Sáng 8/1, đám cưới thứ 2 của vợ chồng trung vệ Bùi Tiến Dũng diễn ra dưới thời tiết 8 độ C ở Bắc Ninh. Dù vậy, cô dâu Khánh Linh vẫn tỏa sáng khi diện chiếc váy cưới trễ vai. Thiết kế này được tạo ra từ nhà thiết kế Linh Nga, dựa trên ý tưởng của cầu thủ Bùi Tiến Dũng đề xuất. Nó thể hiện sự chu đáo của anh dành cho vợ. Ảnh: NVCC.
![]() |
"Chàng trung vệ đã tạo bất ngờ khi liên hệ riêng với tôi để có thể tự lên ý tưởng và thiết kế cho vợ mình. Thoạt đầu, ý tưởng anh mong muốn là một chiếc váy đơn giản, nhẹ nhàng. Sau khi trao đổi, anh quyết định váy cưới phải được kết hợp nhiều loại đá, đính kết họa tiết trang trí nhằm tôn vinh vẻ đẹp tựa công chúa của vợ mình - nhẹ nhàng như ngọc trai, kiêu sa như ngọc lục bảo và rực rỡ tựa kim cương. Điều này khiến Bùi Tiến Dũng mất đến 3 tháng suy nghĩ", Linh Nga nói với Zing. Ảnh: NVCC. |
![]() ![]() |
Để thực hiện váy cưới theo đúng mong muốn của chú rể, nhà thiết kế phải liên hệ trực tiếp với xưởng trang sức tại Pháp để có thể nhập về các loại đá tốt nhất. Chiếc váy được đính khoảng 15 loại đá khác nhau, trong đó có hơn 15.000 viên crystal moonlight, 10.000 viên white opal Swarovski. Đặc biệt, việc sử dụng đá topaz trắng đã giúp chiếc váy có độ lấp lánh tốt như kim cương. Tổng giá trị của phần đá nhập trực tiếp từ Pháp và Áo này lên đến 150 triệu đồng. Ảnh: NVCC. |
![]() |
Về thiết kế, Bùi Tiến Dũng hiểu rõ khuyết điểm trên người của Khánh Linh nên đã chia sẻ với Linh Nga để có mẫu váy cưới trễ vai mang phom dáng tinh gọn. Chất liệu chính của mẫu váy này là illusion tulle, organza đính pha lê nhuyễn và ren couture nhằm tạo nên sự nhẹ nhàng. Ảnh: NVCC. |
![]() |
Bên cạnh đó, phần thân với được nhà thiết kế sử dụng kỹ thuật tùng nối 3D độc quyền, giúp chiếc váy của vợ trung vệ trông bồng bềnh như áng mây. Chính vì sự cầu kỳ, thiết kế này có giá lên đến 800 triệu đồng. Ảnh: NVCC. |
![]() |
Đặc biệt, thiết kế này cũng được may riêng cho bé Sushi (con của vợ chồng Bùi Tiến Dũng) để diện trong ngày trọng đại của cha mẹ. Ảnh: NVCC. |
Bùi Tiến Dũng - Khánh Linh tay trong tay hạnh phúc bước vào lễ đường, trong lễ cưới được tổ chức tại Bắc Ninh.
" alt=""/>Vợ Bùi Tiến Dũng mặc váy 800 triệu đồng dưới thời tiết 8 độ CNếu bạn chỉ muốn học những gì có thể kiếm ra tiền được thì hãy đến trường nghề. Còn mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo ra những con người có kiến thức bao quát về khoa học và xã hội. Với tiêu chuẩn như vậy việc dạy đạo hàm và tích phân rõ ràng là không sai. Có chăng là người ra đề thi quá khó đến mức không cần thiết.
Một số ý kiến làm cho tôi có cảm giác mọi người nghĩ rằng đạo hàm và tích phân là cái gì đó cao siêu lắm. Thậm chí, có người còn cho rằng chỉ có "giáo sư biết tuốt" mới cần học đạo hàm và tích phân. Theo quan điểm của tôi, đây là những kiến thức Toán học rất cơ bản.
Có thể bạn không sử dụng đến chúng trong đời sống hàng ngày, nhưng những ai từng đọc các báo cáo khoa học sẽ thấy, nếu không biết đạo hàm và tích phân thì không thể đọc được, càng không thể nghiên cứu khoa học. Có thể nói, đối với người làm khoa học, đạo hàm và tích phân giống như cái búa, cái đinh của người thợ mộc vậy.
Điều làm tôi buồn là đến cả những người có trình độ Đại học, trên Đại học cũng có suy nghĩ "không biết sử dụng đạo hàm, tích phân vào việc gì?". Bản thân tôi cũng chỉ là một cử nhân, chưa từng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, vì công việc, tôi vẫn ít nhiều tiếp xúc với các nghiên cứu và giới học thuật. Điều khác biệt giữa tôi và rất nhiều người Việt khác, đó là tôi làm việc với các công ty nước ngoài, tiếp cận với công nghệ nước ngoài, giới tinh hoa học thuật mà tôi tiếp cận cũng là người nước ngoài.
>> 'Học đạo hàm, tích phân không để đi chùi bugi'
Dường như, rào cản ngôn ngữ đã đưa đến cho tôi cái nhìn khác so với nhiều người cùng có trình độ Đại học. Đối với tôi đây là dấu hiệu cho thấy rất nhiều người Việt đang quay lưng lại với khoa học. Nhiều người trong giới học thuật chưa có vị trí xã hội tương xứng. Đó là một sai lầm mang tính hệ thống của giáo dục trong một thời gian dài.
Xã hội ta vẫn luôn tập trung vào các yếu kém của các bậc học tiền Đại học. Tuy nhiên theo tôi, chính bậc Đại học và sau Đại học mới là những mảng chưa tốt. Có gì ngạc nhiên đâu khi mà một tiến sĩ nọ làm luận án về cầu lông? Nó cho tôi thấy những điều mình quan sát khi còn học Đại học vẫn còn đúng: nhà trường chỉ đặt nặng về thành tích, không hề quan tâm đến chất lượng giảng dạy; giảng viên cố "chạy sô" thật nhiều trường để kiếm thêm thu nhập; việc giảng dạy thì qua loa cho có; thậm chí tình trạng mua bằng.
Trường đại học lẽ ra phải là nơi phục vụ nghiên cứu khoa học là chính, giảng dạy chỉ là phụ. Vậy mà hãy nhìn xem, hàng năm Việt Nam đăng được bao nhiêu bài trên tạp chí khoa học quốc tế? Rồi hàng năm các có bao nhiêu nghiên cứu nào giúp ích được cho xã hội? Hay là chỉ lấy bằng Tiến sĩ để ra ngoài xin việc được dễ dàng hơn?
Vậy mà còn có người còn cổ súy bỏ đạo hàm và tích phân khỏi chương trình giảng dạy phổ thông. Nếu vậy thì nền tảng khoa học trong giáo dục sẽ ra sao?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Học đạo hàm, tích phân dù không sử dụng ngoài đời'