Bộ TT&TT đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia
Tiêu chuẩn nào cho hệ thống mạng đáp ứng Chuyển đổi số?
Boston Consulting (BCG) là một tập đoàn chuyên tư vấn về đổi mới sáng tạo của Hoa Kỳ, trong đó trọng tâm hiện tại đang tập trung vào việc chuyển đổi số (Digital Transformation). Kể từ khi được thành lập vào năm 1963 đến nay, BCG đã có 90 văn phòng đại diện tại 50 nước trên thế giới. Đây cũng là 1 trong 3 tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới xét theo khía cạnh doanh thu.
Tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với đại diện BCG một số mục tiêu chiến lược của Việt Nam hiện nay. Đó là việc phát triển doanh nghiệp CNTT, an toàn an ninh mạng, chuyển đổi số,…
![]() |
Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp đoàn công tác của tập đoàn tư vấn BCG đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại buổi tiếp, ông Vincent Chen đã chia sẻ với phía Việt Nam nhiều thông tin quan trọng về lĩnh vực chuyển đổi số. Theo đó, chuyển đổi số bao gồm 3 cấp độ. Thứ nhất là những thay đổi của chính phủ khi ứng dụng CNTT vào chính phủ điện tử. Tiếp đến là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của người dân và doanh nghiệp. Khái niệm chuyển đổi số sẽ bao hàm cả 3 cấp độ này.
Theo ông Vincent Chen, trong chuyển đổi số thì quan trọng nhất vẫn là việc chuyển đổi, phải thay đổi tư duy, cách tiếp cận và ứng dụng thì mới có thể tận dụng được hết lợi ích của việc chuyển đổi số.
Phân biệt giữa số hoá và chuyển đổi số, vị lãnh đạo BCG cho rằng, nhiều quốc gia đã số hoá nhưng chưa phát huy được tối đa các tiện ích và ứng dụng của việc số hoá này nên chưa thể gọi là chuyển đổi số. Điều này cũng giống như việc chúng ta sở hữu một chiếc điện thoại di động đắt tiền nhưng lại không dùng hết được chức năng của nó.
Lấy một ví dụ cụ thể hơn, ông Vincent Chen cho biết một đứa trẻ sinh ở Estonia trước đây sẽ phải đăng ký thông tin với 5 cơ quan khác nhau. Các cơ quan này gồm bệnh viện, bảo hiểm xã hội, số đăng ký công dân, trường học và cập nhật thông tin bố mẹ.
“Sau khi chuyển đổi số, bố mẹ của đứa bé chỉ cần cung cấp thông tin một lần, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước là phải chia sẻ thông tin đó cho nhau để phục vụ người dân được toàn diện nhất”, vị lãnh đạo BCG cho biết.
![]() |
Ông Vincent Chen, Giám đốc toàn cầu khối tư vấn chính sách công Tập đoàn Boston Consulting (trái) nhận quà lưu niệm từ Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng (phải) Ảnh: Trọng Đạt |
Nhiều quốc gia đã triển khai chuyển đổi số nhưng chỉ mới khu trú ở một vài lĩnh vực cụ thể. Hiện chỉ có khoảng trên 10 nước có chiến lược về chuyển đổi số để xây dựng nên một hệ sinh thái tổng thể. Trong đó, Australia là quốc gia hiện thành công nhất trên thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Trước câu hỏi của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về việc BCG có kiến nghị gì cho Việt Nam, ông Vincent cho rằng, Bộ TT&TT nên đóng một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc thúc đẩy chuyển đổi số của nhóm doanh nghiệp ICT trong nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chính sách để thúc đẩy các start-up Việt ở nước ngoài quay trở về nước.
Tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ với đoàn công tác BCG một số mục tiêu chiến lược của Việt Nam hiện nay. Đó là việc phát triển doanh nghiệp CNTT, an toàn an ninh mạng, chuyển đổi số,… Trong đó, lĩnh vực trọng tâm được ưu tiên hơn cả là an toàn an ninh mạng.
Người đứng đầu Ngành TT&TT bày tỏ mong muốn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghiệp sản xuất thiết bị An toàn an ninh mạng tiên tiến trên thế giới. Để thúc đẩy quá trình này, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT đã cử đại diện Cục An toàn Thông tin và Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ làm đầu mối để cùng với BCG cụ thể hóa các lĩnh vực Bộ quan tâm.
Trọng Đạt
Đoàn công tác Bộ TT&TT do Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu, cùng Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, đại diện các đơn vị Cục Vụ liên quan, đã có buổi làm việc tại Tổng Công ty MobiFone để định hướng phát triển một MobiFone mới.
