您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Vasteras vs Hacken, 00h00 ngày 9/6: Tìm lại niềm vui
NEWS2025-01-16 21:48:40【Thể thao】2人已围观
简介 Hư Vân - 08/06/2024 04:30 Nhận định bóng đá g 24h bong dá24h bong dá、、
很赞哦!(6582)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Marseille, 3h05 ngày 12/1: Nối mạch toàn thắng
- Email tuyệt mật của quân đội Mỹ bị lộ, Trung Quốc cấm ChatGPT
- Sao việt hôm nay 6/8: NSND Tự Long nhắn gửi yêu thương đến vợ
- Sẽ quy định ngưỡng tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Port FC, 18h00 ngày 12/1: Cửa dưới ‘tạch’
- Đâu sẽ là trung tâm công nghệ mới của châu Âu?
- Hàn Quốc muốn trình diễn công nghệ 6G vào năm 2026
- ĐH Quốc tế Sài Gòn xét tuyển học bạ lớp 12
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bayern Munich, 0h30 ngày 12/1: Cú vấp đầu tiên
- Những bộ váy cưới đẹp như mơ trên sàn catwalk
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1: Khó lường
Từ Elon Musk, Oprah Winfrey cho tới Bill Gates, Warren Buffett hay Mark Zuckerberg – cho dù có bận rộn tới đâu, họ cũng dành ít nhất 1 giờ/ ngày (tức 5 giờ/ tuần) cho những hoạt động học tập, rèn luyện.
Với các nhà lãnh đạo mà tác giả Michael Simmons theo dõi, quy tắc 5 giờ thường dành cho 3 hoạt động chính: đọc, suy ngẫm và thử nghiệm.
1. Đọc
Một bài báo rừng viết rằng nhà sáng lập hãng thời trang thể thao Nike – Phil Knight dành sự tôn kính đặc biệt cho thư viện của mình đến mức bạn phải cởi giày và cúi đầu khi vào đó.
Oprah Winfrey cũng thừa nhận những cuốn sách góp phần đáng kể vào nhiều thành công cho bà. “Sách đưa tôi đến với tự do cá nhân” – nữ hoàng truyền thông từng nói. Oprah cũng chia sẻ thói quen đọc sách của mình với thế giới bằng câu lạc bộ sách.
Dưới đây là những thông tin về thói quen đọc sách của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công:
Warren Buffett dành 5-6 tiếng/ ngày để đọc 5 tờ báo và 500 trang báo cáo doanh nghiệp.
Bill Gates đọc 50 cuốn sách trong 1 năm.
Mark Zuckerberg đọc ít nhất 1 cuốn sách trong 2 tuần.
Mark Cuban đọc hơn 3 giờ/ ngày.
Arthur Blank – đồng sáng lập Home Depot đọc 2 giờ/ ngày.
Tỷ phú David Rubenstein đọc 6 cuốn sách/ tuần.
2. Suy ngẫm
CEO của AOL – Tim Armstrong yêu cầu nhóm nhân viên cao cấp của mình phải dành 4 giờ/ tuần để suy nghĩ. CEO của LinkedIn – Jeff Weiner cũng dành 2 giờ suy nghĩ mỗi ngày. Brian Scudamore – nhà sáng lập công ty trị giá 250 triệu USD O2E Brands thì dành 10 giờ/ tuần chỉ để làm việc này.
Khi Reid Hoffman cần tư vấn ý tưởng, ông gọi cho những người bạn: Peter Thiel, Max Levchin hay Elon Musk. Khi tỷ phú Ray Dalio mắc sai lầm, ông đăng nhập vào hệ thống và công khai nó với tất cả các nhân viên trong công ty. Sau đó, ông dành thời gian với nhóm của mình để tìm ra nguyên nhân sâu xa.
Trong một cuộc phỏng vấn, tỷ phú Sara Blakely cho biết bà có hơn 20 cuốn sổ tay để ghi lại những điều khủng khiếp đã xảy ra với mình.
3. Thử nghiệm
Google có chính sách cho phép nhân viên dành 20% thời gian làm việc để thử nghiệm những dự án mới. Trong khi đó, Facebook thì khuyến khích thử nghiệm bằng chương trình Hack-A-Months.
