp dụng là SIM ký số và USB ký số.
Để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân bao gồm cả cán bộ, công chức trong quá trình xác thực, đồng thời tăng cường an toàn, bảo mật đối với dịch vụ được cung cấp trên Cổng dịch vụ quốc gia, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ và Tập đoàn VNPT về việc bổ sung giải pháp xác thực trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cụ thể, Ban Cơ yếu Chính phủ được đề nghị phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, triển khai giải pháp xác thực cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức qua dịch vụ chứng thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong quý I/2021.
VNPT được đề nghị triển khai giải pháp xác thực qua dịch vụ chứng thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động (Smart-ID) để xác thực và thực hiện dịch vụ công đối với doanh nghiệp, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 11/2020.
Liên quan đến việc sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, theo số liệu của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng (gồm hơn 1,2 triệu chứng thư số doanh nghiệp và trên 212.000 chứng thư số cá nhân/ cá nhân trong doanh nghiệp); hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Các giao dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử đều được ký số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các giao dịch. |
Vân Anh
ictnews Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý trước hết sử dụng giải pháp xác thực định danh điện tử thông qua mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), mã số thuế, mã số doanh nghiệp và định danh di động tích hợp chữ ký số trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
" alt=""/>Cổng DVCQG sắp thêm giải pháp xác thực bằng chữ ký số trên di động