当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định Bình Dương vs Quảng Ninh 17h00, 24/05 (V 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs Portland Timbers, 08h00 ngày 28/4: Sao thế Galaxy?
Lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm. Katê là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa nhất, tác động đến nhiều mặt về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cả cộng đồng. Lễ hội là một bộ phận cấu thành nền văn hóa truyền thống Chăm mang đậm bản sắc và dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
![]() |
Toàn cảnh lễ hội Katê. |
Lễ hội Katê hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền, tháp, làng Chăm Bàlamôn trong tỉnh Bình Thuận. Phần lớn Lễ hội Katê hàng năm tại các đền, tháp ở Bình Thuận diễn ra trong 02 ngày: ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch; riêng Lễ hội Katê tại đền thờ Pô Tằm ở Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội Katê diễn ra đầu tiên tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn. Mục đích nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn của cộng đồng đối với các vị vua, thần linh, tổ tiên, ông bà đã phù hộ, độ trì cho người Chăm trong đời sống và làm ăn. Điều đặc biệt của Lễ hội Katê là thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng đồng người Chăm (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà đồng bào các dân tộc khác cũng về tham gia Lễ hội Katê.
![]() |
Trong Lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tại các đền, tháp và nhà làng; bên cạnh phần lễ với các nghi lễ diễn ra theo tập tục truyền thống của cộng đồng, phần hội với các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao hấp dẫn, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp như: Đội nước vượt chướng ngại vật, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy, giã gạo, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố; trưng bày lễ vật trên Thônla, thổi kèn Saranai, trình diễn nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt thổ cẩm, làm bánh gừng…), trình diễn các làn điệu (dân ca, dân vũ, dân nhạc), bóng đá, bóng chuyền...
Lễ hội Katê thể hiện vai trò giáo dục mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó là biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục cho hậu thế về nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc. Thông qua việc bồi đắp, gìn giữ, trao truyền, thực hành các nghi lễ trong Lễ hội để giáo dục cho các thế hệ con cháu về ý thức và trách nhiệm trong việc kế thừa, tiếp nối, nhận diện được giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng nơi mình đang sinh sống; từ đó biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông bà, tổ tiên đã dày công vun đắp, lưu lại cho hậu thế.
Tình Lê
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa công bố kết quả khảo cổ học của Đề án Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ).
" alt="Lễ hội Katê được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia"/>Lễ hội Katê được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
![]() |
Câu chuyện Romeo và Juliet không chỉ ngợi ca tình yêu lãng mạn và trong sáng, mà nó còn gửi gắm thông điệp nhân văn: Tình yêu trong sáng, chân thành và đẹp đẽ có thể làm tan chảy những hận thù, định kiến. Là một vở kịch quá nổi tiếng nên việc dàn dựng với bất cứ nhà hát nào cũng là một thử thách.
NSND Anh Tú thổ lộ muốn vở kịch kinh điển này hướng tới khán giả trẻ bởi rạp chiếu phim bây giờ toàn giới trẻ xem phim bom tấn, sân khấu chỉ dành cho ông già bà cả. Vậy nên muốn hút được giới trẻ anh phải thêm nhiều yếu tố mới vào, đưa ca sỹ vào hát trực tiếp trên sâu khấu, có lúc họ sẽ là nhân vật Romeo, Juliet khi lại thành người chắp cánh cho tình yêu của đôi trẻ thăng hoa.
Thực tế vở kinh điển này có nhiều bản dựng nổi tiếng khắp thế giới cả kịch nói lẫn nhạc kịch. Bên cạnh đó, Anh Tú ấp ủ đưa nhảy clacket lên sân khấu để tạo không khí trẻ trung.
Để phù hợp với khán giả Việt, đạo diễn cắt bớt những chi tiết không cần thiết, nhất là nhiều đoạn trùng lặp và nhiều thuật ngữ khó hiểu và xa lạ với người Việt. Hơn nữa quy định bất thành văn đối với các vở sân khấu cho khán giả nội không nên quá 120 phút nên bắt buộc phải lược bớt, nếu diễn đầy đủ vở diễn có thể lên tới hơn bốn tiếng đồng hồ.