Ví dụ lớn nhất về sự thử nghiệm có thể là Thomas Edison. Ngay cả khi là một thần đồng nhưng Edison vẫn tiếp cận với những phát minh mới bằng sự khiêm tốn. Ông vạch ra mọi giải pháp có thể, sau đó kiểm tra từng giải pháp một. Theo các nhà viết tiểu sử, “mặc dù ông hiểu các lý thuyết ở thời đại của mình nhưng ông thấy chúng vô dụng trong việc giải quyết các vấn đề chưa được biết đến”.
Ông thực hiện phương pháp của mình một cách cực đoan đến nỗi đối thủ của ông – Nikola Tesla cũng phải bình luận như thế này về việc “thử và sai” của ông: “Nếu Edison phải tìm một cái kim trong đống rơm, thì ông ấy sẽ không dừng lại để phán đoán xem nó có khả năng nằm ở đâu nhiều nhất, mà với sự cần mẫn của một con ong, ông ấy sẽ ngay lập tức kiểm tra từng sợi rơm một cho tới khi tìm được cái kim”.
Nguyễn Thảo (Theo Medium)
Quy định nghiêm ngặt của các tỷ phú công nghệ với con cái
Sở hữu tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng Bill Gates đặt ra những quy định rất nghiêm ngặt về cách sử dụng công nghệ với con cái – tỷ phú đã chia sẻ điều này trong nhiều bài phỏng vấn.
">‘Quy tắc 5 giờ’
Dưới đây là những câu hỏi của độc giả và những chia sẻ của Minh Quang trong buổi trực tuyến chiều 19/2.
Võ Minh Quang giao lưu trực tuyến cùng độc giả Vietnamnet chiều ngày 19/2. Ảnh: Thanh Hùng Ngoài piano còn học 4 ngoại ngữ
- Trong gia đình Quang có ai theo con đường âm nhạc không? Cơ duyên bạn đến với piano thế nào?
Võ Minh Quang: Gia đình em không có ai theo con đường âm nhạc. Ông, bà, bố, mẹ em đều là kỹ sư, giáo viên nhưng cả nhà luôn ủng hộ em hết mình và tạo điều kiện cho em được học piano, đặc biệt là mẹ em. Tuy là không xác định học đàn chuyên nghiệp ngay từ đầu nhưng mẹ con em may mắn gặp được thầy giáo của em bây giờ. Được thầy yêu mến rèn dạy, động viên và định hướng nên mẹ đã cho em thi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để theo học piano chuyên nghiệp hơn. Trong quá trình học tập và rèn luyện, thầy và mẹ đã giúp em dần hiểu và yêu piano hơn mỗi ngày.
- Mỗi ngày Quang dành bao nhiêu thời gian cho việc luyện tập piano để đạt đến trình độ như ngày hôm nay?
Hiện tại, em đang học lớp chuyên Toán tại trường Giảng Võ. Ngoài thời gian học, em còn dành thời gian để đá bóng, đá cầu hàng ngày, bơi, vẽ tranh vào cuối tuần. Ngoài học Tiếng Anh, em còn dành thời gian học thêm 3 ngoại ngữ khác nữa nên thời gian học đàn của em rất linh hoạt.
Cứ có thời gian là em tập đàn chứ không nhất định là mỗi ngày phải tập bao nhiêu tiếng, trong khoảng thời gian nhất định là bao lâu.
- Ngoài chơi đàn piano, bạn có sở thích nào khác không?
Ngoài chơi đàn piano, em còn tham gia nhiều hoạt động thể thao khác như đá bóng, đá cầu, cầu lông, bơi... Trong đó, bóng đá là môn em yêu thích nhất.
- Khi chơi nhạc, cháu có cảm thấy hạnh phúc, nhẹ nhàng không? Có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán chường khi cứ chơi nhạc suốt ngày như thế không?
(Cười) Âm nhạc thường mang lại nhiều cảm xúc tươi mới. Trên sân khấu, cháu có cảm giác "bốc" và phiêu" hơn. Khi đi trả bài, luyện tập tại nhà, cháu tập trung vào nâng cao kỹ thuật. Ngoài học đàn, học văn hóa, cháu còn tham gia đá bóng, đá cầu, bơi, vẽ tranh, đọc sách, truyện …. Nên việc học, việc chơi với cháu luôn là sự vui vẻ vì được khám phá. Cháu luôn thích được đi học, cháu cũng không chán một môn học nào.
