Ảnh minh họa thẻ nhớ chuẩn CompactFlash. |
Ảnh minh họa thẻ nhớ chuẩn CompactFlash. |
Biếu tết: Chồng tôi lúc nào cũng coi nhà vợ là nhất" alt=""/>Bị ăn một cái tát 'trời giáng' vì đem tiền biếu mẹ đẻ
2. Cảm xúc trong giọng nói
Có một thuật toán máy tính có thể dự đoán hôn nhân hạnh phúc với độ chính xác là 79%, chỉ bằng cách sử dụng giọng nói của vợ hoặc chồng khi giao tiếp. Các nhà khoa học đã phân tích cuộc trò chuyện của hơn 100 cặp vợ chồng đến gặp chuyên gia tâm lý và sau đó theo dõi tình trạng hôn nhân của họ trong 5 năm.
Kết quả cho thấy, những yếu tố như cường độ, cao độ, độ rung đều có thể biểu thị cảm xúc mạnh mẽ. Nội dung của lời nói là điều đáng chú ý, thế nhưng những yếu tố khác như đã nêu ở trên cũng quan trọng không kém. Cách nói cũng thể hiện được thái độ và và triển vọng hạnh phúc của cặp vợ chồng.
3. Đồng nghiệp khác giới
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, những người làm việc thường xuyên được “bao vây” bởi các đồng viên khác giới thường có tỷ lệ ly hôn cao hơn 15%. Nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên quy mô lớn thông qua kết quả thu được từ tất cả các cặp đôi đã kết hôn từ năm 1981 đến năm 2002 ở Đan Mạch. Có đến khoảng 100.000 người trong số này đã ly hôn.
4. Ảnh hưởng từ mẹ
Phụ nữ có tỷ lệ nộp đơn ly hôn thường xuyên hơn. Hơn nữa, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các cặp vợ chồng đều “học tập” hành vi của cha mẹ, đặc biệt là mẹ của họ. Các nhà xã hội học đã nghiên cứu hành vi của 7.000 người và phát hiện ra rằng nếu một người mẹ bắt đầu một mối quan hệ mới, khá thường xuyên (cho dù đó là hôn nhân hay chỉ là chung sống), thì những đứa con trưởng thành của họ cũng sẽ cư xử như vậy.
5. Phớt lờ mâu thuẫn
John Gottman đã nêu ra 4 dấu hiệu của ly hôn: sự coi thường, vị trí của người là nạn nhân, sự chỉ trích và thờ ơ trước xung đột. 4 yếu tố này đều có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc trò chuyện, hay lâu dài là mối quan hệ của hai người.
Các cặp vợ chồng khó có thể tránh khỏi tranh cãi và bất hòa. Tuy chúng thường đi kèm với khoảng thời gian không dễ chịu, những cuộc tranh luận này vẫn giúp làm sáng tỏ những mong muốn và nguyện vọng riêng tư của mỗi người, giúp giải quyết những bất mãn sâu kín nhất. Nếu cả hai luôn tránh né trò chuyện về bất đồng, sự khó chịu và phẫn uất sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
6. Thái độ tiêu cực của chồng đối với bạn bè của vợ
Kết quả từ một khảo sát trên 373 cặp đôi hơn 16 năm chung sống cho thấy, có đến 46% các cặp vợ chồng đã ly hôn vào năm thứ 16 của cuộc hôn nhân. Một nguyên nhân phổ biến cho rạn nứt này là các chỉ trích của người chồng đối với bạn bè của vợ.
Theo các nhà khoa học, mối quan hệ giữa phụ nữ và bạn bè của họ đặc trưng bởi sự gần gũi và hỗ trợ về mặt tình cảm, do đó thường kéo dài lâu hơn. Trong khi đó, tình bạn của nam giới thường phụ thuộc vào các hoạt động chung của hai bên. Vì vậy, đàn ông dễ dàng thay đổi đối tượng giao thiệp và không dễ làm thân với bạn bè của vợ, đặc biệt là những đối tượng mà họ không có cảm tình.
