-
Nhận định, soi kèo Feyenoord vs PEC Zwolle, 02h00 ngày 26/4: Không được phép mất điểm
-
Bi hài chuyện lấy chồng, làm mẹ của 9X mê game
-
Các cây đàn quý hiếm có giá trị hàng trăm ngàn đô đến hàng triệu đô được mang tới thủ đô Hà Nội lần này bởi chính các giám khảo, nghệ sĩ biểu diễn danh tiếng và những thí sinh dự thi.Trên thế giới những cây đàn quý thường hay thuộc quyền sở hữu của Chính phủ, ngân hàng hay của các nhà sưu tập. Những nghệ sĩ thành danh, có uy tín lâu năm và đoạt giải thưởng cao nhất tại các cuộc thi lớn quốc tế thường hay được các tổ chức này cho mượn đàn để biểu diễn và điều này thường được ghi rõ trong các ấn phẩm quảng cáo về chương trình biểu diễn của nghệ sĩ. Chỉ một số ít các nghệ sĩ trên thế giới mới có may mắn sở hữu riêng những cây nhạc cụ quý hiếm này.
Các cây đàn cổ luôn được cái nhà sưu tầm săn tìm và được các nghệ sĩ lớn sử dụng. Tuy nhiên, người yêu nhạc Việt Nam sẽ có cơ hội thưởng thức âm thanh từ các cây đàn cổ của Guarnerius, Stradivarius, Guadanini, Gagliano, Storioni, Collin – Mezin... do các thành viên Ban giám khảo và thí sinh mang đến Cuộc thi âm nhạc Quốc tế cho Violon & Hoà tấu thính phòng tại Hà Nội vào tháng 8. Đây là điều khá đặc biệt vì ngay cả trên thế giới cũng không quá nhiều dịp các cây đàn được tập trung để biểu diễn cho mọi người thưởng thức như vậy.
 |
Giám khảo Viktor Tretyakov. |
Giám khảo Viktor Tretyakov – Chủ tịch hội đồng giám khảo bảng Violon - đang chơi cây đàn do Nicolo Gagliano chế tác năm 1772. Còn giám khảo Chen Xi - giảng viện Violon tại Nhạc viện Quốc Gia Trung Quốc đang chơi cây đàn Pietro Guarneri của Mantua được làm năm 1690. Nghệ sĩ Violon, giám khảo Kyung Sun Lee đã theo học cùng với Nam Yun Kim, Sylvia Rosenberg, Robert Mann và Dorothy Delay hiện đang biểu diễn trên cây đàn Joseph Guarneris, được làm từ năm 1723.
Giám khảo Vilmos Szabadi - người từng phát hành 59 sản phẩm âm nhạc với rất nhiều công ty thu âm trên toàn thế giới thường xuyên biểu diễn trên cây đàn do nghệ nhân Laurentius Storioni chế tác năm 1778. Nghệ sĩ Stephanie Chase thường biểu diễn với vai trò nghệ sĩ độc tấu violin kiêm chỉ huy dàn nhạc. Cây đàn violin của cô được làm vào năm 1742 bởi Petrus Guarnerius ở Venice và cây archet được thực hiện bởi Dominique Peccatte.
 |
Giám khảo Vilmos Szabadi. |
Lâu nay, violon là nhạc cụ phổ biến nhất trong bộ đàn dây và dàn nhạc giao hưởng. Cho dù bây giờ có nhiều nơi sản xuất đàn violon công nghiệp nhưng các nghệ sĩ chuyên nghiệp luôn chọn những cây đàn được làm thủ công, đặc biệt ở vùng Cremona. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu đặc tính của các cây đàn bằng các kỹ thuật hiện đại để tìm hiểu lý do tại sao những cây đàn có giá trị đến cả triệu đô lại phát ra những âm thanh tuyệt vời như vậy.