- Ai là người có ảnh hưởng nhất đến Minh Quang?
Người có ảnh hưởng nhất đến em là mẹ em. Mẹ là người nói chuyện và tâm sự với em nhiều nhất.
Mẹ là người hàng ngày chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ, đưa đón em đi học và cũng là người đón đưa em đến rất nhiều nơi, đi học, đi chơi, đi bơi, đi vẽ, đi thi… đều là mẹ đưa em đi.
- Tôi xin hỏi mẹ Quang: Chị kỳ vọng gì vào con của mình?
Mẹ Võ Minh Quang: Thật ra bố mẹ nào cũng kỳ vọng vào con chứ không chỉ riêng bản thân tôi.
Tôi luôn dành cho con sự chăm sóc, yêu thương ân cần nhất có thể. Mong muốn con luôn khỏe mạnh, an vui, hiếu nghĩa, hiểu được những vất vả mà ông bà, bố mẹ, thầy cô… đã vun đắp, bồi dưỡng cho con mà cố gắng học tập, rèn luyện.
Học piano phải đánh đổi không được học các môn khác
Mẹ Quang cho biết cậu con trai là một cậu bé rất thích học. Ảnh: Thanh Hùng
- Quang dành thời gian để chơi piano thì việc học văn hóa có bị ảnh hưởng không?Trong mỗi tiết học, em thường tập trung ghi nhớ và hiểu bài, làm bài ngay tại lớp nên hiện tại em cũng chưa gặp khó khăn gì trong việc học văn hóa. Trong năm học qua, em vẫn đạt học bổng loại 1 ở cả 2 trường (ngoài trường THCS, Quang hiện đang theo hệ trung cấp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - PV).
- Với nhiều thành tích và năng khiếu như thế, dường như gia đình đã định hướng rằng em phải trở thành một nghệ sĩ. Em có cảm thấy như thế không? Em có muốn trở thành ai khác ngoài việc là một nghệ sĩ không? Ví dụ như là cầu thủ đá bóng, kỹ sư, doanh nhân chẳng hạn…
Từ khi 5 tuổi rưỡi, mẹ đã cho em học võ wushu, cờ vua, cờ tướng, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, organ … Hè năm ngoái, mẹ còn thưởng cho em đi học 1 khóa học lập trình. Món nào em cũng thích và khi học đều đạt được những thành tích nhất định như em cũng từng đi thi cờ vua, thi võ đạt huy chương bạc thành phố, thi organ đạt giải nhất thành phố.
Các môn cầu lông, đá cầu, bóng bàn do ít thời gian tập quá nên em chưa vượt qua cấp trường…
Toán, tiếng Anh em cũng từng đạt giải nhất, nhì Quận và đi thi thành phố dù chưa có giải cao nhưng piano vẫn là sự lựa chọn và yêu thích số 1 của em.
- Nhiều người cho rằng Quang là “thần đồng, thần kim cương”. Làm “thần đồng, thần kim cương” nhìn chung là sướng hay khổ hả Quang? Anh nghe nói, thần đồng là hay bị mất tuổi thơ lắm?
Thực ra thì danh hiệu "thần đồng", "thần kim cương" mà thầy hay các cô bác thường đùa gọi cháu, không làm thay đổi gì cuộc sống của cháu cả.
Mẹ cháu cũng hay gọi cháu và em trai cháu là "Con ỉn kim cương của mẹ ơi" vì hai anh em cháu cùng ăn rất nhiều. Cháu cũng không nghĩ cháu là thần đồng, hay thần kim cương vì những giải thưởng, phần thưởng mà cháu đạt được đều là do cháu được mẹ cho đi học và rèn luyện mà có.
- Mất nhiều thời gian dành cho piano, bạn có phải đánh đổi điều gì không?
Do phải dành thời gian để tập đàn, theo học cân bằng giữa 2 trường nên em dần phải bỏ bớt một số môn ngoại khóa mà em đã từng rất thích như võ wushu, cờ vua, bóng rổ....