" alt=""/>Chuyển đổi số: Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, cách tiếp cậnNhưng sự thay đổi này đã dẫn đến rất nhiều bất tiện cho người dùng. Chính vì vậy, anh chàng Scotty Allen của kênh YouTube Strange Parts đã thực hiện một chuyến hành trình, đi tìm cách mang jack cắm tai nghe trở lại trên chiếc iPhone 7 của mình.
Ban đầu, khi hỏi các kỹ thuật viên và những người chuyên sửa chữa iPhone về việc tự chế cổng cắm tai nghe 3.5mm cho iPhone 7, Scotty chỉ nhận được câu trả lời không thể. Thế nhưng sau đó, Scotty đã bay đến Trung Quốc để tìm kiếm câu trả lời khác.
Chuyến hành trình của Scotty Allen tới Trung Quốc, để mang jack cắm tai nghe 3.5mm trở lại với chiếc iPhone 7 anh đang sử dụng, đã được chia sẻ bằng một đoạn video dài 30 phút trên kênh YouTube Strange Parts. Đoạn video nhanh chóng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và có hơn 200 nghìn lượt xem chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Kết quả là Scotty đã thành công, khi khoan một lỗ để có thể cắm tai nghe 3.5mm vào chiếc iPhone 7. Tất nhiên anh chàng này đã phải vất vả tự chế một bảng mạch tùy chỉnh khác, sau đó gắn module của cổng kết nối 3.5mm vào. Nó thực sự đã hoạt động tốt trên chiếc iPhone 7 của anh.
Và để có đủ chỗ trống cho module của cổng kết nối 3.5mm, Scotty đã phải loại bỏ một bộ phận của chiếc iPhone 7. Đó là “barometric vent”, một loại cảm biến giúp đo độ cao của chiếc điện thoại. Rất may là cảm biến này cũng không quá quan trọng.
Các tính năng của chiếc tai nghe 3.5mm hoạt động khá tốt trên chiếc iPhone 7. Scotty có thể tăng giảm âm lượng, tạm dừng một bản nhạc, hay khi anh rút tai nghe ra thì ứng dụng nghe nhạc sẽ tự động tạm dừng.
Bạn có thể xem toàn bộ chuyến hành trình của Scotty Allen tại đây.
Theo GenK
" alt=""/>Anh chàng này đã tự chế jack cắm tai nghe 3.5mm cho iPhone 7, hoạt động được hẳn hoiBệnh viện Mỹ dùng trí tuệ nhân tạo để phát hiện bệnh nhân nhiễm trùng
Trí tuệ nhân tạo sắp thay thế công việc lễ tân tại Dubai
AI bây giờ có thể phát hiện bạn đang nói dối. Đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng cho cảnh sát tại Tây Ban Nha. Được tạo ra bởi các nhà khoa học máy tính từ các trường đại học Cardiff và Charles III ở Madrid, công nghệ có tên là VeriPol giúp phát hiện cuộc gọi báo án giả mạo. Nó kết hợp các phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phương pháp học máy (machine learning) để đánh giá các cuộc gọi có khả năng là giả.
![]() |
Ảnh: Cảnh sát dùng AI để phát hiện cuộc gọi báo tin giả |
Để làm được điều này, Veripol được “huấn luyện” từ hơn 1000 báo cáo án giả mạo nhằm tìm kiếm các đặc điểm “nhận dạng”. Chương trình sử dụng các thuật toán để xác định các đặc điểm khác nhau trong các cuộc gọi bao gồm động từ, tính từ và dấu chấm câu. Trí thông minh nhân tạo sau đó tìm kiếm các mẫu nhất định để xác định các cuộc gọi có khả năng là giả. Lấy ví dụ, các cuộc gọi giả có nhiều khả năng là ngắn hơn, tập trung có ít thông tin chi tiết về kẻ tấn công, hoặc thiếu nhân chứng chẳng hạn.
![]() |
Ảnh: Một xe cảnh sát tại Tây Ban Nha |
Trong một nghiên cứu thử nghiệm năm 2017 được tiến hành tại các thành phố Murcia và Malaga ở Tây Ban Nha, VeriPol đem đến nhiều tín hiệu tốt. Chương trình đã xác định được 64 cuộc gọi giả trong một tuần. Sử dụng cùng một tập hợp dữ liệu, Veripol có độ chính xác hơn 91% trong khi đó trường hợp sử dụng con người chỉ 76% thành công trong việc xác định cuộc gọi báo án giả.
Các nhà khoa học tin rằng công cụ này có thể hoạt động như một trợ thủ để giúp tiết kiệm thời gian của cảnh sát trong quá trình điều tra trong khi cũng ngăn cản mọi người thực hiện các cuộc gọi giả mạo.
IBM vừa giới thiệu một công cụ giúp kiểm soát và giảm sự thiên vị của trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân biệt đối xử.
" alt=""/>Cảnh sát dùng AI để phát hiện cuộc gọi báo tin giả