- Nữ bệnh nhân 24 tuổi ban đầu phát hiện đau lưng ê ẩm, sau tăng dần. Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện có khối u ở tuỷ sống, to 6cm.Ngày 13/3, Ths.BS Nguyễn Đức Liên, phụ trách khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện K cơ sở Tân Triều cho biết, nữ bệnh nhân phát hiện đau lưng từ cách đây khoảng 6 tháng. Nghĩ do công việc, tuổi còn trẻ nên chủ quan.
Gần đây bệnh nặng dần, đi lại khó khăn mới đến bệnh viện thăm khám. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị khối u tủy sống lưng từ D12 đến L3, kích thước 6cm.
|
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật qua kính hiển vi giúp bóc tách chính xác khối u |
Đây là vị trí u liên quan đến vùng tủy sống và đuôi ngựa với rất nhiều dây thần kinh có chức năng quan trọng như vận động, cảm giác, điều khiển chức năng đại tiện, tiểu tiện.
Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định mổ lấy khối u. Ngoài nhiệm vụ phải bóc tách khối u, kíp mổ còn phải bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh thoát ra từ đây.
“Chỉ cần sơ sẩy một chút có thể làm tổn thương cấu trúc tuỷ sống hoặc các dây thần kinh, gây hậu quả nặng nề khiến người bệnh không thể tiểu tiện tự chủ, liệt vận động, hoặc rối loạn cảm giác sau mổ”, BS Liên chia sẻ.
Để phẫu thuật chính xác, các bác sĩ sử dụng phương pháp vi phẫu, dùng kính hiển vi phẫu thuật phóng đại lên nhiều lần và dùng thêm máy hút u siêu âm.
Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy toàn bộ khối u, bảo vệ an toàn cấu trúc tủy sống và rễ thần kinh.
|
Khối u 6cm trên tuỷ sống bệnh nhân |
Hiện tại ngày thứ 2 sau mổ, bệnh nhân đã cử động chân bình thường, các chức năng cảm giác và đại tiểu tiện bình thường. Khi có kết quả sinh thiết, các bác sĩ sẽ tiếp tục hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.
Bệnh dễ bị bỏ qua
BS Liên cho biết, u tủy là khối u có triệu chứng khởi phát khá kín đáo và tiến triển chậm khiến nhiều bệnh nhân thường nghĩ các nguyên nhân thông thường như đau lưng do thoái hoá nên bệnh dễ bị bỏ qua.
Các triệu chứng lâm sàng sớm của u tủy sống gồm đau cột sống, đi lại khó khăn thoáng qua.
Đau là triệu chứng khởi phát thường gặp nhất, tuy nhiên người bệnh thường chỉ chú ý đến triệu chứng đau mà bỏ qua triệu chứng, tê, yếu tay, chân khi chúng còn nhẹ.
Khi u phát triển đủ lớn sẽ gây rac các rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn (gây tiêu, tiểu khó, táo bón), co cứng cơ, teo cơ và các triệu chứng khác.
Ở giai đoạn nặng, khối u ở tủy cổ có thể sẽ xuất hiện thêm triệu chứng rối loạn hô hấp.
Để chẩn đoán chính xác có bị u nội tủy hay không, bệnh nhân cần đến khám các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa ung bướu thần kinh.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ định khu vùng cột sống tương ứng gây ra triệu chứng, từ đó bệnh nhân sẽ được chụp MRI để xác định có bị u không và u loại gì, tính chất của u ra sao, mối liên quan giữa u và tủy sống giúp xác định chẩn đoán và đánh giá đầy đủ trước mổ cũng như đánh giá sau mổ.
Việc điều trị các khối u nội tủy chủ yếu là phẫu thuật. Với u nội tủy có độ ác tính cao thì sau mổ cho hiệu quả kém, nguy cơ tái phát cao. Tùy từng loại giải phẫu bệnh mà có thể điều trị bổ trợ bằng hóa chất hoặc xạ trị.
Nhưng may mắn là đa số u nội tủy là các u có độ ác tính thấp và việc phẫu thuật lấy u đem lại hiệu quả điều trị rất khả quan.
Để xác định là u có độ ác tính cao hay thấp, bắt buộc phải mổ.
Nếu là loại u ác tính thấp, được chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời thì sau mổ tình trạng lâm sàng của người bệnh sẽ dừng lại giống như ở mức trước mổ hoặc tốt hơn, nguy cơ tái phát thấp và chất lượng cuộc sống sau mổ gần như người bình thường.
Thúy Hạnh
" alt=""/>Đau lưng âm ỉ, đi khám phát hiện ung thư tuỷ
Còn nửa tháng nữa là em chính thức lên xe hoa. Mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, chỉ còn chờ ngày phát thiệp cưới nữa là xong. Tuy nhiên, bây giờ, tâm trạng của em lại đang rất rối bời, em không biết, mình có nên tiếp tục làm đám cưới nữa hay không ?Em và chồng sắp cưới yêu nhau đã 3 năm. Khi yêu, anh cũng đưa em về quê ra mắt gia đình vài lần. Quê anh ở Nam Định còn em ở Hà Nội.
