Soi kèo góc Lahti vs Inter Turku, 22h00 ngày 07/06
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo DPMM vs Lion City Sailors, 19h15 ngày 13/1: Cửa trên ‘ghi điểm’ -
Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 223: Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụThanh Thư sống cảnh góa bụa từ năm 23 tuổi Sau đám cưới không lâu, Thư cảm thấy cơ thể có nhiều điểm lạ thường. Cô gạt đi nỗi sợ lần đầu mang thai không suôn sẻ, nhanh chóng mua que về thử thai.
Que thử thai xuất hiện 2 vạch đậm, vợ chồng Thư hạnh phúc, ôm chầm lấy nhau. Niềm vui như được nhân đôi khi bác sĩ thông báo, cô mang thai 2 bé gái.
Thời gian đầu, Thư ốm nghén nặng, phải thường xuyên truyền nước biển. Nhưng đến tháng thứ 6, cô hết nghén, ăn uống ngon miệng.
Thay vào đó, cô thấy ông xã có biểu hiện ốm nghén. Anh liên tục nhõng nhẽo, đòi vợ mua xoài chua về ăn.
Nếu như quá trình bầu bí thuận lợi thì đến lúc sinh, Thư đối mặt với đau đớn và lo lắng. Do thai nhi gặp chút bất thường nên bác sĩ yêu cầu Thư sinh sớm bằng phương pháp mổ chủ động.
Dù được gây tê nhưng Thư vẫn cảm nhận nỗi đau cắt da cắt thịt trong từng vết rạch, khâu chỉ của bác sĩ. Sau 30 phút đau đớn, cô hạnh phúc đón 2 con gái chào đời.
Tuy nhiên, chỉ một bé khỏe mạnh ở lại cùng Thư, còn bé kia được đưa qua phòng dưỡng nhi chăm sóc.
Khi Thư sinh nở, chồng cô luôn cận kề, động viên, chăm sóc. Thậm chí, anh đi khắp bệnh viện, xin sữa của các sản phụ cho con.
Hạnh phúc chẳng tày gang
Vợ chồng Thư còn trẻ, chưa biết cách chăm con. May mắn, cô được bố mẹ ruột hỗ trợ chăm 2 con nhỏ. Cô chỉ việc ngủ và vắt sữa. Tiếc là chỉ sau 20 ngày, Thư bị mất sữa, người thân phải thay nhau đi xin sữa mẹ.
Ba tháng đầu, 2 bé gái sinh đôi ngoan ngoãn, ít quấy khóc. Nhưng, ngay sau thời gian đó, 2 bé quấy khóc liên tục. Hàng đêm, vợ chồng Thư chia nhau mỗi người bế 1 bé dỗ dành.
Dù vất vả, vợ chồng trẻ luôn san sẻ, hỗ trợ chăm con. Tổ ấm của hai người đầy ắp tiếng cười. Bên cạnh đó, vợ chồng cô lập ra nhiều kế hoạch để thực hiện ở tương lai.
Kế hoạch vạch ra, chưa kịp thực hiện thì biến cố ập đến gia đình nhỏ. Thư ứa nước mắt kể chuyện cũ: “Khi 2 con gái được 14 tháng tuổi, chồng tôi gặp tai nạn, rồi qua đời lúc tuổi đời còn rất trẻ”.
Bình thường, chồng Thư đi làm về nhà rất đúng giờ. Hôm đó, cô thấy nóng ruột, nhờ mẹ gọi điện cho con rể. Tuy nhiên, người nghe điện thoại không phải chồng của Thư. Người này nói chồng cô bị tai nạn rất nặng, đang nằm ở bệnh viện.
Ngay lập tức, Thư nhờ bố chở đến bệnh viện. Đến nơi, cô chạy thẳng vào phòng cấp cứu thì bác sĩ thông báo chồng cô đã mất.
“Lúc đó, tôi rất muốn khóc nhưng không khóc được, người lạnh toát, 2 hàm răng va vào nhau phát ra tiếng.
Chồng tôi nằm trên băng-ca như một người đang ngủ. Cơ thể anh không có vết thương lớn, chỉ xây xát một chút.
Tôi không hiểu sao mình có thể bình tĩnh lấy lại chiếc nhẫn cưới của chồng làm kỷ niệm.
Sau khi chôn cất chồng, bố mẹ Thư quyết định dời nhà đi nơi khác, tránh con đường mà chồng cô gặp nạn.
Trở thành góa phụ khi còn quá trẻ, Thư lập ra một kế hoạch rất dài. Với kế hoạch đó, cô gánh trách nhiệm vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi nấng 2 con đến lớn.
