当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Hebar với Lokomotiv Sofia, 22h30 ngày 16/2: Chủ nhà đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Hebar Pazardzhik, 21h30 ngày 25/4: Bảo vệ ngôi đầu
Hệ thống phòng không S-400 của Nga (Ảnh: Sputnik).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 28/11 tuyên bố, thông qua việc phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik, Nga đã đưa ra lời cảnh báo rõ ràng tới phương Tây rằng: ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev và kiềm chế các cuộc phiêu lưu quân sự tiếp theo.
"Thông điệp rất rõ ràng và thẳng thắn: dừng lại. Không nên hành động như vậy nữa. Đừng cung cấp cho Kiev mọi thứ họ muốn, đừng khuyến khích họ tham gia vào những cuộc phiêu lưu quân sự mới. Chúng quá nguy hiểm", ông Ryabkov nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT.
"Đã đến lúc phải thừa nhận rằng Mỹ, NATO và những nước khác, những nước đang tham gia cuộc chơi cùng với Kiev, cùng với phương Tây, đã trở thành những bên tham gia hoàn toàn vào cuộc xung đột này", nhà ngoại giao Nga cho biết.
Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh cam kết của Nga đối với các thỏa thuận với Mỹ liên quan đến việc thông báo về các vụ phóng thử tên lửa, khẳng định rằng các kênh liên lạc cần thiết vẫn hoạt động.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng các nước phương Tây đang đùa giỡn với ảo tưởng sai lầm rằng họ có thể giành được chiến thắng chiến lược trước Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 21/11 xác nhận trên truyền hình quốc gia rằng Moscow đã phóng tên lửa thế hệ mới Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine để đáp trả việc Kiev tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa phương Tây. Đây là tên lửa siêu vượt âm tầm trung, không mang đầu đạn hạt nhân.
Ông Putin cũng khẳng định Ukraine không có cách nào để đánh chặn tên lửa thế hệ mới này của Nga khi nó có tốc độ di chuyển nhanh gấp 10 lần âm thanh.
Tổng thống Nga xác nhận tên lửa Oreshnik, có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.
Mặc dù tên lửa Nga phóng không mang đầu đạn hạt nhân nhưng tên lửa này dường như sử dụng nhiều đầu đạn để tấn công các mục tiêu riêng biệt.
Giới chức Mỹ và phương Tây cũng xác nhận tên lửa thế hệ mới của Nga mang nhiều đầu đạn.
Tổng thống Putin cho biết cuộc tấn công của Nga không sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), mà là một hệ thống tên lửa tầm trung được phát triển sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.
Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Nga để đáp trả việc Ukraine sử dụng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Oreshnik không phải là tên lửa liên lục địa nên Moscow không có nghĩa vụ phải thông báo cho Washington mỗi lần tên lửa được phóng.
"Tuy nhiên, Trung tâm Giảm thiểu Mối đe dọa Hạt nhân Quốc gia hoạt động tự động và duy trì liên lạc liên tục với một hệ thống tương tự ở Mỹ. Thông qua hệ thống này, một cảnh báo tự động đã được gửi 30 phút trước khi phóng", người phát ngôn Điện Kremlin giải thích.
Theo Sputnik" alt="Nga cảnh báo đanh thép phương Tây sau vụ phóng tên lửa không thể đánh chặn"/>Nga cảnh báo đanh thép phương Tây sau vụ phóng tên lửa không thể đánh chặn
Lính Ukraine ở tiền tuyến Donbass (Ảnh: Getty).
Trong một bài báo được công bố hôm 26/11, The Economistlưu ý rằng rất khó để ước tính thiệt hại thực tế của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, vì các quan chức Ukraine và các đồng minh của họ "không sẵn sàng đưa ra con số ước tính".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 2 tuyên bố Kiev mất khoảng 31.000 quân kể từ khi xung đột với Nga leo thang vào tháng 2/2022. Ông từ chối tiết lộ có bao nhiêu người bị thương, với lý do rằng thông tin này sẽ cho Nga biết "còn bao nhiêu người trên chiến trường".