Vở diễn có sự tham dự của NSƯT Trung Anh, Thúy Phương, Ngô Thuận, Ba Duy cùng các nghệ sỹ và diễn viên như Hoàng Quyên, Hồ Liên sẽ ra mắt khán giả trong tháng 8.
Tình Lê
" alt="Lương 'Bổng' Người phán xử tái xuất trên sân khấu kịch"/>Tuyệt đỉnh song ca nhí: Hành động bất ngờ của Dương Triệu Vũ với Tèo Em
Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Millonarios, 08h30 ngày 28/4: Thắng và sạch lưới
Giới chức trung ương ban đầu đã coi thử nghiệm "khoán hộ" của ông Ngọc là hành động trái với chủ trương chung và yêu cầu ngừng thực hiện mô hình này. Dù vậy, những kết quả tích cực mà nó mang lại cho nông nghiệp Vĩnh Phúc đã chứng minh hiệu quả của cách làm mới. Đến năm 1981, khi nền kinh tế Việt Nam đối diện với khủng hoảng nghiêm trọng, Chỉ thị 100 CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp được ban hành. Năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, hay còn gọi là Khoán 10. Khoán 10 thừa nhận "hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ" trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến phân phối, sử dụng sản phẩm.
Những quyết định quan trọng này đã giúp Việt Nam từ chỗ thiếu gạo ăn vươn mình thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Đó là một ví dụ sinh động cho việc cải cách thể chế.
Lý thuyết về thể chế cho rằng các thể chế chính thức gồm những quy định và chuẩn mực pháp lý như hiến pháp, luật pháp, và các chính sách. Chúng thiết lập khung pháp lý và hướng dẫn hành vi của các cá nhân, tổ chức, nhằm đảm bảo ổn định, thúc đẩy kinh tế và hỗ trợ phát triển xã hội. Những thể chế này không phải bất biến mà cần thay đổi và cải tiến để phù hợp với các nhu cầu của xã hội trong những tình huống cụ thể và bối cảnh mới.
Giải Nobel Kinh tế năm nay cũng trao cho các nhà kinh tế nghiên cứu những giải pháp giảm nghèo đói. Từ ví dụ thực tế tại những vùng lãnh thổ hay những quốc gia nếu được áp dụng các thể thức khác nhau cũng hình thành những sự giàu nghèo và trật tự xã hội khác nhau, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách hiểu rõ bản chất của nghèo đói và áp dụng cải cách chính sách thiết thực, quốc gia có thể tạo ra các cải tiến đáng kể về kinh tế - xã hội. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế và sự linh hoạt trong việc điều hành để hỗ trợ phát triển toàn diện một đất nước, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã nhiều lần cải cách thể chế, cụ thể hóa trong các lần sửa đổi Hiến pháp, mà sự ra đời của các bản Hiến pháp đều nhằm thích nghi với nhu cầu xã hội, những bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế chính trị cũng như quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước từng giai đoạn cụ thể. Điều này khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng điều chỉnh thể chế để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh xã hội luôn biến động.
Thể chế tốt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Tuy nhiên, nếu khâu thực thi không đảm bảo thì vẫn có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Việt Nam từng tiến hành cải cách ruộng đất với mục tiêu "dân cày có ruộng", nhưng cách thức triển khai không phù hợp. Từ những bài học về thực tế điều hành trong cả những thành công hay thất bại như vậy, Việt Nam đã tiến hành cải cách thể chế thông qua chủ trương "Đổi mới" những năm 1980, giúp kinh tế - xã hội có những bước phát triển vượt bậc, đưa đất nước vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình.
Việc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các sửa đổi khách quan, phù hợp là bước đi cần thiết giúp Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong tương lai. Lãnh đạo Nhà nước đã nhìn nhận, bên cạnh hạ tầng và nhân lực, thể chế đang là điểm nghẽn lớn nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước. Theo tôi, có rấtnhiều nút thắt cần cải cách:
Nâng cao tính linh hoạt trong pháp luật kinh tế: Các khung pháp lý cần đảm bảo hỗ trợ tối đa cho người dân đầu tư vốn để khởi nghiệp, tham gia sản xuất kinh doanh, cũng như quản lý dòng vốn để người dân đầu tư kinh doanh trên bình diện quốc tế, đặc biệt là trong các chính sách ngành công nghệ cao và năng lượng tái tạo.