Guarneri là dòng họ làm đàn vùng Cremona trong thế kỷ 17 và 18. Những nghệ sĩ violin vĩ đại nhất trong lịch sử như N. Paganini, Y. Heifetz, Y. Menuhin hay thích dùng đàn của Guarneri hơn Stradivari. Người nổi tiếng nhất trong dòng họ là Giuseppe Guarneri với các cây đàn del Giesù. Những nghệ sĩ thế kỷ 20 chơi đàn của Guarneri có thể kể đến Y. Heifetz, L. Kogan, Kyung Wha Chung, Isaac Stern, Sarah Chang, Gidon Kremer.....
Antonio Stradivari khác với Guarneri là dòng họ thì Stradivari là một nghệ nhân làm đàn dây. Tuy ông chế tạo đa số là đàn violin nhưng ông cũng chế tạo một số lượng lớn đàn viola, cello và thậm chí là cả đàn guitar và harp. Chất lượng sản phẩm của Stradivari đạt lên cao nhất vào giai đoạn 1698 – 1725 mà đỉnh cao là năm 1715.
Một số nghệ sĩ nổi tiếng dùng đàn Stradivari có thể kể đến các cellist Yo-yo Ma, M. Rostropovich, Jacqueline Du Pré, các violinist I. Perlman, Gil Shaham, V. Mulova, A.S. Mutter, Joshua Bell, S. Accardo, V. Repin...... Tại Ý, hai trường phái Stradiavri và Guarneri luôn cạnh tranh nhau về chất lượng của các cây đàn. Giá trị của các cây đàn hiện nay lên đến hàng triệu đô. Âm thanh của cây đàn Stradivarius thường sáng, đẹp, đặc biệt ở âm vực cao và gần với giọng con người, còn đàn của Guarneri thường tạo ra âm thanh xé, chắc, khỏe và giàu sức công phá. Rất khó để biết được cây đàn nào hay hơn, nó phụ thuộc vào thẩm mỹ riêng của từng nghệ sĩ.
 |
Nghệ sỹ Stephanie Chase. |
Jean-Baptiste Vuillaume là nghệ nhân làm đàn của Pháp, ngoài ra ông còn là một thương gia và nhà phát minh với nhiều giải thưởng. Ông đã làm hơn 3000 các nhạc cụ khác nhau và ông nổi tiếng nhất trong việc làm lại các cây đàn nổi tiếng của Stradivari (đặc biệt là cây Messiah) và các cây del Gesu, đặc biệt là cây Il Canon của N. Paganini. Phiên bản copy này N. Paganini đã trao cho học trò duy nhất của mình là Sivori và hiện nay cây đàn này đang được nghệ sĩ violin xuất chúng Hilary Hahn sử dụng.
Nicolo Amati là cháu của Andrea Amati, người phát minh ra đàn violin. Ông là người duy nhất nhận người ngoài dòng họ về để truyền kỹ thuật làm đàn và chính Andrea Guarneri, người lập nên thương hiệu đàn Guarneri là học trò của ông. Hiện nay các cây đàn của Amati rất hiếm và thường chỉ được trưng bày tại một số bảo tàng nghệ thuật trên thế giới, nghệ sĩ Violon Emmanuel Borok hiện đang sở hữu một trong số cây Amati quý hiếm.
Giovanni Guadagnini là một trong những nhà làm đàn giỏi nhất trong lịch sử đàn dây. Ông được coi là đứng thứ 3 sau Guarneri và Stradivari. Các cây đàn ông làm ra được chia làm 4 giai đoạn và được đặt tên theo các thành phố nơi ông sống và sản xuất ra các cây đàn: Piacenza, Milan, Parma vàTurin.
Một số những nghệ sĩ dùng đàn của ông có violinist Zakhar Bron, Y. Heifetz, J. Joachim, Viktoria Mulova, Eugène Ysaÿe, H. Vieuxtemps,… các cellist Han-na Chang, Sol Gabetta.…. Gagliano là dòng họ làm đàn nổi tiếng xứ Napes. Người lập nên thương hiệu Alesandro vốn làm việc trong xưởng của Amati và Stradivari, sau khi trở về từ Cremona ông tạo ra trường phái làm đàn Neapolitan. Người con trai út Nicolo Gagliano là nghệ nhất nổi tiếng nhất trong dòng họ, đàn của ông thường được copy sao chép và nhiều cây đàn do ông làm ra bị nhầm với đàn của Stradivari.