Tuy nhiên, The Economistdẫn số liệu từ các quan chức Mỹ cho biết, tổng số thương vong của Ukraine hiện lên tới hơn 308.000 quân nhân. Đồng thời, theo phân tích dựa trên các nguồn khác, con số này có thể lên tới gần nửa triệu quân, trong đó "ít nhất" 60.000-100.000 người được cho là đã thiệt mạng.
"Dường như còn 400.000 người nữa bị thương quá nặng đến mức không thể tiếp tục chiến đấu", The Economistđưa tin.
Báo cũng trích dẫn trang web UAlosses, nơi theo dõi và lập danh mục tên và độ tuổi của những người đã thiệt mạng. Theo dữ liệu của trang web này, Ukraine đã mất ít nhất 60.435 quân, tức là hơn 0,5% dân số nam giới trong độ tuổi chiến đấu trước xung đột.
Mặc dù dữ liệu về tổn thất của UA không đầy đủ và không thống kê độ tuổi của tất cả binh lính, The Economistcho rằng tỷ lệ thực tế những người đã thiệt mạng trong giao tranh cao hơn và số lượng quân nhân bị thương nặng đến mức không thể chiến đấu thậm chí còn lớn hơn.
Đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tổn thất quân sự của Ukraine kể từ tháng 2/2022 đã lên tới gần 500.000 người, nhưng không nêu rõ có bao nhiêu người đã thiệt mạng hoặc bị thương.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga, Kiev cũng tổn thất hơn 35.000 quân nhân kể từ tháng 8 trong cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga.
Vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổn thất về nhân lực của Moscow trong cuộc xung đột chỉ bằng một phần nhỏ so với phía Ukraine. Kiev chưa lên tiếng về thông tin này.
Tính đến ngày 31/8, Phái bộ giám sát nhân quyền của Liên hợp quốc tại Ukraine đã ghi nhận ít nhất 11.743 dân thường thiệt mạng và 24.614 người bị thương ở Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự.
Các quan chức Liên hợp quốc và Ukraine cho biết con số thực tế có thể cao hơn nhiều, do khó khăn trong việc xác minh số người chết và bị thương, đặc biệt là ở những khu vực như thành phố cảng Mariupol bị tàn phá hiện do Nga kiểm soát.
Theo hãng tin Newsweek, hiện không thể xác minh con số thương vong thực sự của cả hai bên trong cuộc xung đột. Kurt Volker, cựu đại diện của Mỹ về đàm phán Ukraine, cho biết "không ai thực sự biết con số chính xác".
Vào cuối tháng 1, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh James Heappey nói với các nhà lập pháp Anh rằng thương vong của Nga ở Ukraine khoảng 350.000 người. Bộ trưởng Heappey cho biết, hàng chục nghìn lính đánh thuê của lực lượng quân sự tư nhân Wagner, nhóm tham gia chiến dịch quân sự của Nga ở thành phố Bakhmut tại Donetsk vào tháng 5/2023, đã thiệt mạng và bị thương.
Theo hãng tin Newsweek, những con số trên không nói lên toàn bộ cục diện chiến sự. Nga có quân dự bị lớn hơn nhiều so với Ukraine và dân số cũng đông hơn để có thể tuyển quân.
Nga là một trong những lực lượng vũ trang tại ngũ lớn nhất thế giới, với khoảng 1,1 triệu quân tại ngũ và 1,5 triệu quân dự bị. Ukraine có từ 500.000 đến 800.000 quân tại ngũ, với tới 400.000 quân dự bị, nhưng được cho là có khoảng một triệu người được trang bị vũ khí.
Theo RT" alt="Hé lộ thương vong nặng nề của Ukraine trong xung đột với Nga"/>Hé lộ thương vong nặng nề của Ukraine trong xung đột với Nga
Lễ Tưởng niệm nhà hoạt động hòa bình Mỹ Merle Evelyn Ratner (Ảnh: VUFO).