Kết quả của Minh Quang:
- Giành nhiều giải thưởng âm nhạc trong nước và quốc tế, tiêu biểu: Giải Nhất bảng A cuộc thi “The 1st China-Asean Teenages Piano Competition” (Trung Quốc, 2015); Giải Nhất cuộc thi “Piano quốc tế Mozart” lần thứ 8 diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) bảng 13-18 tuổi dù Quang mới 12 tuổi (năm 2018).
- Giải Nhất bảng B (13-17 tuổi) cuộc thi “Piano quốc tế Chopin” lần thứ 4 (Thái Lan, 2017); Giải Nhất bảng 3 “Dòng nhạc thế kỷ XIX” và giải Nhất “Dòng nhạc thế kỷ XX” cuộc thi “Dòng nhạc của các thế kỷ” lần thứ 3 (Anh, 2018); Giải nhất bảng 3 cuộc thi “Tài năng trẻ châu Á và châu Đại Dương” lần thứ 2 (Anh, 2018)…
Ban Giáo dục (Thực hiện)
Trực tuyến với các đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu 2018
Quang vẫn đạt học bổng loại 1 ở cả 2 trường nhạc và lớp chuyên toán, ngoài ra còn học thêm 2 ngoại ngữ; H'Hen Nie đang xây thêm thư viện...
">Tài năng piano nhí Võ Minh Quang: 'Cháu không chán một môn học nào'
- - Trường ĐH mở TP.HCM, ĐH Bạc Liêu chính thức công bổ điểm trúng tuyển.
XEM ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNGTẠI ĐÂY
Trường ĐH mở TP.HCM:
Năm 2014, ngành Luật kinh tế có điểm cao nhất là 18 điểm. Xếp kế đến là cácngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán: lấy 17 điểm.
Riêng các ngành ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nhật: mônngoại ngữ hệ số 2 và phải đạt mức điểm xét tuyển cơ bản (mức 2) 14 điểm (tổngđiểm chưa nhân hệ số).
Ngành Khối Điểm chuẩn - Khoa học máy tính A, A1, D1 15,5 - CNKT Công trình xây dựng A, A1 14 - Quản lý xây dựng A, A1, D1 14 - Công nghệ Sinh học A, A1 B
14 15
- Quản trị kinh doanh A, A1, D1 17 - Kinh tế A, A1, D1 15,5 - Tài chính ngân hàng A, A1, D1 17 - Kế toán A, A1, D1 17 - Hệ thống thông tin quản lý A, A1, D1 14,5 - Luật kinh tế A,A1, C, D1 18 - Đông Nam á học A,A1, C, D1, D4 14,5 - Xã hội học A,A1, C, D1 14,5 - Công tác Xã hội A, A1, C,D1 14,5 - Ngôn ngữ Anh D1 20 (Ngoại ngữ nhân hệ số 2) - Ngôn ngữ Trung Quốc D1,D4 19 (Ngoại ngữ nhân hệ số 2) - Ngôn ngữ Nhật D1, D4, D6 22 (Ngoại ngữ nhân hệ số 2) Trường ĐH Bạc Liêu công bố mức điểm xét trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1) vàmức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) các ngành đào tạo bậcĐH, CĐ năm 2014.
Theo đó, mức điểm xét trúng tuyển NV1 và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển NVBScó 2 mức điểm giành cho thí sinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ và thí sinh khôngthuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Cụ thể, ở bậc ĐH, đối với thí sinh không thuộc khu vực Tây Nam Bộ, các ngànhkhối A, A1, C, D1 mức điểm trúng tuyển NV1 và mức điểm xét tuyển NVBS là 13 điểm;khối B là 14 điểm .
Đối với thí sinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, mức điểm trúng tuyển NV1 và mứcđiểm xét tuyển NVBS các ngành khối A, A1, C, D1 là 12 điểm; khối B là 13 điểm.
Các ngành đào tạo bậc ĐH: Sư phạm Hóa (A, A1), Sư phạm Sinh (B), Công nghệthông tin (A, A1), Quản trị kinh doanh (A, A1, D1), Kế toán (A, A1, D1), Tàichính ngân hàng (A, A1, D1), Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam (C), Nuôi trồng thủysản (A, A1, B), Chăn nuôi (A, A1, B), Bảo vệ thực vật (A, A1, B), Ngôn ngữ Anh(D1).
Ở bậc CĐ, đối với thí sinh không thuộc khu vực Tây Nam Bộ, các ngành khối A,A1, C, D1 mức điểm trúng tuyển NV1 và mức điểm xét tuyển NVBS là 10 điểm; khối Blà 11 điểm.