 |
Nghệ sĩ Violon, giám khảo Kyung Sun Lee |
Lorenzo Storioni được coi là người làm đàn cổ cuối cùng vùng Cremona. Ông thuộc thế hệ sau của Stradivari và Guarneri và không có sự liên kết gì trong phong cách làm đàn. Ông có những cải tiến về vị trí của lỗ f trên đàn và hay sử dụng chất liệu khác để tạo nên các đặc tính riêng biệt.
Collin – Mezin là nhà làm đàn người Pháp, ông có một khoảng thời gian làm việc tại Brussels cùng Nicolas-François Vuillaume, em trai của Jean-Baptiste Vuillaume. Giống như những nghệ nhân khác của Pháp, ông sử dụng các kỹ thuật truyền thống của trường phái Ý như Stradivarius, Guarnerius hay Amati, tuy nhiên ông có phát triển riêng kỹ thuật đánh véc-ni cho đàn. Đàn của ông được nhiều violinist sử dụng như J. Joachim, Sivori hay Jules Armigaud, người coi đàn của Collin – Mezin có chất lượng và âm thanh tương đương của Stradivari.
Anh Phương

Cuộc thi violon quốc tế lần đầu tại Việt Nam có giá trị hơn 1 tỷ đồng
Cuộc thi âm nhạc quốc tế cho violon và hoà tấu thính phòng Việt Nam 2019 sẽ diễn ra tại Học viện âm nhạc quốc gia từ 3-11/8 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ quốc tế và giá trị giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.
" alt="Những cây đàn quý hiếm trên thế giới hội ngộ tại Việt Nam"/>
Những cây đàn quý hiếm trên thế giới hội ngộ tại Việt Nam
-
Nhắc tới Siu Black, có lẽ ai cũng nghĩ ngay tới biến cố nợ nần của chị cách đây 5 năm. Chị bị đồn nợ hàng chục tỷ đồng. Nhiều người cũng tò mò không biết hiện Siu Black đã trả hết nợ hay chưa.Siu Black cho biết, chị cùng 2 con vẫn đang phải trả nợ. Giấc mơ về một ngôi nhà riêng cho 3 mẹ con chị còn quá xa vời. Tuy nhiên, chị không muốn nghĩ ngợi quá nhiều bởi đời người chỉ sống có một lần. Thay vào đó, chị sống đơn giản và lạc quan hơn.
 |
Hai con trai Siu Black đã lớn, có công việc ổn định giúp mẹ trả nợ hàng tháng. |
Khi xảy ra biến cố, các con của chị còn ít tuổi nên Siu Black chỉ biết chịu trận một mình. Sự nghiệp của chị gần như chấm dứt, Siu Black lại về với gia đình chị Hai của mình.
"Tôi trở về sống cùng với chị, làm lại những việc đã cũ, nuôi lợn, nuôi gà và cũng có thể giã gạo. Tôi cũng phụ gia đình làm nương rẫy, trồng cà phê, cao su, bán nấm linh chi, nội trợ… Tôi là người sống giản dị, không có nhu cầu tiêu pha nhiều nên cảm thấy vừa đủ", Siu Back nói về cuộc sống hiện tại.
Hồi tưởng lại, Siu Black kể, nhiều người thấy chị lúc nào cũng sôi nổi, cười đùa tếu táo, căng tràn nhựa sống nhưng ít ai biết chị đã trải qua một quá khứ nghiệt ngã. Chị sinh ra trong một gia đình có 10 anh chị em. Năm 10 tuổi, Siu trở thành trẻ mồ côi khi lần lượt mất đi cả cha lẫn mẹ. Từ đó, chị Hai phải đứng ra cưu mang và nuôi dưỡng 9 đứa em. Em nhỏ nhất khi đó mới 2 tuổi.
 |
Hiện tại, Siu Black thỉnh thoảng đi hát ở nhà thờ tại quê nhà. |
Siu Black kể, tuổi thanh xuân, chị cũng có một mối tình khiến nhiều người ngưỡng mộ, nhưng sau hơn 10 năm làm vợ chồng, có với nhau hai mặt con trai, cả hai đã đường ai nấy đi. Siu Black trở thành người mẹ đơn thân, một mình vật lộn với những gánh nặng của cuộc sống.