Những lần về thăm gia đình anh với tư cách bạn gái, em thấy gia đình anh rất vui vẻ, mọi người chân thật nên em rất quý. Tuy nhiên, kể từ khi bàn chuyện cưới xin, em thấy bố mẹ anh rất khác. Họ không còn vui vẻ thoải mái như trước nữa mà luôn coi mình là bề trên, cái gì cũng muốn tham gia và can thiệp .Bọn em không làm theo thì bực dọc và chửi bới.
Chúng em đi chụp ảnh cưới, dự dịnh sẽ chụp gói khoảng 4 – 5 triệu, nhưng bố mẹ chồng em không nghe. Mẹ chồng em bảo, như thế là phung phí. Theo ý của bà thì chỉ nên vào tiệm ảnh chụp 2 cái rồi phóng to chứ không cần phải làm album cho tốn tiền.
Em không đồng ý. Em nghĩ, cả cuộc đời mới có 1 dịp, người ta chụp ảnh cưới cả chục, cả trăm triệu, mình chụp như vậy là tiết kiệm lắm rồi. Thế mà bà giận, bảo em sống không biết lo toan tiết kiệm.
Rồi bà bảo, sau này cưới xong, tiền nong của hai vợ chồng, bà thu hết, cần tiêu gì thì bà đưa, chứ không thể để chúng em tự do thoải mái như thế được.
Em không dám nói gì, nhưng lạ một điều là chồng em cũng im lặng. Sau đó, em có hỏi thì anh bảo, bà nói cũng có lý, vì hai đứa đều tiêu hoang, không có người quản lý hộ thì lúc cần không biết lấy tiền đâu ra.
Thế là chúng em cãi nhau. Em rất buồn, em nghĩ, anh quá nhu nhược. Bọn em sống và làm việc ở Hà Nội, còn bà sống ở Nam Định, làm sao có thể để bà quản lý chi tiêu, rồi cần dùng gì thì lại hỏi bà? Thế mà anh lại đồng tình.
|
Ảnh minh họa |
Khi mua sắm đồ đạc cũng vậy, việc gì anh cũng nghe lời mẹ. Mua sắm giường tủ, chăn ga, gối đệm cho phòng trọ của bọn em trên Hà Nội, anh cũng phải đưa mẹ đi cùng và mua theo ý của bà chứ không phải em.
Mẹ chồng em thì càng ngày càng thể hiện quyền kiểm soát và tư tưởng chỉ biết thương xót con mình.
Thấy anh làm việc gì đó cho em là bà bực em ra mặt hoặc không thì bà lườm nguýt. Ai đời, buổi trưa nắng, một mình em phải lăn lóc ở bếp (mà bếp ở quê, nấu bằng rơm và than tổ ong thì mọi người biết là nóng bức đến thế nào) vậy mà chồng em cứ nằm khểnh xem ti vi.
Em gọi nhờ chồng phụ giúp thì mẹ chồng em bảo, cơm nước là việc của đàn bà, đàn ông vào bếp sẽ mụ mị người, đàn ông chỉ lo việc lớn thôi. Thế là, chồng em không dám ho he gì nữa. Anh quay đi khiến em rất bất ngờ.
Bất ngờ hơn là lúc bàn chuyện hôm cưới.
Chẳng là, chúng em đã thống nhất, khi đón dâu từ Hà Nội về, đoàn xe đưa dâu (khoảng 20 người) sẽ ở lại dùng cơm với họ nhà trai cho tình cảm. Nhưng khi thông báo với bố mẹ thì ông bà không đồng ý.
Mẹ chồng em bảo, trước giờ không có tục lệ như thế nên cứ thế mà làm. Thêm vào đó, khách khứa của chồng em, mẹ em cũng giới hạn, chỉ cho 2 mâm.
Em nghe mà bức xúc. Tiền cỗ, tiền tổ chức, thậm chí cả tiền ăn hỏi, tiền mua vàng để bà trao cho con dâu cũng là tiền của chúng em bỏ ra. Bây giờ, bà lại giới hạn lượng khách, và không cho mời cơm nhà gái khi họ vừa đi một chặng đường xa để đưa dâu. Thế mà chồng em vẫn vâng dạ. Và bảo em báo bên nhà gái tự túc.
Em giận và chán nản lắm. Em không muốn tổ chức đám cưới nữa. Em nghĩ, nếu lấy phải một người chồng nhu nhược, không có chính kiến và có một bà mẹ chồng đòi kiểm soát mọi thứ thì em cũng không có hạnh phúc. Nhưng từ chối bây giờ thì có phải quá đáng lắm không?
Thanh Thủy
(Hà Nội)
" alt=""/>Có nên bỏ hôn lễ khi phát hiện ra ý đồ của mẹ chồng ?