Ngày 16/2, VUFO đã tổ chức Lễ Tưởng niệm nhà hoạt động hòa bình Mỹ Merle Evelyn Ratner, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Bà đã qua đời trong một tai nạn giao thông tại thành phố New York, Mỹ vào tối ngày 5/2.
Có 150 người đã tham gia lễ Tưởng niệm bằng hình thức trực tiếp, gồm đại diện các bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội; ông Ngô Thanh Nhàn, chồng bà Merle Evelyn Ratner; đại diện các tổ chức, cá nhân là bạn bè, đối tác của bà Merle Evelyn Ratner; công chức, người lao động của VUFO.
Lễ tưởng niệm diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến (Ảnh: VUFO).
Lễ Tưởng niệm nhằm tưởng nhớ, tri ân, và tôn vinh những đóng góp của bà trong hoạt động hòa bình, phản đối chiến tranh ở Việt Nam trước đây cũng như những hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối ngoại nhân dân giữa Việt Nam và Mỹ.
Bà Merle Evelyn Ratner, sinh năm 1956 tại thành phố New York, có tình yêu đặc biệt với Việt Nam. Bà từng xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khi mới 13 tuổi và nổi tiếng với hành động treo khẩu hiệu phản chiến lên tượng Nữ thần Tự do.
Bà Merle Ratner tham gia rất tích cực trong biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ cuối thập niên 1960, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; tham gia phong trào chống chủ nghĩa đế quốc thập niên 1970, 1980, và chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay.
Bà là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức "Chiến dịch cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân chất độc Da cam ở Việt Nam (VAOR-RC)" của khu vực New York.
Sau năm 1975, với tình yêu sâu sắc dành cho Việt Nam, bà Merle Ratner đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ, hỗ trợ cho nhiều hoạt động quốc tế của Việt Nam và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Trước đó, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã gửi Điện chia buồn tới gia quyến bà Merle Ratner.
Bà Merle Ratner trong một bài trả lời phỏng vấn truyền thông Việt Nam (Ảnh: VNA).
Tưởng niệm người bạn thủy chung của Việt Nam Merle Evelyn Ratner
Nhận định, soi kèo Nam Định vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 26/4: Khách thất thế
Một tòa nhà ở Ukraine bốc cháy sau đợt tập kích của Nga (Ảnh: AFP).
"Quốc hội Ukraine lên lịch họp trong khoảng 1 giờ để chất vấn các hoạt động của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky. Nhưng phiên họp bị hủy do có thông tin về khả năng xảy ra các cuộc tấn công. Điều này không đồng nghĩa chắc chắn xảy ra một vụ tấn công, nhưng cảnh báo vẫn nghiêm trọng", nghị sĩ Yaroslav Zheleznyak của Ukraine viết trên Telegram.
Ông cho biết thêm: "Vì hôm nay không có nội dung quan trọng nào trong chương trình nghị sự, phiên họp đã được hoãn sang tuần làm việc toàn thể tiếp theo".
Nghị sĩ Mykyta Poturaiev cho biết thêm: "Ngoài ra, còn có khuyến nghị hạn chế hoạt động của tất cả các văn phòng thương mại và tổ chức phi chính phủ vẫn còn trong phạm vi cảnh báo đó và người dân địa phương đã được nhắc nhở về mối đe dọa gia tăng".
Một thành viên khác của quốc hội Oleksiy Goncharenko, mô tả quyết định này là "vô lý", nói rằng nó chỉ "tạo ra thêm sự hoảng loạn" ở Kiev và có lợi cho Nga. Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Zelensky nói với các nhà báo rằng văn phòng tổng thống vẫn hoạt động bình thường.
Động thái này của Ukraine diễn ra sau quyết định tạm thời đóng cửa các hoạt động của một số đại sứ quán nước ngoài vì lo ngại về mối đe dọa tấn công vào Kiev.
Thủ đô của Ukraine thường xuyên hứng các cuộc tập kích của Nga kể từ khi xung đột bùng nổ đến nay. Trong tuyên bố hôm 21/11, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã triển khai hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới nhắm vào lãnh thổ Ukraine và chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng.