Các thành phố lớn, địa phương là trung tâm kinh tế trọng điểm, có những đặc điểm kinh tế chính trị xã hội khác nhau có thể cho thử nghiệm những chính sách mới phù hợp với địa phương, thành công hay thất bại đều là cơ hội để đánh giá kinh nghiệm, hay tiến hành nhân rộng, giống như chúng ta đã nhân rộng mô hình Khoán 10.
Tăng cường minh bạch và giảm thiểu thủ tục hành chínhđể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy môi trường kinh doanh. Một ví dụ điển hình là sáng kiến Cổng Dịch vụ công Quốc gia, ra mắt vào năm 2019. Đây là một nền tảng trực tuyến tập trung, cho phép người dân và doanh nghiệp truy cập các dịch vụ công một cách nhanh chóng, tiện lợi và minh bạch hơn. Nền tảng này đã giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian xử lý và tăng cường tính công khai trong quản lý nhà nước. Hàng triệu giao dịch trực tuyến được thực hiện đã nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ công. Tuy cổng thông tin này chưa hoạt động trơn tru, thói quen của người dân cũng chưa hình thành nhưng nó đã bắt đầu giúp giảm tham nhũng vặt.
Một mảng nữa cần cải cách là hệ thống giáo dục và đào tạonhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, tập trung vào công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo dục Việt Nam cần tạo ra một đội ngũ nhân sự lành nghề hơn, thay vì chỉ dừng lại ở chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành và kết nối với nhu cầu thị trường lao động.
Việt Nam cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn và luật pháp mới nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng và năng lượng, để đảm bảo phát triển bền vững và ngăn chặn những thảm họa môi trường. Đầu tư vào công nghệ xanh và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là bước đi chiến lược để Việt Nam phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước xanh, sạch, và thân thiện với môi trường trong mắt bạn bè quốc tế.
Những thay đổi để giải quyết các điểm nghẽn trên sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Vũ Ngọc Bảo
" alt="Nút thắt 'thể chế'"/>Nối tiếp thành công của tập 1,Ơn giời cậu đây rồi!đã tiếp tục ra mắt tập 2 vào tối qua trên kênh VTV3. Bốn khách mời của tập này là diễn viên Việt Trinh, Trung Dân, MC Hoàng Oanh và ca sĩ Chí Thiện.
Trong tập 2, nội dung tiếp tục là điều được các trưởng phòng chăm chút kĩ lưỡng. Các tiểu phẩm nhờ có nội dung tốt, trở nên có sức nặng, logic và để lại cho người xem nhiều cảm xúc hơn, kể cả khi chương trình đã kết thúc.
Mang đến nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong tập 2 chắc chắn là tiểu phẩm về chuyện tình yêu đồng tính éo le giữa Chí Thiện và Trương Thế Vinh.
![]() |
Tình yêu đồng tính éo le của Chí Thiện và Lương Thế Vinh |
Trong âu phục lịch lãm, Chí Thiện về quê thăm mẹ (do trưởng phòng Hồng Đào đóng). Ngay từ đầu, Hồng Đào đã cho nam khách mời “vào tròng” khi gán cho anh trọng trách gia đình nặng nề như cháu đích tôn, con trai cả của gia đình. Tuy nhiên Chí Thiện lại không biết điều đó, hí hửng khoe mình đã có bạn gái và sẵn sàng lập gia đình làm vui lòng mẹ.
Thế nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên thú vị khi Trương Thế Vinh xuất hiện, õng ẹo đóng vai người yêu đồng tính của Chí Thiện, rồi chỉ đợi bắt lỗi để giận dỗi đòi chia tay, khiến khán giả bật cười.
![]() |
Trương Thế Vinh õng ẹo làm nũng Chí Thiện |
Giải thích sự có mặt của Trương Thế Vinh, Chí Thiện bày tỏ cùng mẹ Hồng Đào: “Do tụi con tập tạ chung. Vinh đỡ tạ dùm nên khi 2 ánh mắt chạm nhau, tụi con làm... bạn từ đó.” Nghe Hồng Đào ép Chí Thiện cưới vợ, Trương Thế Vinh bóng gió: “Bạn gái Thiện cũng gần đây thôi cô ơi”.