Đối với thí sinh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, mức điểm trúng tuyển NV1 và mứcđiểm xét tuyển NVBS các ngành khối A, A1, C, D1 là 9 điểm; khối B là 10 điểm.
Các ngành đào tạo bậc CĐ: Công nghệ thông tin (A, A1), Nuôi trồng thủy sản(A, A1, B), Kế toán (A, A1, D1), Việt Nam học- chuyên ngành Hướng dẫn viên dulịch (C, D1), Sư phạm Tiếng Anh (D1), Sư phạm Tiểu học (C), Sư phạm Toán (A,A1).
Riêng ngành Giáo dục Mầm non (khối M) ở bậc CĐ, mức điểm xét trúng NV1 là13,5 điểm. Trường không xét tuyển NVBS đối với ngành này.
Trường áp dụng mức điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, điểmcộng ưu tiên khu vực đối với KV1: 1,5 điểm; KV2-NT: 1 điểm; KV2: 0,5 điểm.
Điểm cộng ưu tiên đối tượng đối với ĐT1: 2 điểm; ĐT2: 2 điểm.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, sau khitrúng tuyển phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức.
Nguyễn Hiền
">Điểm chuẩn ĐH mở TP.HCM, Bạc Liêu
Nhận định, soi kèo Napoli vs Hellas Verona, 02h45 ngày 13/1: Đạp đáy giữ đỉnh
Thủ tướng Prayut cũng kêu gọi công chúng tải và chia sẻ các chương trình ứngdụng trên điện thoại có các bài phát biểu của nhà vua.
Nhà lãnh đạo này nói, các ứng dụng điện thoại do Bộ Công nghệ thông tin vàtruyền thông, ban điện tử chính phủ và văn phòng thư ký riêng của nhà vua pháttriển. Ứng dụng gồm 9 mục về các bài phát biểu của nhà vua, như giáo dục, sựcông bằng, đoàn kết, trách nhiệm, vì sự tốt đẹp của cộng đồng, phát triển, khảnăng, đức tính tốt, hạnh phúc và thiện chí.
Những đề xuất mừng sinh nhật nhà vua được đưa ra hôm 6/12. Chính phủ Tháiđịnh tổ chức 9 sự kiện để mừng sinh nhật của nhà vua.
Trong khi đó, nhà vua Bhumibol Adulyadej phải hủy việc xuất hiện trước côngchúng nhân dịp sinh nhật theo lời khuyên của bác sĩ.
- Hoài Linh
Người Thái được khuyến khích mặc áo vàng cả tháng 12
Đức Phúc kết hợp với nhóm nhạc 911 để cover bản nhạc I do, không có nhiều khác biệt so với bản gốc.
Cách thức sản xuất mà Khắc Hưng sử dụng cũng không có nhiều khác biệt trong những sản phẩm trước: Vẫn sử dụng chủ đạo là piano dẫn dẫn nhịp điệu, cài cắm những âm trống, kick rất nhẹ nhàng để tạo bầu không gian rực sáng và hạnh phúc. Còn lại, về kết cấu và giai điệu cũng tuân thủ khá chặt chẽ với bản gốc mà không có sự thay đổi quá nhiều.
Về mặt tích cực, điều này có thể giúp Đức Phúc dễ dàng tiếp cận với lượng khán giả đã yêu thích bài hát từ trước.I do đã là những giai điệu quen thuộc với khán giả đại chúng, dù có chủ động nghe hay không thì bài hát cũng được vang lên khắp nơi và chắc hẳn ai cũng đã từng lướt qua ít nhất một lần.
Việc sản xuất một bài hát mang tinh thần đám cưới, hạnh phúc và vui vẻ cho một ca khúc ballad cũng khó để đi quá xa khỏi những âm thanh mà Khắc Hưng vẫn làm. Thế nên, cách làm nhạc này có thể đảm bảo vững chắc cho bài có thể lan tỏa mạnh mẽ.
Tuy nhiên, ngược lại, hướng đi âm nhạc ngay từ đầu của Đức Phúc và ekip tỏ ra quá sức an toàn và không đem lại sự mới mẻ nào cho Vpop.
