Theo nguồn tin từ hai người quen thuộc với kế hoạch, hãng tin Bloomberg nói rằng Huawei có thể sẽ sử dụng hệ điều hành "Sirin OS" của Sirin Labs, hệ điều hành dựa trên Android, để cung cấp các chức năng blockchain trên smartphone.
Thông tin cho biết cả hai hãng Huawei và Sirin Labs đều xác nhận rằng các công ty này đã liên lạc với nhau, mặc dù chưa có kế hoạch nào được hoàn thiện.
Blockchain là một cơ sở dữ liệu chia sẻ dựa trên một mạng lưới các thiết bị kết nối, chứ không phải dựa vào một bên duy nhất tin cậy để duy trì. Bởi vì dữ liệu trên blockchain là “công khai”, và không được lưu trữ trong một không gian duy nhất, nên smartphone này phải có khả năng bảo mật tuyệt vời.
Sirin Labs có một chiếc điện thoại thông minh sẽ chạy hệ điều hành Sirin, chính là chiếc điện thoại Finney smartphone, ra mắt vào cuối năm nay. Hệ điều hành này sử dụng công nghệ blockchain để cung cấp một "ví điện tử crypto được xây dựng sẵn", có khả năng "truy cập trao đổi an toàn", "truyền thông mã hoá" và "chia sẻ tài nguyên ngang hàng". Nhưng Huawei điều gì muốn với chiếc “smartphone blockchain” này?
" alt=""/>Có tin Huawei đang phát triển một mẫu “smartphone blockchain”Giữa năm 2019 ngành y tế sẽ đồng loạt triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. ảnh minh họa Internet.
Tại Hội thảo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã triển khai xong phần mềm bệnh án điện tử, dự kiến giữa năm 2019 sẽ tổ chức hội nghị hướng dẫn triển khai trên toàn quốc. Về cơ sở pháp lý Bộ Y tế cũng đã ban hành được hai thông tư về ứng dụng CNTT trong ngành y tế, Thông tư 54 về tiêu chí phần mềm bệnh viện và thông tư 46 về hồ sơ bệnh án điện tử. Đặc biệt, trong thông tư 46 có quy định rất quan trọng đó là “bệnh án điện tử có cơ sở pháp lý tương tự như bệnh án giấy”, đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc.
Trả lời câu hỏi của ICTnews về việc khi triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thì có liên thông được kết quả xét nghiệm, kết quả khám chữa bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên hay không? Ông Trần Quý Tường cho hay, Bộ Y tế hiện đang xây dựng để ban hành quy định về chuẩn liên thông, khi các cơ sở y tế kết nối liên thông vào phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử thì các cơ sở y tế sẽ xem được kết quả khám chữa bệnh của bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên. Và hiện giờ dù chưa ban hành chuẩn liên thông thì những cơ sở y tế đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử vẫn xem được kết quả của nhau.
![]() |
Ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Y tế. |
Ảnh minh họa
Quyết định tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tuần trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thuyết phục bất kỳ công ty Đài Loan nào còn chần chừ chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Đây là nhận định của ông Kung Ming-hsin, một quan chức nước này, trong cuộc phỏng vấn tại Đài Bắc hôm 15/5. Theo ông Kung, Việt Nam và Ấn Độ là hai điểm đến ưa thích của các hãng điện tử Đài Loan.
“Doanh nghiệp Đài Loan có thể đưa sản xuất linh kiện giá trị cao, quan trọng về quê hương nhưng sản xuất và lắp ráp thiết bị số lượng lớn sẽ đến Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á biết rằng họ có cơ hội”.
Các gã khổng lồ công nghệ từ Apple đến Dell từ lâu phụ thuộc vào sức mạnh sản xuất và lực lượng lao động Trung Quốc để làm ra mọi thứ, từ iPhone đến máy tính. Nay, mối đe dọa từ Mỹ treo lơ lửng trên đầu, các cáo buộc về gián điệp phần cứng và sự trỗi dẫy của các nền kinh tế Đông Nam Á đã khuyến khích họ cân nhắc chuyển khỏi Trung Quốc.
Cho tới hiện tại, Đài Loan là người hưởng lợi chính. Kể từ đầu năm nay, 52 công ty đã cam kết đầu tư khoảng 9 tỷ USD vào nước này như một phần trong chiến dịch của chính phủ nhằm thuyết phục các doanh nghiệp Đài Loan có nhà máy tại Trung Quốc đưa sản xuất quay lại quê hương.
" alt=""/>Đài Loan hỗ trợ doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á