Trong khi Thư nỗ lực làm việc, bố mẹ cô ra sức chăm sóc 2 cháu ngoại. Hiện, kinh tế gia đình cô tạm vững chắc, 2 bé được nuôi dạy chu đáo, đáng yêu.
Để hai con quen với tiếng gọi bố, Thư cho 2 con gọi anh trai và chị dâu của cô là bố mẹ. Đến khi con 4 tuổi, Thư mới dẫn con ra thăm mộ bố.
Khi biến cố chưa ập đến, vợ chồng Thư có dự định đưa nhau du lịch khắp nơi. Chẳng may chồng không còn, Thư cố gắng thực hiện kế hoạch này cùng 2 con nhỏ. Trong những chuyến du lịch đó, cô mang theo ảnh của chồng, xem như đưa anh đi chơi cùng.
Bề ngoài, Thư là mẹ bỉm mạnh mẽ, tháo vát nhưng mỗi đêm, cô luôn nhớ đến chồng, khóc ướt gối. Sau phút yếu lòng, cô tự nhủ phải cứng rắn hơn, trở thành chỗ dựa cho 2 con về vật chất lẫn tinh thần. Hai con gái cũng chính là động lực, nhắc nhở cô vượt chông gai, tiến về phía trước.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Đám cưới cực hiếm ở Lâm Đồng, 3 chị em làm cô dâu cùng ngày, vào hôn trường cùng giờ
Từ nhỏ, 3 chị em Kiều Nhi đã quen nếp sống gắn bó, thậm chí ngủ cùng phòng đến lớn. Mới đây, cả 3 người đồng lòng tổ chức lễ cưới chung 1 ngày."> -
Gieo Mầm Thiện Tâm quyên góp gần 21,6 tỷ đồng hỗ trợ trường học vùng bão lũẢnh: Vingroup “Hy vọng những ca khúc ngày hôm nay mà các anh em nghệ sĩ mang tới cho khán giả sẽ giúp mọi người xoa dịu được nỗi đau, tìm được tia sáng sau những ngày mưa bão, mang lại nụ cười ấm áp trên môi đồng bào đang chịu ảnh hưởng của thiên tai”, ca sĩ, nhạc sĩ Rhymastic chia sẻ.
Đêm nhạc khai màn với những tiết mục thấm đượm cảm xúc, nổi bật là ca khúc “Việt Nam trong tôi là” qua phần thể hiện đầy nội lực của ca sĩ Dương Hoàng Yến, hay các ca khúc “vẽ lại” bức tranh bản làng phía Bắc bình yên, xinh đẹp, như “Chiếc khăn Piêu”, “Nhà em ở lưng đồi”, “Niềm vui của em” qua phần thể hiện của ca sĩ Bảo Trâm, Đông Hùng.
Hàng triệu khán giả cũng không khỏi ấn tượng với các ca khúc “Người Việt”, “Hoa Ban” của Binz, Hà Lê, $A Milo và Kiên Ứng với những âm hưởng hào hùng, khắc họa hình ảnh một dân tộc Việt Nam kiên cường trước mọi thử thách, mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh.
Đan xen cùng những giai điệu mới là khoảnh khắc Divo Tùng Dương làm khán giả thổn thức với những ca khúc mang thông điệp ý nghĩa về tinh thần đoàn kết dân tộc cùng niềm hy vọng về sự hồi sinh và ngày mai tươi sáng, như “Cánh chim phượng hoàng”, “Ngày chưa giông bão”, “Một vòng Việt Nam”.
Không gian âm nhạc của Gieo Mầm Thiện Tâm thực sự bùng nổ với màn “đổ bộ” của dàn anh tài Tự Long, Bằng Kiều, SOOBIN, Cường Seven… Không chỉ mang tới các màn trình diễn đặc sắc làm nức lòng người xem, các nghệ sĩ với tinh thần hướng về đồng bào đã kéo công chúng sát lại gần nhau hơn, kết nối, nhân lên sức mạnh của sự sẻ chia, tương thân tương ái và niềm tự hào là người Việt Nam.