Chỉn chu nhưng thiếu sự sáng tạo
Thẳng thắn mà nói,Em đồng ýkhông thể coi là một single mới. Về bản chất, nó chỉ là một bản làm lại I dosử dụng bản phối khác và thêm thắt một số ca từ tiếng Việt. Thậm chí, dấu ấn của Đức Phúc trong bài cũng không quá nhiều khi thời lượng phần hát solo của anh so với nhóm nhạc 911 là ít ỏi và âm lượng cũng như sức nặng trong giọng hát của các thành viên đủ sức che lấp Đức Phúc trong những màn hòa giọng.
Quay lại thời điểm năm 2020, Hơn cả yêucủa Đức Phúc có thể xem là một cú đột phá trong mảng ballad tại Việt Nam khi anh cùng Khắc Hưng có thể thoát ra lối mòn của việc làm một bản nhạc buồn bã, ủy mị mà vẫn thành công, mở ra một phương thức tạo hit mới.
Đến Ngày đầu tiên, bài hát tiếp nối được thành công trước đó cùng phần sản xuất được nâng cấp với những lớp âm thanh cũng như nhịp điệu mới lạ, thú vị hơn, phần hình ảnh thì đầu tư hoành tráng được khán giả bàn tán liên tục trong một thời gian dài.
Đức Phúc dễ dàng bị các thành viên 911 che khuất trong màn hòa giọng.
Tuy nhiên, đến vớiI do, sự sáng tạo gần như đã dừng lại, thậm chí đi lùi. Làm mới một bản nhạc quen thuộc với rất ít những yếu tố thực sự “mới”, Đức Phúc và Khắc Hưng không mang đến cho bài một đặc điểm gì thực sự ấn tượng để giúp bài tách biệt với phiên bản gốc.
Bài hát vẫn sẽ rất thành công bởi trong một thị trường nhiều nhạc buồn như Vpop, nơi các bài nhạc vui hiếm hoi dành cho đám cưới như thế này là không nhiều. Tuy nhiên, khi phát I do và Em đồng ý lên trong cùng một buổi lễ, có lẽ không ít khán giả sẽ cho rằng đó là một sự trùng lặp.
Em đồng ývẫn là một sản phẩm âm nhạc chỉn chu bởi Đức Phúc, nhóm 911 hay Khắc Hưng đều là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với một discography ít ỏi như của Đức Phúc, một single không khác gì một bản cover là điều khán giả không mong chờ.
Nó cho thấy sự lao động trong âm nhạc của anh ở sản phẩm này khá thiếu thốn. Sản phẩm có nhiều tính toán nhưng chính sự toan tính đó, đôi khi đã che lấp đi sự sáng tạo.
(Theo Zing)
">Cái khó của Đức Phúc
Chari Plumeri, giám đốc Trung tâm Ryan chơi với trẻ ngoài trời Chally Grundwag – một chuyên viên tâm lý – ngồi đối mặt với 3 giáo viên đang ngồi quanh chiếc bàn dành cho học sinh mầm non. Bà hỏi cả nhóm: “Mẫu trẻ nào thực sự khiến bạn nổi điên?”
Họ suy nghĩ một lúc rồi một người trả lời: “Những đứa trẻ hay khóc”. “Tôi chỉ muốn nói với chúng rằng ‘Im đi. Rồi con sẽ ổn thôi. Nhưng cô thì không thể”.
Một đứa trẻ đang khóc có thể là thách thức phổ biến với phụ huynh, nhưng với giáo viên – khi phải đối mặt với hơn một chục tình huống diễn ra cùng lúc như vậy, căng thẳng có thể nổ ra. Và những giáo viên bị choáng ngợp có thể phản ứng theo cách làm trẻ khó chịu hơn, tạo ra một vòng tròn căng thẳng khiến tỷ lệ bị đình chỉ và đuổi học đối với trẻ mầm non ngày càng cao. Đó là lý do tại sao Grundwag đang cố gắng giúp họ.
“Bạn làm gì trong trường hợp đó?” – Grundwag hỏi các giáo viên đang chia sẻ nỗi thất vọng của mình với bà.
“Tôi nói ‘Con có thể khó chịu. Con có thể khóc. Cô sẽ ở ngay đây’” – một giáo viên trả lời.