Biết trọng trách cháu đích tôn nặng nề nên Chí Thiện bị mẹ bắt lấy vợ, Trương Thế Vinh rủ Chí Thiện bỏ trốn và làm đám cưới trước. Tuy nhiên chỉ nhận được câu trả lời ngao ngán đến từ Chí Thiện:“Cưới nhau thì em mặc đồ cô dâu kiểu gì?”.
Mặc Chí Thiện đề nghị yêu trong âm thầm, Trương Thế Vinh vẫn cứng đầu không chấp nhận:“Tui hông muốn làm trò cười cho thiên hạ đâu. Tui vẫn muốn mặc vest nhưng lại là cô dâu”.
Sau những giây phút vui vẻ, bi kịch bắt đầu ập xuống khi Hồng Đào phát hiện tình yêu đồng tính giữa Chí Thiện và Trương Thế Vinh. Hồng Đào đập vỡ bát canh đang cầm trên tay, quỳ sụp xuống cầu xin rồi sau đó ép buộc Chí Thiện phải bỏ người yêu đồng tính để gìn giữ thể diện gia đình.
![]() |
Hồng Đào đập vỡ bát canh và quỳ xuống cầu xin con bỏ Trương Thế Vinh |
Trong khi đó, Trương Thế Vinh cầm mảnh vỡ của chiếc bát bị vỡ dí vào cổ, doạ sẽ tự tử nếu Chí Thiện bỏ mình. Trương Thế Vinh gây áp lực: “Anh không thú nhận toàn bộ với mẹ thì đám ma của tôi anh đừng có tới”.
![]() |
Trương Thế Vinh đòi tự tử nếu Chí Thiện bỏ mình |
Chí Thiện bị đẩy vào thế khó khi phải đưa ra quyết định chọn gia đình hay đẩy người mình yêu đến cái chết. Cuối cùng anh chọn cái chết để thoả đôi bên. Đúng lúc này giám khảo Hoài Linh bấm chuông và chia sẻ: “Nếu là chú, chú cũng quíu chứ đừng nói Thiện”.
Tiểu phẩm của Chí Thiện để lại nhiều cảm xúc và suy nghĩ, tuy nhiên phần vượt qua thử thách xuất sắc nhất lại thuộc về nghệ sĩ Trung Dân.
Vào vai chủ của dinh thự cổ, Trấn Thành hoan hỉ vì thầy pháp Trung Dân cũng đã đến để giúp mình giải hạn. Không chút nể nang dù NS Trung Dân là thần tượng của mình, Trấn Thành liên tục tung chiêu nhưng đều bị đàn anh của mình “dắt mũi”, dẫn đến nhiều phen hớ hênh không nói nên lời.
![]() |
Trấn Thành á khẩu vì bị thần tượng của mình dắt mũi |
Khi Trấn Thành thú nhận trong nhà có ma nhưng vì mua nhà giá cao mà không dám bỏ, nên đề nghị bán lại cho thầy pháp. Nào ngờ con ma đó tự nhận là “ma đóng mướn” của chính thầy pháp của Trấn Thành. Xưng mình là “Thành chó điên”,nam trưởng phòng rút kiếm để đánh nhau với NS Trung Dân.
Sau khi Lâm Vĩ Dạ xuất hiện với vai vợ của thầy pháp và bị Trấn Thành dùng kiếm uy hiếp. Trung Dân đã khôn ngoan dùng thuốc độc để lừa tạt thẳng vào mặt nam trưởng phòng khiến anh điêu đứng.
Kết thúc 4 tiểu phẩm của các khách mời với các trưởng phòng và 1 căn phòng thử thách của giám khảo Hoài Linh. Chiếc cúp củaƠn giời, cậu đây rồi! tập 2 đã được trao cho NS Trung Dân.
Lục Hoàng
" alt="Ơn giời cậu đây rồi: Thiện – Trương Thế Vinh muốn tự tử vì mẹ phát hiện yêu đồng tính"/>Ơn giời cậu đây rồi: Thiện – Trương Thế Vinh muốn tự tử vì mẹ phát hiện yêu đồng tính