7. Tình cảm quá mức của cặp đôi mới cưới
Nhà tâm lý học Ted Huston đã nghiên cứu 168 cặp vợ chồng trong vòng 13 năm kể từ khi kết hôn. Kết quả được công bố trên tập san Interpersonal Relations and Group Processes vào năm 2001, trong đó nêu rõ: “Khi mới cưới, những cặp vợ chồng mà sau đó ly hôn trong vòng 7 năm trở lên có sự thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn gần 1/3 so với các cặp đôi sau cùng duy trì được hôn nhân thành công”.
Điều này là do, những cặp đôi bắt đầu mối quan hệ bằng cảm xúc lãng mạn mạnh mẽ thường khó duy trì cường độ của những cảm xúc đó. Dần dà, điều này sẽ gây ra nhiều sự thất vọng và cảm giác tình cảm nhạt phai. Chuyên gia Aviva Patz nói: “Những cuộc hôn nhân bắt đầu với ít điều lãng mạn kiểu Hollywood thường có tương lai đầy hứa hẹn hơn”.
8. Nghèo đói và thất nghiệp
Rõ ràng là sống trong điều kiện khó khăn là điều không hề dễ dàng. Các mối quan hệ trong những gia đình này thường dễ tan vỡ hơn so với những gia đình có được sự ổn định về tài chính. Bob Birrell, đồng tác giả của một nghiên cứu về kết quả tài chính của các bậc cha mẹ sau khi ly thân, xác nhận điều đó. Ông chia sẻ: “Hầu hết những người đàn ông đã ly thân và ly hôn có thu nhập thấp, và họ ít khi chi trả để đảm bảo cho hạnh phúc của người vợ và con cái”.
9. Giường chật chội
Vợ chồng nên ngủ riêng hoặc ngủ trên giường có diện tích rộng rãi để bảo đảm sức khỏe tinh thần và thể chất, có giấc ngủ ngon và từ đó duy trì bầu không khí vui vẻ trong gia đình. Các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ đã phát hiện ra rằng, 30-40% các cặp vợ chồng ngủ khác giường với nhau. Hành động này là điều có lý bởi nếu không có được thời gian ngủ nghỉ chất lượng, cả hai sẽ dễ sinh ra khó chịu, cáu bẳn, lâu ngày tích tụ thành mâu thuẫn lớn khó hòa giải./.
Theo VOV
Không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi gặp lại, tôi đã ngoại tình với vợ cũ và cay đắng biết mình sập bẫy ngay sáng hôm sau.
" alt=""/>Dấu hiệu báo trước đổ vỡ hôn nhânẢnh minh họa. Nguồn: Internet
Ấy vậy mà anh lại phụ chị. Hàng ngàn mũi kim đâm vào tim khi một ngày, chị nhận cuộc điện thoại từ một cô gái lạ yêu cầu chị buông tha cho anh. Chị quay cuồng, điên loạn, bao nhiêu tin yêu vụn vỡ, như người mất phương hướng, chị chới với trong lời giải thích qua quýt của anh “chắc ai đó cố tình chọc phá cho vui”. Vui đâu chẳng thấy, chỉ thấy chị thần kinh bấn loạn, chẳng tha thiết cuộc sống chung quanh. Trong giây phút ấy, chị nghĩ đến mẹ chồng, người phụ nữ quyền lực trong gia đình. Anh rất nghe lời bà, cái uy của bà bao giờ cũng hiệu nghiệm.
Chị hy vọng bằng tình yêu dành cho con cái và kinh nghiệm của bà, chị sẽ có một điểm tựa vững chắc. Chị thấp thỏm hy vọng như đã tìm ra được chiếc phao cứu lấy cái hạnh phúc đang chới với giữa dòng. Bà sẽ là người ném chiếc phao ấy, sẽ trở thành một đồng minh tuyệt vời bên chị. Thế nhưng, chị nói chưa tròn câu, bà đã mắng sa sả, đàn bà cứ hay ghen bóng ghen gió, đa nghi cho lắm để rồi làm khổ chồng con, bằng chứng đâu mà bảo nó ngoại tình.