“Chúng tôi cho bọn trẻ biết rằng chúng tôi ở đây để giúp chúng” – Linda Aguilar, chủ một nhóm trẻ mầm non, một trong 50 trung tâm giữ trẻ mà Kidango đang quản lý ở khu vực Vịnh San Francisco. Hầu hết các trường ở đây phục vụ đối tượng gia đình thu nhập thấp. “Chúng tôi cố gắng để tâm mọi lúc mọi nơi bởi vì bạn không bao giờ biết được chuyện gì sẽ xảy ra”.
Grundwag gật đầu đồng ý.
Bà đã làm việc với nhóm này và 20 giáo viên cũng như hiệu trưởng trường mầm non khác trong khu vực kể từ khi bắt đầu năm học.
Bà Chally Grundwag, chuyên viên tâm lý đang nói chuyện với cô giáo Chari Plumeri Grundwag có bằng thạc sĩ về tư vấn tâm lý. Bà cho biết, một số giáo viên mầm non có thể làm những việc khiến hành vi của trẻ trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như nói về thái độ của trẻ trước mặt một đứa trẻ khác, hoặc nói to, khiến trẻ xấu hổ trước mặt các bạn. Bà Grundwag cho rằng, làm việc với các tư vấn viên tâm lý sẽ giúp giáo viên có cơ hội trút giận, chia sẻ và hiểu được nhu cầu của trẻ thay vì cảm thấy thất vọng, cô đơn và thiếu kiểm soát.
Cứ mỗi ngày thứ Ba, bà Grundwag dành hàng giờ ở đây – tại Trung tâm Dorsa của Kidango và một trung tâm khác gần đó. Bà tương tác với trẻ em, quan sát các giáo viên và giúp các thành viên trong nhóm phát triển các chiến lược để xử lý những hành vi khó mà không cần phải la hét, phạt hay đình chỉ. Bà cũng gặp gỡ các gia đình để chia sẻ thông tin về sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ, nếu cần thì thăm trẻ tại nhà.
Một trong những phần quan trọng nhất trong công việc của bà là trị liệu cho các giáo viên. Bà lắng nghe họ nói về những thách thức, đưa ra lời khuyên nếu cần và khen ngợi họ về những việc mà họ đã làm tốt.
Mùa thu năm ngoái, cựu thống đốc bang California – ông Jerry Brown đã ký đạo luật hỗ trợ thêm các tư vấn viên tâm lý – những người giống như bà Grundwag – cho các nhóm trẻ và trường mầm non công lập. Mục tiêu của sự hỗ trợ này là giúp các giáo viên giữ được bình tĩnh và tập trung trong lớp học, xử lý những thách thức khó khăn nhất với lũ trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu tính trên toàn nước Mỹ, sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý có thể giúp giảm tỷ lệ đình chỉ và cho trẻ nghỉ học ở trường mầm non. Năm 2016, khoảng 50.000 trẻ mầm non bị đình chỉ ít nhất 1 lần, và ít nhất 17.000 trẻ bị cho nghỉ học – theo Trung tâm Tiến bộ Hoa kỳ dựa trên số liệu của Khảo sát quốc gia về Sức khoẻ trẻ em năm 2016.
Trẻ em da đen và các bé trai là đối tượng có xu hướng bị đình chỉ nhiều hơn, một thực tế cho thấy sự thiên vị chủng tộc trong ngành giáo dục. Đình chỉ học không cải thiện được hành vi của trẻ và có thể gây ra những hậu quả lâu dài. Những đứa trẻ bị đình chỉ ở cấp mầm non có xu hướng bỏ học trung học nhiều hơn và sau đó bị tống giam nhiều hơn.
Những tác phẩm của trẻ treo trên tường trung tâm chăm sóc trẻ Kidango
Luật mới của bang California sẽ tăng ngân sách mà một trung tâm hoặc trường mầm non nhận được lên 5%/ trẻ nếu trung tâm đó có dịch vụ tư vấn tâm lý.
Một lời khuyên đơn giản từ chuyên gia tâm lý cũng có thể làm thay đổi cả giáo viên và học sinh. Ví dụ như trường hợp một bé trai khóc suốt 7 tiếng từ lúc đến lớp tới lúc tan học bất kể giáo viên có làm gì đi chăng nữa. Một trong số các giáo viên ngày càng chán nản và bỏ cuộc. Cô quyết định dành sự tập trung cho những đứa trẻ khác. Một giáo viên khác tiếp tục cố gắng, nhưng cô cũng cảm thấy mình đang thất bại. Cô bắt đầu mất kiên nhẫn.