Siu Black khoe, hai con trai của chị đã trưởng thành, một cháu (30 tuổi) mở chung với bạn quán vi tính, một cháu (28 tuổi) là thầy dạy võ tại Kon Tum. Có thu nhập, cả hai con trai đều trích tiền đưa chị để chị lo chợ búa, thuốc thang và hỗ trợ mẹ trả nợ một phần.
Vui hơn, vào tháng 5, chị đã tổ chức hôn lễ cho con trai cả. "Cháu yêu lần đầu và kết hôn luôn đó. Sau đám cưới, cháu sống cùng gia đình vợ theo chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Như vậy cũng là vui lắm rồi. Trước đó, tôi còn lo không có ai dám thương con vì hoàn cảnh của mình như thế này", Siu Black nghẹn ngào.
 |
Chị hài lòng với cuộc sống hiện tại dù còn nhiều khó khăn. |
Bản thân Siu Black ở thời điểm hiện tại, ngoài việc đi hát nhà thờ, chị cũng được một số đài truyền hình mời biểu diễn. Mức thu nhập không cao nhưng đối với người nghệ sĩ, được gặp lại khán giả và cảm nhận được nhiều người vẫn còn thương quý mình là chị thấy vui và hạnh phúc rồi.
Hiện Siu Black khác xưa nhiều nhưng chị vẫn hay cười, nụ cười thương hiệu chốc chốc lại bật ra đầy sảng khoái.
Hà Lan

Siu Black chia tay bạn trai, từng muốn chết khi vỡ nợ hàng tỷ đồng
Lần đầu tiên sau 5 năm trải qua biến cố vỡ nợ, Siu Black mới có thể bình tĩnh ngồi kể lại những khó khăn mà chị từng trải qua.
" alt="Hai con trai phụ Siu Black trả nợ hàng tháng"/>
Hai con trai phụ Siu Black trả nợ hàng tháng
-
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4: Khó có bất ngờ
-
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của nhà văn Jack London, ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ là câu chuyện về chú chó Buck trong chuyến hành trình đầy cam go sau khi bị bắt phải rời khỏi cuộc sống êm ấm trong khu nhà rộng lớn của ngài thẩm phán Miller, tới vùng Alaska đầy lạnh giá và thử thách. Bản năng của Buck trong môi trường hoang dã bị đánh thức, giúp nó có thể chống chọi với vô vàn khó khăn trong chuyến phiêu lưu.Spitz là chú chó được khắc hoạ trong phim rõ nhất sau Buck, tuy không có vẻ ngoài đáng sợ và cái lưỡi ‘đỏ như máu’ lúc nào cũng toan xé toạc con mồi như trong tiểu thuyết miêu tả, Spitz trên màn ảnh rộng vẫn là con chó kiêu ngạo luôn bảo vệ vị trí thủ lĩnh của mình, và đối thủ đáng gờm nhất là Buck. Spitz không hành động hung hãn độc ác như trong tiểu thuyết, đổi lại, kết cục của nó cũng không thảm khốc như trong tiểu thuyết.
Được dán mác P (tức phim dành cho mọi độ tuổi), ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ tuy vẫn giữ được tinh thần cơ bản và có cách diễn tả sáng tạo về sự thôi thúc bản năng nguyên thuỷ trong Buck, tuy nhiên chưa thể kể lại hết sự khắc nghiệt và những cuộc đấu tranh đẫm máu để sinh tồn.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi tiểu thuyết ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’, với nhiều phân đoạn bạo lực, ám ảnh, ngược đãi động vật..., chưa bao giờ là quyển tiểu thuyết dành cho mọi lứa tuổi.
 |
Chó Buck là sản phẩm của kỹ xảo. |
Phần nhiều thời lượng phim xoay quanh đoàn chó kéo xe đưa thư của Francois (Cara Gee thủ vai) và Perrault (Omar Sy thủ vai). Số lượng các chú chó trong cảnh phim (chỉ gói gọn tầm chục con) cũng giới hạn hơn nhiều so với trong tiểu thuyết (có khi lên đến 50 – 60 con).