Con cái nhà này đứa nào cũng có gien của bố nó, chung thủy, tử tế với vợ con, đừng có mà nghĩ vớ nghĩ vẩn. Ừ thì chị không có bằng chứng, nhưng còn cuộc gọi nửa van xin nửa thách thức kia thì sao? Bà gạt phăng, chị thất vọng não nề khi mẹ chồng không một lời an ủi, sẻ chia, còn trách mắng. Ấm ức, chị oán luôn cả mẹ chồng. Trong cơn uất ức, ghen tuông, chị quyết làm cho cả nhà chồng sáng mắt.
Những cuộc điện thoại cứ đều đặn gọi đến như thách thức sự chịu đựng của chị. Chị bỏ bê công việc, âm thầm theo dõi chồng. Đến một ngày, tim chị như ngừng đập khi xe anh dừng trước cổng ngôi nhà xa lạ, một bóng hồng mỉm cười tươi tắn bước ra, rồi họ nhanh chóng lao vút đi. Chị vội vã bám theo, không còn gì nghi ngờ khi cả hai dừng chân tại khách sạn. Chị chạy bổ tới kéo áo kẻ phụ bạc, cho anh một bạt tai rồi bỏ ra về. Nỗi đau, nỗi oán hận dâng cuồn cuộn trong huyết quản.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Vừa về đến nhà, chị xé đôi chiếc áo trắng tinh tươm mà chị mới mua cho anh hôm qua, quấn lên đầu đứa con gái lên năm, rồi nói người giúp việc đưa con sang bên nội báo tin “ba nó chết rồi”. Con gái òa khóc nức nở, giọng chị lạnh lùng, dứt khoát. Bà mẹ chồng chị ngã khuỵu, mếu máo kêu trời than đất, khi nghe đứa cháu nội báo tin. Ông cụ cũng đứng chết trân.
Chị người làm bối rối đỡ lấy bà, kể lại sự việc. Dù ông bà có năn nỉ thế nào, chị vẫn không cho phép con gái gỡ chiếc “khăn tang” xuống, chị đem cả sinh mạng của mình ra đe dọa nếu một ai gỡ xuống. Chị còn bắt con gái đội chiếc khăn ấy ra đứng trước cổng chờ anh về, mặc bao ánh mắt hiếu kỳ dòm ngó.
Trong cơn ghen hận ngút ngàn, chị đánh mất hình ảnh của mình, đánh mất tất cả tình cảm của những người thân yêu dành cho chị. Sau ngày ấy, gia đình chị luôn sống trong mâu thuẫn, cãi vã, nhà chồng và con dâu không còn thân thiện. Hai bên sui gia cũng chẳng thèm nhìn mặt nhau. Chồng chị vốn là người có lỗi, nhưng chẳng ai bận tâm đến cái lỗi của anh, tất cả quay sang quy chụp hành động nông nổi của chị. Với họ đó là sự xúc phạm, coi thường, gây nên tổn thương sâu sắc không ai chấp nhận được.
Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng dễ thường người ta chỉ ghen theo bản năng, bởi khi cơn ghen dâng lên đến tận não thì mấy ai còn đủ tỉnh táo để nghĩ suy, kiềm chế. Họ cứ vậy để cho cơn ghen lấn át lý trí dẫn lối đưa đường, xô đẩy họ từ bế tắc này sang đỉnh bế tắc nọ. Thực tế ghen đến mất chồng xưa nay không hiếm, nhưng chọn cách ghen kết hợp với trả đũa nhà chồng chỉ vì không được hậu thuẫn như chị thì đúng là “ghen độc”, “ghen lạ”.
Điều đáng buồn là chị không chỉ mất chồng mà còn đánh mất luôn hình ảnh của mình, bởi sau câu chuyện, người ta sẵn sàng tha thứ cho một ông chồng phản bội, nhưng lại không thể chấp nhận hình ảnh một nàng dâu "ghê gớm". Cũng không một ai thông cảm cho chị, để hiểu rằng giá như lúc ấy chị được mẹ chồng chia sẻ, động viên, thì đâu đến nỗi.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Ghen 'độc'