Tổng thống Putin cáo buộc Washington và NATO cố tình làm leo thang xung đột Ukraine bằng cách cung cấp cho Kiev vũ khí chính xác tầm xa có khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga.
Tuần này, Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công các mục tiêu ở khu vực Bryansk và Kursk trong lãnh thổ Nga. Tổng thống Putin coi đây là bằng chứng cho thấy phương Tây có ý định mở rộng phạm vi xung đột.
Tuy nhiên, người đứng đầu Điện Kremlin khẳng định vũ khí tầm xa của phương Tây không thể giúp Ukraine xoay chuyển tình hình, mà chỉ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột, khiến phương Tây trở thành một bên tham chiến.
Theo Reuters" alt="Quốc hội Ukraine hủy họp vì nguy cơ tấn công tên lửa từ Nga"/>Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, vấn đề quan trọng lúc này là tổ chức và triển khai tốt quy hoạch Vùng Thủ đô hiện có. Trong khi, Vùng Thủ đô hiện chưa vận hành trơn tru thì đã tính chuyện mở rộng là chưa hợp lý.
Xin ông lý giải quản điểm của mình đối với phương án mở rộng Vùng Thủ đô lên 15 tỉnh, thành của Bộ KH&ĐT đưa ra trong Dự thảo Báo cáo bổ sung về các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai Luật Quy hoạch?
-Theo phương án của Bộ KH&ĐT, Vùng Thủ đô mới sẽ gồm 15 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.Phương án mở rộng cần phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng và hiện tại chưa nên mở rộng Vùng Thủ đô lên đến 15 tỉnh thành. Bởi vì với quy mô 9 tỉnh thành như hiện nay, Vùng Thủ đô đã đáp ứng cơ bản yêu cầu và khả năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, kỹ thuật rồi.
Rõ ràng, có sự khác nhau giữa vai trò của Vùng Thủ đô và Vùng đồng bằng sông Hồng. Chúng ta không nên đổi Vùng đồng bằng sông Hồng thành Vùng Thủ đô mới. Nếu Vùng Thủ đô có cả những tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Quảng Ninh và cả vùng nông nghiệp rộng lớn thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với những đặc điểm địa lý, kinh tế quá khác biệt với Hà Nội là chưa phù hợp.
Vậy theo ông, mô hình Vùng Thủ đô hiện tại đã là tối ưu?
-Đối với Vùng Thủ đô, từ năm 2008 chúng ta đã có quyết định phê duyệt gồm 7 tỉnh, thành phố với đầu tàu là Hà Nội. Sau gần 5 năm thực hiện, đến 2012, Chính phủ đề xuất vùng thủ đô mở rộng thêm ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Sau 4 năm nghiên cứu khá kỹ lưỡng thì đến năm 2016, quy hoạch điều chỉnh Vùng Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050 mới được phê duyệt. Đây là nghiên cứu tổng hoà nhiều yếu tố, chúng ta nên giữ quy mô vùng như hiện tại.
Nếu như theo đề xuất của Bộ KH&ĐT thì Vùng Thủ đô sẽ trùng lặp với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, như vậy là chỉ kinh tế đơn thuần chứ không mang tính chất trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục và kinh tế tổng hợp của quốc gia nữa. Trong khi, chúng ta đang muốn đẩy Vùng này lên trở thành có vị thế trong khu vực và trên thế giới thì quy mô hiện nay là hợp lý.
Với mô hình được xác định là Vùng kinh tế tổng hợp, với thế mạnh của vùng này, nếu làm tốt sẽ có vị thế không phải với quốc gia mà còn có vị thế đối ngoại với khu vực và thế giới. Đây là sự khác biệt giữa vùng Thủ đô với vùng kinh tế trọng điểm để liên kết nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế quốc gia.
Sau hơn 10 năm, có thể khẳng định với mục tiêu hình thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo, trong đó chính trị là quan trọng, kinh tế là nòng cốt thì quy mô như hiện tại của Vùng Thủ đô là cơ bản tối ưu.