Ngoài Spitz, những chú chó kéo xe khác không có mối quan hệ căng thẳng với Buck, không có Dave - con chó ở vị trí kéo sát xe đã nhiều kinh nghiệm trong vai trò này, nhưng luôn đớp vào hông Buck mỗi khi nó phạm sai lầm.
Phân cảnh Buck học kéo xe trên tuyết trong phim là một phân cảnh dễ thương tạo tiếng cười, không phải là thứ kinh nghiệm phải đổi bằng những vết thương và sự khó chịu của người đồng đội bên cạnh.
 |
Francois, Perrault - Hai vai phụ làm bộ phim trở nên ấm áp trên những con đường tuyết. |
Francois trong phim không phải là một người chỉ biết điều khiển đoàn xe bằng roi da, Perrault cũng không phải chỉ yêu quý Buck vì nó kéo xe giỏi. Sự khác biệt này so với tiểu thuyết khiến bộ phim ấm áp tình người hơn giữa vùng Alaska lạnh giá.
Cái chết đẫm máu, thê thảm và đáng sợ của Curly – cô chó thân thiện ngây thơ, Dolly – lính mới không may bị đàn sói hoang tấn công, hay Dub – kẻ ưa ăn cắp vặt nhưng siêng năng trong công việc, đã được lược bỏ khỏi phim để tác phẩm có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên đối với những người đã từng đọc qua tiểu thuyết, việc loại bỏ qua những chi tiết này tức là đã bỏ qua những bài học sinh tồn đắt giá trong đời Buck, khi chỉ cần hành động sơ sẩy là tính mạng lập tức bị đe doạ.
Việc không có chú chó nào trong đoàn gặp phải trở ngại về thể lực một cách trầm trọng, không có những cuộc chiến với những vết thương rách toạc từ mắt đến hàm, khiến phiên bản điện ảnh của ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ bị giảm giá trị thực tế đi ít nhiều, cuộc sống của Buck vì thế cũng không còn khó khăn khắc nghiệt ở mức như trong tiểu thuyết.
 |
Harrison Ford thủ vai nhân vật John Thornton. |
Nhân vật John Thornton (Harrison Ford thủ vai) – mối dây cuối cùng ràng buộc Buck với con người - là một điểm sáng trong phim. Khác hẳn với nhân vật bước ra từ tiểu thuyết, Thornton là một nhà độc hành có câu chuyện buồn về đứa con đã mất, không mộng tưởng về kho vàng ở Bắc Cực và thực sự xem Buck là một người bạn.
Thornton ở phim tạo được bước ngoặt tình cảm đặc biệt ấm áp và nhiều cảm xúc đối với Buck, khi Buck là người bạn độc nhất của ông ở vùng băng tuyết lạnh giá (khác với trong tiểu thuyết, Thornton có bạn đồng hành và Buck không phải là con chó duy nhất họ mang theo).
Cái kết trên phim không dữ dội như trong tiểu thuyết, khi Buck điên cuồng trừng trị những kẻ sát nhân bộ tộc Yeehats. Nó là một phiên bản tình người hơn, lắng đọng hơn.
Tuy nhiên vì lựa chọn phiên bản tình người cho hợp với nhãn P, 'Tiếng gọi nơi hoang dã' vô tình đánh mất đoạn cao trào trở về bản năng nguyên thuỷ của Buck sau khi mối dây rằng buộc duy nhất giữa nó và con người mất đi.