Màn đấu giá “xô đổ” các kỷ lục
Ngoài âm nhạc, sự kiện còn ghi dấu ấn với màn đấu giá sôi động - minh chứng cho tinh thần “cho đi là còn mãi”. Được dẫn dắt bởi siêu mẫu Xuân Lan, sản phẩm đấu giá đầu tiên là chiếc áo có toàn bộ chữ ký của các nghệ sĩ tham gia chương trình đã được trả giá 400 triệu đồng, gấp 40 lần so với giá khởi điểm. Đặc biệt, bức tranh với chủ đề “Hồi sinh” thể hiện những khát khao đi học của các em nhỏ vùng cao của họa sĩ Vàng Hải Hưng - người con đến từ Bát Xát, Lào Cai, có giá khởi điểm 20 triệu đồng nhưng đã thu về số tiền “khủng”, lên tới 1,3 tỷ đồng.
Điểm đặc biệt của bức tranh “đẹp như ước mơ của các em bé vùng cao và rực rỡ như tương lai mà Gieo Mầm Thiện Tâm hướng tới nằm ở những “đồng tác giả” với hoạ sĩ Vàng Hải Hưng. Đó là các em nhỏ trường THCS & THPT Bát Xát - những trái tim nhỏ nhưng kiên cường, kiên trì theo đuổi ước mơ dù gặp bao khó khăn.
“Tất cả chúng ta đều hướng về các địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão lũ. Để giúp đồng bào tái thiết lại cuộc sống, chúng ta cần những nguồn lực. Thông qua Vingroup, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và yên tâm”, bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công ty NewStarland, người thắng đấu giá bức tranh, chia sẻ.
Tại sự kiện, Tập đoàn Vingroup cũng công bố đóng góp thêm hơn 4,8 tỷ đồng cho Gieo Mầm Thiện Tâm, bên cạnh số tiền tài trợ 250 tỷ đồng đã công bố trước đó.
Trước đó, nhiều hoạt động trong chuỗi chương trình Gieo Mầm Thiện Tâm cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, với gần 110.000 khách đến tham dự trực tiếp tại Ocean City trong hai ngày 28-29/9.
Nối dài hành trình tái thiết sau cơn bão
Toàn bộ số tiền quyên góp được từ chuỗi hoạt động Gieo Mầm Thiện Tâm sẽ được đầu tư cho các công trình tái thiết các điểm trường thiệt hại do đợt bão lũ vừa qua. Hai dự án tái thiết đầu tiên được thực hiện tại Lào Cai và Yên Bái.
Cụ thể, tại Lào Cai, hạt mầm thiện tâm đầu tiên đã được gieo với dự án “Tái thiết khu bán trú trường THCS & THPT Bát Xát”. Một khu nhà 5 tầng mới sẽ được xây dựng với 30 phòng học khang trang dành cho hơn 500 em học sinh đang học tập tại trường.
Tại Yên Bái, chương trình sẽ tài trợ kinh phí để xây mới dãy nhà 8 phòng dạy học, đồng thời khôi phục nhà xe đã hư hỏng cho 300 học sinh trường Tiểu học & THCS Tân Đồng, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.
Thế Định
"> -
Phụ nữ độc thân, chưa có con ngày càng giàu hơn"Tôi yêu trẻ con và tất cả lũ trẻ là con của bạn bè tôi. Tôi chỉ không chắc mình có yêu cuộc sống của mình khi tôi sinh con hay không", cô giải thích.
Giống với Ashley, ngày càng đông phụ nữ chọn từ bỏ việc làm mẹ. Từ đó, nhiều người trong số họ đang thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp của họ so với các thế hệ trước và trở nên giàu có hơn.
Theo nghiên cứu mới của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, phụ nữ độc thân, không có con có tài sản trung bình 65.000 USD vào năm 2019, so với 57.000 USD của đàn ông có hoàn cảnh tương tự. Ở nhóm mẹ đơn thân, con số này là 7.000 USD.
Tập trung vào bản thân
Ngay cả trước khi Covid-19 xuất hiện, chuyện kết hôn, sinh con đẻ cái vốn đã bị nhiều thanh niên và người trưởng thành từ chối. Khó khăn do dịch bệnh gây ra có phần đẩy nhanh xu hướng này.
Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm ngoái cho thấy 44% người Mỹ trong độ tuổi 18-49 chưa có con nói rằng họ không có kế hoạch sinh con trong tương lai gần, tăng 7% so với năm 2018.
Tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm trong 30 năm qua khi mọi người kết hôn muộn hơn và không có con.
Năm 1990, có khoảng 71 ca sinh mỗi năm cho mỗi 1.000 phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi. Đến năm 2019, con số này đã giảm xuống gần 58 ca, theo một phân tích của Cục điều tra dân số. Đồng thời, tỷ lệ phụ nữ từ 25 đến 34 tuổi chưa có con đạt mức kỷ lục vào năm 2018.