Thực tế dù đã được điều chỉnh nhưng sự liên kết chung, đặc biệt là về kinh tế của các địa phương trong Vùng Thủ đô hiện tại vẫn chưa được như kỳ vọng. Vậy vấn đề nằm ở đâu, thưa ông?
-Từ lần điều chỉnh năm 2012 được phê duyệt năm 2016 đến nay qua gần 10 năm hình thành Vùng Thủ đô dù đã phát huy vai trò liên kết vùng một cách nhất định, nhưng còn tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch.
Thứ nhất, sự liên kết liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng còn mang nhiều tính hình thức, “mạnh ai nấy chạy”, tỉnh nào mạnh thì làm theo hướng của tỉnh đó.
Thứ hai, chúng ta còn thiếu cơ chế điều phối vùng. Từ năm 2008, chúng ta đã có mô hình văn phòng Ban chỉ đạo quy hoạch Vùng nhưng sau đó phải giải thể, đến năm 2016 tiếp tục kiến nghị phải có một Ban chỉ đạo Vùng. Ban chỉ đạo này không phải do Chủ tịch các Tỉnh thay phiên nhau điều hành mà phải do một Phó Thủ tướng phụ trách. Tuy nhiên đến nay, chúng ta vẫn chưa thực hiện được các đề xuất này.
Một nguyên nhân quan trọng, Vùng là mô hình chưa được Hiến định trong Hiến pháp nên các các cơ chế chính sách để thúc đẩy cũng còn nhiều hạn chế do bị chi phối bởi Luật Thủ đô, các nghị quyết phát triển của từng tỉnh...
- Vậy theo ông cần giải pháp gì để giải quyết điểm nghẽn trên?
Để mô hình vùng phát triển thì nhất thiết phải có sự đổi mới về hình thức liên kết với nhau. Trước mắt, đối với Vùng Thủ đô chúng ta có thể kiến nghị Quốc hội cho phép thí điểm mô hình cơ quan điều phối hay Ban Chỉ đạo Vùng để thúc đẩy liên kết.
Bởi, liên kết tự nguyện thì mỗi tỉnh thành vì lợi của địa phương mình chứ không vì cái chung. Trong khi, mô hình Văn phòng Ban chỉ đạo Vùng đã được kiến nghị tái thành lập từ năm 2016 đến nay vẫn vướng các luật và nghị quyết. Đây là vấn đề cần được sự chấp thuận của Quốc hội.
Kinh nghiệm quốc tế đối với địa giới hành chính vùng hiện ra sao, thưa ông?
-Theo tôi được biết, tại nhiều nước, Vùng là một đơn vị tổ chức hành chính được hiến định trong hiến pháp. Do đó, họ có một cơ quan điều phối vùng hoạt động rất hiệu quả. Vấn đề của Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của họ chính là chúng ta cần có mô hình điều phối vùng được Quốc hội thông qua. Từ đó, Chính phủ sẽ cụ thể hóa bằng những quy định thì chúng ta sẽ thực hiện được hiệu quả mô hình vùng.
- Xin cảm ơn ông!
KTS. Trần Huy Ánh - Ủy viên Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội:
Việc hình thành, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội là tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển đồng thời kích thích sự phát triển của các địa phương xung quanh. Thay vì mất công sức cho phân vùng "hữu danh vô thực", 15 tỉnh thành nên tập trung thực hiện điều 27 Luật Quy hoạch "Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn" từ đó định ra "Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển; Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội".
KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam:
Không có cơ sở để gọi tên Vùng Thủ đô với 15 tỉnh, thành mà Bộ KHĐT vừa đề xuất. Bởi cũng giống như các nước trên thế giới, việc hình thành vùng Thủ đô được tính toán rất kỹ, có nguyên lý, có tiêu chí về địa lý, dân số, lịch sử, văn hóa, xã hội, giao thông, cảnh quan, phát triển đô thị… Cơ cấu đô thị - nông thôn được tính toán rất kỹ lưỡng, bài bản.
