Trước cơn bão game show đang ào ào lũ lượt đổ về trên khắp các kênh truyền hình giải trí thì Sao Mai vẫn giữ được tính chất như 1 cuộc thi hát đúng nghĩa và ít nhiều còn giữ chân được một bộ phận khán giả dù không còn ở thế thượng phong như trước đây.
Trọng Tấn thăng hoa,ínhphòngrựcsángvớiVõHồngQuâaston villa đấu với brentford Mỹ Tâm xuống phong độ
Những người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" ngủ vạ vật trong cửa hàng.
Cuộc sống ăn đồ thừa, ngủ vạ vật
Một người đàn ông mặc áo phông xanh gây chú ý khi đứng dậy, rời khỏi nhóm đang tụ tập để tìm kiếm đồ ăn trên những chiếc đĩa khách vừa bỏ lại. Anh ta ngó qua từng đĩa, lắc lắc các ly đồ uống để kiểm tra.
Trong khoảng 1 tiếng, người này đã lục tung 5 đĩa đồ ăn thừa nhưng cũng chỉ tìm được một chút đồ ăn và nước uống còn sót lại.
21h, khách về dần, càng dễ nhận ra nhóm người "chiếm chỗ". Đặc điểm chung của những người này đều mặc áo phông ngắn tay, đi giày thể thao và mang ba lô.
Sau một hồi tìm kiếm, người đàn ông mặc áo phông xanh cuối cùng tìm được một phần ăn thừa còn khá đầy đặn. Anh ta quay về nhập hội với nhóm "chiếm chỗ", ngồi xuống mải mê lướt điện thoại cho tới khi quán đóng cửa lúc 23h.
"Bộ lạc chiếm chỗ" đã tìm được cách tồn tại trong khu vực cửa hàng KFC, bởi nơi này nằm trong khu thương mại Từ Gia Hối phồn hoa, diện tích mặt bằng lớn, có điều hòa, mạng Internet và ổ cắm điện miễn phí.
Nhiều người nằm lì cho tới khi quán đóng cửa.
Ngoài những người thuộc "bộ lạc", trong cửa hàng còn có học sinh, sinh viên tới làm bài tập, những nhóm khởi nghiệp trẻ ngồi bàn kế hoạch kinh doanh, những đôi nam nữ tìm chỗ nghỉ chân sau khi đi dạo hay mua sắm...
Nhân viên tại đây đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng và không can dự quá sâu vào vấn đề cá nhân của họ.
Nhiều khách hàng thường xuyên cũng thẳng thắn cho biết họ không lạ gì với những người trong "bộ tộc chiếm chỗ" nhưng không lấy làm khó chịu.
Mặc dù những người "chiếm chỗ" hiếm khi gọi đồ ăn và tìm thức ăn thừa, họ không gây trở ngại, phiền hà cho thực khách khác. Ngược lại, những người này cố gắng giảm bớt sự tồn tại trong mắt người khác, cố gắng tỏ ra mình là một vị khách bình thường.
Những vị khách "chiếm chỗ" thỉnh thoảng có nói chuyện với nhau nhưng thực ra không quen biết hay thân thiết.
Cuộc sống tạm bợ
Một người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" tự giới thiệu đến từ Cáp Nhĩ Tân, đã làm việc ở Thượng Hải 5 năm. Ông kiếm sống bằng nghề trang trí, lắp đường ống nước hay lắp đặt đồ đạc. Khi không có việc, ông tới quán KFC để "ngồi đồng".
Người đàn ông cố gắng tiết kiệm chi phí hết mức. Ông chỉ thuê chỗ ngủ với giá 20 tệ/ngày, có thể tìm thuê trên mạng. Ông ăn uống dè sẻn, tới quán để kiếm đồ ăn thừa. Ông tìm việc qua người quen hoặc trung gian nhưng chỉ nhận những nơi không thu phí môi giới.
Những người giống như người đàn ông trên thường rời quán lúc 22h để kịp bắt xe về chỗ ngủ. Cũng có người ngồi tới khi quán đóng cửa, họ là những người vô gia cư.
Còn trẻ khỏe nhưng nhiều người không đi làm mà chọn cuộc sống tạm bợ.
Người đàn ông mặc áo phông xanh cũng là một kẻ sống cảnh "màn trời chiếu đất". Anh không muốn thuê giường ngủ với giá 20 tệ vì cho rằng trong căn nhà thuê chung có rất nhiều kẻ bừa bộn, sống phức tạp, anh thích ở ngoài trời hơn.
"Tôi không thuê nhà, cũng chẳng có việc làm. Phần lớn thời gian tôi đi chơi, dạo bộ và tới quán để ngồi".
Một người đàn ông trong "bộ lạc chiếm chỗ" nói rằng anh không thể đi làm vì mất chứng minh nhân dân. Nhưng khi phóng viên đề nghị giúp đỡ, người này lại kiên quyết từ chối.
Đây không phải lần đầu tiên có nhóm người "chiếm chỗ" tại khu vực kinh doanh, nơi công cộng ở Trung Quốc. Nhiều người bất mãn cho rằng đó là hành vi thiếu văn minh, chiếm dụng tài nguyên của doanh nghiệp.
Một số ý kiến khác cho rằng vấn đề không phải "bộ lạc chiếm chỗ" gây ảnh hưởng tới người khác mà nằm ở cách họ đối xử tệ với bản thân. Những người khỏe mạnh, đang ở tuổi lao động lại muốn ngồi im, lười lao động, ăn đồ thừa, sống vạ vật là điều khó chấp nhận.
