Toshiba là công ty được biết đến nhiều nhất với mảng sản xuất NAND flash và chip nhớ, với tất cả các nhà máy đều ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc sản xuất chip tại Nhật bị giảm sút do sự cạnh tranh của Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tin tức về vụ chào giá này lần đầu được đăng tải trên Wall Street Journal. Foxconn là công ty gần đây nhất ngỏ ý định mua mảng kinh doanh này sau SK Hynix và quỹ đầu tư Silver Lake.
Việc mua lại của Foxconn sẽ giúp Toshiba có được quy mô cần thiết để đẩy mạnh việc sản xuất bộ nhớ và bộ lưu trữ. Toshiba đang bị tụt lại sau Samsung, đặc biệt là trong mảng thiết bị lưu trữ và chưa cải tiến được quy trình sản xuất một cách nhanh chóng.
Toshiba sản xuất những sản phẩm lưu trữ dùng trực tiếp đồng thời cung cấp và sản xuất các bộ nhớ flash cho những công ty phần cứng khác. Việc bán lại tài sản sản xuất có thể ảnh hưởng đến SanDisk, thương hiệu thuộc sở hữu của Toshiba.
" alt=""/>Đối tác của Apple đề nghị mua mảng chip nhớ của Toshiba với giá 27 tỷ USDinSec cùng đồng đội chỉ làm khó được Snake ở ván đấu đầu tiên khi bất ngờ tràn lên và có được liên tiếp những lợi thế. Nhưng sau khi đã bắt nhịp lại được với trận đấu, SofM nói riêng và Snake nói chung đã chứng tỏ được bản lĩnh của đội “cửa trên”. Bằng một pha ăn Baron mang tính bước ngoặt vào phút 35, Snake đã giữ vững được thế trận và buộc SHRC rơi vào thế khó khi không thể giải quyết được trận đấu mặc dù đang nắm trong tay quá nhiều lợi thế.
Nỗ lực phòng thủ đáng khen ngợi cùng tinh thần vượt khó tốt đã giúp cho Snake lật ngược thế trận và giành chiến thắng trước SHRC với tỉ số 18-23 sau 53 phút thi đấu cân não. Để rồi sau đó, với liên tiếp những màn trình diễn tuyệt vời của SofM khi sử dụng Graves (KDA: 7/1/3) và Rek’Sai (KDA: 5/1/8) đều giành được MVP đã giúp Snake dễ dàng đánh bại được SHRC với tỉ số 3-0 chung cuộc và tiến thẳng vào vòng Bán kết của Demacia Cup 2016.
Snake sẽ gặp đội thắng trong cặp đấu giữa Legend Dragons vs iMay diễn ra vào ngày mai (03/7).
June_6th
" alt=""/>[Demacia Cup 2016] Vượt qua inSec cùng đồng đội, Snake hiên ngang tiến vào vòng Bán kếtNgười dùng thường nghĩ iPhone và những smartphone lấy cảm hứng từ iPhone là những sản phẩm cách mạng. Kích thước vừa đủ để bỏ vào túi và mang đi bất cứ đâu, vừa mạnh mẽ để xử lí hàng tá tác vụ của người dùng hằng ngày. Đầy đủ những công nghệ được tích hợp vào đó để biến iPhone thành một máy ảnh hay thiết bị định vị.
Tuy vậy, ở góc nhìn khác, máy tính bàn và laptop đều được tạo thành bởi chuột, bàn phím, màn hình. Smartphone thực chất là mô hình thu nhỏ của chúng, với bàn phím ảo và cảm ứng thay cho chuột.
iPhone không phải thế hệ máy tính mới, nó là hậu duệ cuối cùng của thế hệ máy tính cũ.
Trong năm gần đây, người dùng đã chứng kiến nhiều sự ra đời của nhiều thiết bị thông minh mà không nhận ra cốt lõi của chúng là máy tính: các thiết bị điều hòa nhiệt độ thông minh, xe tự lái, các thiết bị tai nghe và kính, những tiện ích nhỏ gắn trong phòng khách có thể điều khiển qua giọng nói...
Đó đều là máy tính, vì đằng sau sự “thông minh” mà chúng thể hiện là những công việc xử lí tính hiệu qua những vi mạch phức tạp. Thế nhưng, không ai thực sự nhìn nhận chúng như vậy.
Thiết bị trong nhà thông minh và thực tế ảo sẽ là tương lai của công nghệ cao. Ảnh:Facebook. |
Trong khi chúng ta đang thắc mắc liệu iPhone có bỏ cổng tai nghe truyền thống hay không, những thiết bị tiện ích thông minh này đang dần len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống con người. Chẳng hạn như những phụ kiện theo dõi sức khỏe cho các vận động viên, robot phục vụ thức ăn cho con người, điều hòa nhiệt độ và camara thông minh giúp bảo vệ nhà, bộ kính thực tế ảo dành cho các game thủ...
Các xu hướng này sẽ còn xuất hiện nhiều, mọi thứ, mọi nơi, mọi khía cạnh của cuộc sống. Thiết bị cấu tạo từ vi xử lí hàn trên bảng mạch sẽ trở nên ngày càng thông minh hơn. Chúng sẽ dần là sự kết hợp giữa robot, thực thế ảo, thiết bị đeo tay và cả trí thông minh nhân tạo.
Những sự kết hợp đó sẽ là khởi đầu của thế hệ máy tính mới.
Tuy nhiên, không phải cái mới sẽ tốt. Sự tồn tại của những thiết bị trong nhà thông minh có thể đem lại những ác mộng về an ninh. Khi những thiết bị này kết nối chung với nhau, kẻ xấu có thể tấn công và chiếm được quyền điều khiển tất cả thiết bị đó.
Chẳng hạn, người dùng không thực sự cần một chiếc tủ lạnh được kết nối Internet. Nhưng nếu có tủ lạnh thông minh, họ có thể theo dõi thông tin giá cả thực phẩm để quyết định mua gì. Nhưng họ cũng có thể bị theo dõi và kẻ xấu có thể nắm bắt được các thói quen ăn uống cũng như thông tin cá nhân.
Đáng lo ngại hơn, sự phát triển của công nghệ trợ lí ảo Assistant của Google, Alexa của Amazon hay Cortana của Microsoft đang khởi đầu cho kỉ nguyên các thiết bị từ nhỏ nhất đến lớn nhất sẽ được kết nối mạng đám mây để trao đổi thông tin với nhau. Và chúng sẽ càng ngày thông minh hơn.
Cho đến khi các công nghệ nhận diện giọng nói, thực tế ảo, Hologram phát triển đầy đủ, người dùng sẽ vẫn tương tác với những thiết bị thông minh qua smartphone. Trong tương lai, iPhone sẽ vẫn tốt như đã từng, nhưng nhiều công cụ sẽ được tạo ra nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ chính nào đó, và chúng sẽ có trí thông minh nhân tạo và kết nối với nhau.
Khi đó, người dùng có thể đi công tác tại nhà qua kính thực tế ảo, thực hiện những công việc nguy hiểm nhờ robot, đặt bàn tại nhà hàng nổi tiếng qua Chatbot. Những công cụ khác nhau cho nhu cầu khác nhau, sẽ không còn là kỷ nguyên mà iPhone có thể làm được mọi thứ.
Cuối cùng, trong tương lai mà mọi đồ vật đều đi kèm với từ “thông minh”, sẽ không còn thiết bị, sản phẩm nào lấy cảm hứng từ iPhone nữa.
" alt=""/>Sẽ không còn sản phẩm cách mạng nào như iPhone