Với đề xuất hiện nay, vùng Thủ đô mới như "trộn" giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng hiện hữu. Vùng Thủ đô mới sẽ "ôm" thêm cả khu vực nông nghiệp rộng lớn của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và vùng núi xa xôi, vùng giáp biên Trung Quốc của Quảng Ninh làm mất đi ý nghĩa của vùng Thủ đô. Bán kính giữa Thủ đô và các địa phương trong vùng chỉ nên khoảng 50 – 70km, để người dân thuận tiện đi vào Thủ đô làm việc, đồng thời tạo nên những khu vực phát triển năng động sát cạnh Thủ đô.
Theo Lê Sáng
Diễn đàn Bất động sản
" alt="Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm: Chưa nên mở rộng Vùng Thủ đô"/>Quân nhân Nga tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ năm 2023 (Ảnh: Reuters).
Tạp chí US News and Worldcủa Mỹ cuối tuần qua công bố bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới năm 2024. Xếp hạng này đánh giá sức mạnh quân sự của các quốc gia dựa trên một bộ chỉ số, bao gồm quy mô lực lượng, trình độ công nghệ vũ khí cũng như các nguồn lực kinh tế và chiến lược.
Theo bảng xếp hạng, Nga xếp vị trí số 1, tiếp đến là Mỹ, Israel.
Trung Quốc và Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 và 5, theo sau là Iran (6), Anh (7), những quốc gia thể hiện năng lực quân sự ổn định.
Ukraine dù gặp khó khăn nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ 8, phản ánh những nỗ lực đáng kể trong việc củng cố lực lượng vũ trang. Đức và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt xếp thứ 9 và 10.
Bảng xếp hạng còn bao gồm các quốc gia khác có tiềm năng quân sự đáng kể. Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản lần lượt ở vị trí 11, 14 và 16. Belarus, Ả Rập Xê Út xếp thứ 12 và 13 sau khi tăng cường đáng kể năng lực quân sự trong những năm qua.
Ngoài các cường quốc quân sự lớn, danh sách này còn bao gồm các quốc gia có sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chiến lược đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây như Kazakhstan đứng thứ 22 và Serbia thứ 18.
Nga đã mở rộng quân đội, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/9 đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga thêm 180.000 quân lên gần 2,4 triệu người, trong đó 1,5 triệu người là lực lượng chiến đấu. Đây là lần thứ 3 Nga mở rộng quy mô quân đội kể từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một tổ chức tư vấn quân sự hàng đầu, sự gia tăng như vậy sẽ giúp Nga vượt qua Mỹ và Ấn Độ về số lượng binh sĩ chiến đấu tại ngũ.
Cùng với đó, ngành công nghiệp quốc phòng đang được xem là động lực của nền kinh tế Nga với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua.
BáoWashington Postngày 27/10 nhận định, chi tiêu quân sự quá mức của Nga đang đẩy nền kinh tế nước này vào nguy cơ tăng trưởng quá mức theo cách buộc các công ty Nga phải tăng lương để đáp ứng nhu cầu lao động trong khi vẫn phải cạnh tranh với mức lương cao của quân đội.
Lương quân nhân tăng đẩy nhanh tốc độ tăng lương ở Nga, gây áp lực đáng kể lên các công ty tư nhân đang phải vật lộn để theo kịp. Theo Rosstat, tiền lương thực tế ở Nga tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2024. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, con số thực tế có thể cao hơn.
Một cuộc khảo sát gần đây của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga cho thấy 82,8% doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên. Trong khi đó, Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga (Rosstat) báo cáo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,4% tính đến tháng 6.
"Theo các nhà kinh tế, Nga có đủ khả năng tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine thêm vài năm nữa vì doanh thu từ dầu mỏ khổng lồ và sự thất bại của các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là mức trần giá dầu do G7 đưa ra đã không thể gây sức ép lên doanh thu từ dầu mỏ của Nga", Washington Postviết.
Theo Avia-Pro, Pravda" alt="Quân đội Nga lần đầu được xếp hạng mạnh nhất thế giới"/>