Theo Zing
Chàng công nhân thất nghiệp bỗng dưng trở thành ngôi sao TikTok
Với 100 triệu người theo dõi trên TikTok, Khaby Lame trở thành tài khoản được theo dõi nhiều thứ 2 trên thế giới.
- Được xướng danh như là những lãnh đạo trẻ nổi bật của ASEAN, anh, chị nghĩ như thế nào về hai chữ “lãnh đạo”? Công việc hiện tại đã định hình tư duy và phong cách lãnh đạo của anh, chị như thế nào?
Ken Trần:Đam mê của tôi không chỉ là khởi nghiệp, mà còn là xây dựng một doanh nghiệp bền vững. Đối với tôi, tinh thần đồng đội có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng một doanh nghiệp có nội lực phát triển mạnh mẽ. Tôi mong muốn được thấy mọi người học hỏi, phát triển bản thân và cùng nhau đạt được những thành tựu mới. Khi dẫn dắt các nhóm làm việc, tôi nhận ra rằng, việc truyền đạt thông tin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Càng minh bạch và cởi mở bao nhiêu, hiệu quả làm việc của nhóm càng được cải thiện bấy nhiêu.
Tracy Nguyễn:Tôi rất may mắn nhận được sự cố vấn của những nhà lãnh đạo tuyệt vời ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp. Đó là những người đã hỗ trợ, tin tưởng để tôi mạnh dạn thử thách chính mình. Hành trình đã qua dạy tôi rằng: “Bạn không cần phải là một “nhà lãnh đạo” để có thể dẫn dắt người khác một cách hiệu quả”. Và đó cũng là lý do tôi say mê với công tác trao quyền cho giới trẻ, thông qua cố vấn và thúc đẩy khả năng tự lãnh đạo. Khi ấy, việc lãnh đạo sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của tổ chức - như chính cách các bằng hữu AYF đang thực hiện, nhằm dẫn dắt những thay đổi to lớn trong cộng đồng, tại các quốc gia, trên toàn khu vực và rộng hơn nữa.
- Vậy trải nghiệm ở AYF 2021 đã giúp ích gì vào những mục tiêu và kế hoạch trong tương lai của anh, chị? Nhất là trên phương diện bền vững, ở quy mô quốc gia và khu vực.
Ken Trần:Chương trình là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã có cơ hội kết nối với những nhà lãnh đạo trẻ ưu tú trên khắp khu vực, có được những hiểu biết sâu sắc từ các nhà hoạch định chính sách cấp cao và mở mang tầm mắt của mình.
Cả hai ghé thăm Insectta - trại nuôi côn trùng ở vùng đô thị đầu tiên tại Singapore
Ngay sau chương trình, cộng đồng bằng hữu đã cùng nhau lên kế hoạch cho nhiều dự án và sáng kiến tại Singapore và các quốc gia ASEAN, theo sát các chủ điểm có tính thời sự của khu vực như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, số hóa, phục hồi và phát triển hậu Covid-19. Với xuất phát điểm và kinh nghiệm đa dạng, chắc chắn chúng tôi có thể hợp tác để đem đến những tác động mạnh mẽ cho cộng đồng ASEAN.
Tracy Nguyễn:Trải nghiệm AYF thực sự là vượt ngoài mong đợi của chúng tôi. Tôi vô cùng tâm đắc với những cuộc đối thoại với các nhà hoạch định cấp cao. Đó là cơ hội để chúng tôi lên tiếng về các vấn đề nổi cộm; đồng thời hiểu hơn về quy trình thảo luận đằng sau những chính sách, quyết sách của cấp lãnh đạo. Tôi cũng đặc biệt ngưỡng mộ tinh thần và ý chí của những nhà sáng lập doanh nghiệp xã hội mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc trong chương trình.
- Anh, chị nhận ra thông điệp gì từ hành trình AYF 2021? Anh, chị đã có kế hoạch cụ thể cho dự án nào tại Việt Nam chưa?
Ken Trần:Chắc chắn tinh thần của AYF sẽ theo tôi mãi về sau, với tư cách là một thành viên của Hội Bằng hữu trẻ ASEAN, để cùng nhau củng cố bản sắc chung của khu vực và xây dựng một tương lai bền vững. Việt Nam luôn nằm trong kế hoạch mở rộng của tôi. Tôi vô cùng hào hứng với ý tưởng thực hiện các dự án tái chế và công nghệ thực phẩm trên chính quê hương mình.
Thăm trang trại năng lượng mặt trời nổi
Tracy Nguyễn:Tôi đã học được rất nhiều về hợp tác tin cậy, trao quyền cho thanh niên và sáng tạo số phục vụ cho một tương lai bền vững. Quan trọng hơn cả, tôi được truyền cảm hứng bởi những người bạn tài giỏi, mang tư duy đổi mới và nguồn năng lượng tích cực.
Tôi mong muốn được hợp tác với những người bạn AYF trong các dự án vì cộng đồng, trao quyền cho giới trẻ tại Việt Nam thông qua: các buổi nói chuyện, webinar, cố vấn cá nhân cũng như chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp xã hội. Việt Nam sẽ là một trong những nơi đầu tiên chúng tôi thí điểm triển khai các sáng kiến cấp khu vực của mình.