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chi phí gia tăng trong việc nuôi dạy một gia đình là một yếu tố quan trọng trong quyết định sinh ít hoặc không có con của người Mỹ.
Theo Viện Brookings, chi phí để nuôi dạy một đứa trẻ sinh từ năm 2015 trở đi đến năm 17 tuổi ước tính mất khoảng 310.605 USD. Với tốc độ lạm phát, con số tăng thêm khoảng 26.000 USD. Dự báo không bao gồm chi phí học đại học.
Ngoài chi phí nuôi dạy trẻ, còn những khoản khác phải xem xét.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ đi làm phải chấp nhận "sự thiệt thòi khi làm mẹ" kể cả lúc mang thai hay sau khi sinh con.
Trong nghiên cứu thực hiện trước dịch bệnh, Julie Kashen, giám đốc phụ trách mảng bình đẳng kinh tế của phụ nữ tại tổ chức tư vấn Century Foundation, chỉ ra các bà mẹ bị giảm 15% thu nhập hàng năm cho mỗi đứa trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, các bà mẹ da màu và gốc Latin thường chịu rủi ro cao hơn các đồng nghiệp da trắng.
Thu nhập cao vẫn từ chối có con
Melissa Kearney, giáo sư kinh tế tại Đại học Maryland, cho rằng những thay đổi văn hóa cũng đang khiến phụ nữ trì hoãn hoặc bỏ qua việc làm mẹ.
Những người Mỹ là thanh niên trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 lớn lên, chứng kiến một loạt các tiêu chuẩn khác nhau về hai khía cạnh: phụ nữ có sự nghiệp và nhiệm vụ nuôi dạy con cái.
Kearney, giám đốc của Nhóm Chiến lược Kinh tế Aspen và là bà mẹ 3 con, cho biết: “Ưu tiên của mọi người đã thay đổi. Không hẳn là phụ nữ ít thích trẻ con hơn hay nguyên nhân là có con quá tốn kém, mất thời gian. Đó đơn giản là sự khác biệt giữa thế hệ hiện tại so với thế hệ trước".
Ashley, người đã kết hôn 4 năm trước khi ly hôn vào năm 2008, có mức độ độc lập tài chính ở mức cao. Năm 2019, cô bỏ ra 90.000 USD mua căn hộ riêng và tiến hành cải tạo.
Kristyna, chị gái của cô, cũng độc thân và không có con. Ashley cho biết cô đã thực hiện 10 chuyến đi trong 12 tháng qua, thường là với nhóm bạn khoảng 25 người, phần lớn chưa lập gia đình và chưa có con.
Anna Dickson (41 tuổi), người gần đây đi du lịch cùng Ashley, giữ chức vụ giám đốc sản phẩm tại Google, bày tỏ: "Tất cả người trong nhóm đều rất thông minh, tài năng và đều độc lập". Dickson cũng đã ly hôn và hiện sống với bạn trai ở Manhattan (New York).
“Mọi người cảm thấy ít có nghĩa vụ hơn đối với gia đình mà họ sinh ra", Nicole Sussner Rodgers, người sáng lập và giám đốc điều hành của Family Story, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington chuyên về nâng cao nhận thức về các lựa chọn thay thế cho cấu trúc gia đình truyền thống, lý giải.
Tuy vậy, cuộc sống mà Ashley và Dickson đã chọn cũng có những mặt hạn chế.
Những người độc thân và không có con phải trả nhiều thuế hơn. Việc tự mình mua nhà cũng khó hơn rất nhiều, đặc biệt là với giá nhà và tiền thuê nhà ở mức cao kỷ lục, cùng với tỷ lệ thế chấp gia tăng. Một nỗi lo khác đối với những người không có con cái là thiếu người chăm sóc họ lúc về già.
Nhưng đối với Dickson, những ưu điểm của việc làm cha mẹ không nhiều hơn khuyết điểm.
“Tôi thích đi du lịch và đi bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi thà hối hận vì không có con còn hơn hối hận vì đã có chúng”, Dickson, người có các cuộc vui với đại gia đình và bạn bè của cô trong suốt năm qua, bày tỏ.
Về phần Ashley, cô vẫn trả tiền để bảo quản trứng trong trường hợp đổi ý. Nhưng nếu vẫn chọn không có con, người phụ nữ cũng không thấy hối hận.
“Nếu bạn không có con, đó là một lựa chọn và không liên quan gì đến chuyện bạn sẽ kém hạnh phúc đi. Bạn cũng có thể rất vui khi đi theo con đường đó", cô khẳng định.
Theo Zing
">