Đó là lúc Tena Sloan – một nhà trị liệu được cấp phép – ghé thăm. Bà và một tư vấn viên khác đã gặp gỡ bố mẹ đứa trẻ, sau đó họ cùng nhau ngồi xuống lắng nghe các giáo viên nói. Ngay lập tức, họ phát hiện ra rằng ở ngôi trường trước đó, cậu bé từng bị nhốt trong tủ khi cư xử không đúng mực. Chấn thương đó rõ ràng đã gây ám ảnh với cậu bé, bà Sloan nhớ lại. “Đứa trẻ không biết rằng những giáo viên này sẽ an toàn với nó”.
Gần như ngay lập tức, 2 giáo viên kia cảm thấy đồng cảm với cậu bé. Họ trở nên kiên nhẫn hơn và có động lực để giúp cậu bé hoà nhập. Với sự giúp đỡ của các tư vấn viên, họ lên kế hoạch tập trung vào nhu cầu của trẻ. Thay vì khuyến khích cậu bé tham gia các hoạt động, họ ngồi cạnh để cho cậu bé biết rằng mình không cô đơn. Họ tìm được một đứa trẻ khác trong lớp có thể nói tiếng mẹ đẻ của cậu, khiến cậu cảm thấy thoải mái hơn. Cậu bé vẫn tỏ ra khó khăn, nhưng dần dần cảm thấy thoải mái hơn.
Giáo viên mầm non thường được trả lương thấp và phải làm việc trong môi trường đòi hỏi khắt khe, đáp ứng nhu cầu của hàng chục đứa trẻ mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy giáo viên mầm non có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao hơn các giáo viên cấp học khác cùng tuổi. Một nghiên cứu kết luận rằng, gần ¼ giáo viên đến các trung tâm tâm lý đang ở mức độ trầm cảm nặng.
Những thách thức này có thể khiến giáo viên bỏ nghề. Một số báo cáo cho biết tỷ lệ giáo viên mầm non bỏ nghề mỗi năm là khoảng 40% - gần gấp đôi tỷ lệ giáo viên các cấp học khác.
Theo một cuộc khảo sát mới đây về các chương trình tư vấn sức khoẻ tâm thần được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Con người và Trẻ em, ĐH Georgetown, các nghiên cứu viên phát hiện ra rằng, ít nhất 20 tiểu bang có sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý cho trường mầm non ở một mức độ nào đó, và 11 tiểu bang có chương trình ở tất cả các trường.
Mặc dù California đã có những bước tiến đầy hứa hẹn, song chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian nữa để một tiểu bang lớn có thể đặt ra các quy chuẩn về dịch vụ tư vấn sức khoẻ tâm thần. Cũng có thể sẽ rất khó để tìm được những chuyên gia tâm lý đủ kinh nghiệm để làm việc cho các nhóm trẻ công lập của tiểu bang.
Chị Linda Aguilar, giám đốc trung tâm chăm sóc trẻ em Kidango ở San Jose, nhớ lại một cậu bé từng có hành vi đấm giáo viên và các bạn. Hành vi ấy khiến cậu bị đình chỉ bởi một số trung tâm trước khi đến với lớp học của chị. Nhưng với sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, chị đã tạo một “hộp công cụ” - thứ có thể giúp cậu bé lấy lại bình tĩnh và giải phóng năng lượng. Aguilar đã cho vào hộp một quả bóng, một con gấu bông, chiếc máy thổi bong bóng và những món đồ chơi nhỏ khác giúp cậu bé xao nhãng và bình tĩnh lại khi tức giận.
Ngoài việc giúp cậu bé chuyển hướng hành vi, cách này cũng có tác động rõ ràng tới đứa trẻ. “Sau khi cậu bé biết rằng sẽ không bị chúng tôi đuổi ra, hành vi của đứa trẻ bắt đầu thay đổi” – chị nói.
Nguyễn Thảo (Theo NBC News)
">Mỹ: 50.000 trẻ mầm non bị đình chỉ học mỗi năm