Việc lạm dụng chỉnh sửa biểu cảm và hành động của Buck bằng máy tính cũng là một điểm trừ. Nhất là trong phân đoạn mở đầu, công nghệ chỉnh sửa khiến Buck trở nên lạc lõng giữa cảnh vật rất thật xung quanh.
 |
Chú chó Buck trong phim Tiếng gọi nơi hoang dã. |
Đối với những ai chưa đọc tiểu thuyết, ‘Tiếng gọi nơi hoang dã’ là một bộ phim đáng xem với những tiếng cười và nhiều bài học được rút ra về sự trưởng thành trong cuộc sống, về bản ngã ban đầu của mỗi sinh vật, về những kho báu mà lòng tham không thể chạm tới.
Tuy nhiên đối với những ai đã đọc qua tiểu thuyết, có vẻ phải chờ một phiên bản chuyển thể khác, có giới hạn độ tuổi xem phim nhất định, để nhà làm phim có thể truyền tải tốt hơn toàn bộ thông điệp và sự tàn khốc của tiểu thuyết gốc lên màn ảnh rộng.
Thanh Minh

Hollywood bỏ 109 triệu đô đưa 'Tiếng gọi nơi hoang dã' lên màn ảnh
Hãng Twentieth Century đã quyết định mời ngôi sao tên tuổi Harrison Ford vào vai John Thornton trong phiên bản điện ảnh 2020 với chi phí sản xuất lên tới 109 triệu USD.
" alt="'Tiếng gọi nơi hoang dã' có vượt qua được tiểu thuyết gốc?"/>
'Tiếng gọi nơi hoang dã' có vượt qua được tiểu thuyết gốc?
-
Với gia tài hơn 1000 bức chân dung đủ thể loại vẽ mẹ Việt Nam anh hùng, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đã chính thức được tổ chức kỷ Châu Á xác nhận kỷ lục "Người vẽ chân dung mẹ Việt Nam Anh Hùng nhiều nhất”.Bộ ảnh gây 'sốc' của cậu bé 14 tuổi" alt="Nữ họa sĩ đi Chaly xuyên Việt lập kỷ lục Châu Á"/>
Nữ họa sĩ đi Chaly xuyên Việt lập kỷ lục Châu Á
-

Ảnh minh họa: Internet Rồi một sáng em nhận được điện thoại, tối hôm đó thấy em buồn lắm, không dằn lòng được tôi bèn hỏi em, em thành thật cho biết đó là cuộc gọi từ người yêu cũ của em. Anh ấy cho biết đã chuyển vào nam công tác, hoàn toàn tự lập, không còn phụ thuộc vào gia đình dã hơn một năm nay. Và nhờ may mắn anh đã được cơ quan cho vay 1 số tiền để mua 1 căn hộ chung cư làm chỗ ở. Anh muốn nối lại tình xưa...
Tôi đấu tranh tư tưởng ghê gớm, dằn vặt, trăn trở, nhưng cuối cùng tôi quyết định hủy hôn, trả lại tự do cho em để em có cơ hội trở về với người tình cũ.
Em ngỡ ngàng, day dứt nhưng ý tôi đã quyết, hôm kia tôi đã đăng ký vé máy bay cho em và chủ động liên lạc với người yêu cũ của em, nói hết sự thật cho cậu ta biết và dặn cậu ta nhớ ra sân bay đón người yêu. Nghe giọng nói nghẹn ngào, cảm động của cậu ta tôi biết mình không xử sự sai.
Tôi có buồn, có yếu lòng một chút nhưng tôi thấy lòng mình được thanh thản. Tôi lớn tuổi rồi, đã trải qua nhiều đau khổ, còn em và người yêu em còn quá trẻ, tạo điều kiện cho họ có một gia đình hạnh phúc là tôi đã tìm được niềm vui rồi.
Các bạn muốn đánh giá tôi thế nào cũng được, cao thượng đáng mặt đàn ông hay dở hơi, chạp mạch, lẩn thẩn... tôi đều chấp nhận miễn sao em – người tôi yêu đưowjc viên mãn sống với tình yêu của em là được.
(Theo Tiền phong)
" alt="Hủy hôn cho vợ chưa cưới về với tình nhân cũ"/>
Hủy hôn cho vợ chưa cưới về với tình nhân cũ