Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát
本文地址:http://app.tour-time.com/html/5b693356.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Urawa Red Diamonds vs Kyoto Sanga, 17h30 ngày 16/4: Đứt mạch thắng lợi
Tối 11/11, Việt Hoàn đăng ảnh đang lái tàu với dòng thông báo: "Hôm nay 11/11 là ngày thế giới độc thân nên tôi thông cáo 'Tôi đang độc thân'và tôi đang hạnh phúc". Dòng trạng thái này của nam ca sĩ sinh năm 1967 khiến nhiều người bất ngờ vì xưa nay anh luôn kín tiếng và ít chia sẻ về đời tư. Nguồn tin của VietNamNet xác nhận Việt Hoàn đã ly hôn Hoa Trần - vợ kém 18 tuổi được một thời gian. Do vậy anh muốn chọn thời điểm thích hợp để thông báo.
Việt Hoàn và Hoa Trần quen nhau khi Việt Hoàn biểu diễn trong một chương trình sau đó cả hai tìm hiểu nhau và yêu rồi cưới vào năm 2007. Khi đó Việt Hoàn 40 tuổi còn Hoa Trần mới tròn 22. Cặp đôi gạt bỏ khác biệt tuổi tác vun vén cho gia đình và sinh 3 con gái. Năm 2016, khi ba con cứng cáp, Hoa Trần thử sức ở lĩnh vực ca hát và ra khá nhiều MV.
Thời gian qua, Việt Hoàn sống ở trang trại rộng hơn 10.000 m2 ở Thạch Thất (Hà Nội), hằng ngày làm quen vườn tược, sống như người nông dân và vẫn duy trì việc đi hát. Dịp cận Tết Nguyên Đán 2023, nam ca sĩ chia sẻ hình ảnh cùng các con gói bánh chưng ở trang trại nhưng vắng bóng hình ảnh Hoa Trần.
Lê Đỗ
Ca sĩ Hoa Trần vừa tung ra MV 'Tương Tư' cover ca khúc nhạc phim 'Tây Du Ký', phần 'Tây Lương nữ quốc - Nữ nhi tình'.
">Ca sĩ Việt Hoàn thông báo độc thân sau khi chia tay vợ kém 18 tuổi
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 của Hà Nội được đánh giá 'cũ kĩ' |
Ngữ liệu lại được lấy từ chính văn bản bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu nên rất gần gũi và quen thuộc với học sinh. Do vậy, đề bài hoàn toàn không khó, vừa sức.
Hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” học sinh cũng dễ hiểu, dễ cảm nhận và gọi tên được những suy nghĩ, chia sẻ của mình về tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
Phần 2, ngữ liệu đọc hiểu cũng là một đoạn văn bản nghị luận trích dẫn từ SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 nên cũng rất gần gũi, không xa lạ với học sinh.
Hai câu hỏi của phần này đã có sự phân hoá cao về mức độ vận dụng thấp: “Theo em vì sao kẻ một vạch 1 USD, tìm chỗ kẻ vạch 9999 USD”và và vận dụng cao với học sinh khi yêu cầu các em chia sẻ về giá trị của tri thức, người có tri thức trong cuộc sống.
Câu chủ đề "Tri thức làm nên giá trị con người" mang tính định hướng và giúp cho học sinh, nhất là với học sinh lớp 9 lên 10 (tuổi đang phát triển, chuẩn bị bước vào cấp THPT để học chuyên ngành, phân luồng cho chọn nghề).
Thông qua đó, các em thấy được tầm quan trọng của việc học, sự chủ động và nhu cầu cầu học tập, thậm chí là khả năng tự học, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Bởi lẽ, chỉ khi có tri thức, ta mới thấy cần thiết phải học hỏi, đọc sách, có tâm thế tốt với việc học nhằm đạt được những kiến thức nền cơ bản, sẵn sàng bước vào đời, làm nghề, phát triển bản thân, lao động, có ích cho xã hội và có thể phục vụ cộng đồng.
"Đề này phù hợp với đối tượng và lứa tuổi học sinh, phân hoá đối tượng học sinh ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, đề chưa được hay để thí sinh bộc lộ cá tính bản thân. Với đề này, học sinh trung bình sẽ làm được với mức độ khoảng 5 - 7 điểm" - cô Thủy đánh giá.
![]() |
Thí sinh trong buổi thi đầu tiên |
Cô Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng nhận định đây là đề thi vừa sức, nội dung vào những phần kiến thức cơ bản các học sinh đã được học.
Tuy nhiên, nếu học sinh không xác định đúng yêu cầu của đề sẽ tập trung đi vào vai trò của tri thức, mà không làm nổi bật tri thức làm nên giá trị của con người.
Đánh giá chung, cô Dung cho rằng đây là đề thi phù hợp với khung thời gian 90 phút. Thí sinh học chắc kiến thức hoàn toàn có thể đạt mức điểm tốt.
Cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên Trường THCS Cát Linh thì bày tỏ một chút băn khoăn về phần 2 của đề thi này. Theo cô Mia, khi chỉ còn vài ngày thì Sở quyết định giảm thời gian thi, nhưng không hướng dẫn sẽ giảm tải ở nội dung nào trong đề cho phù hợp thời lượng 90 phút.
"Như những năm trước thi 120 phút, các câu hỏi trong đề thi được chia nhỏ để cho học sinh dễ lấy điểm. Với đề thi năm nay, Phần I đề cơ bản, dễ chịu. Phần II không có câu hỏi phát hiện. Câu 1 hỏi vừa phát hiện vừa tư duy nên học sinh hơi khó kiếm điểm. 90 phút với dung lượng đề như vậy là hơi ít thời gian, học sinh làm không kịp, vì 2 đoạn văn dài và nặng điểm" - cô Mia nhận định.
Với đề thi này, cô Mia cho rằng học sinh giỏi làm được khoảng 80-90%, học sinh khá khoảng 70% và học sinh trung bình làm được từ 50-60%.
Đề chuẩn xác nhưng khá bảo thủ
Đây là đánh giá của thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên).
"Theo tôi, mặc dù đề thi đạt được sự chuẩn xác nhưng cách hỏi khá cũ kĩ, quen thuộc, vẫn một “lối cũ ta về” như mọi năm mà không có gì mới mẻ, đột phá, sáng tạo để gợi sức nghĩ, sức viết cho học sinh.
Phần I, lấy một đoạn thơ trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu làm ngữ liệu. Đây là một bài mà các em đã được học, được nghe giảng trong chương trình lớp 9. Câu hỏi đọc hiểu dành cho văn bản này là những câu hỏi thuộc về những kiến thức các em đã học, đã nghe giảng giờ trình bày lại nên tôi nghĩ sẽ khó có thể kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh. Yêu cầu viết dành cho văn bản này cũng được ra một cách cũ kĩ, sáo mòn, không có gì độc đáo.
Phần 2 cho một mẩu chuyện làm ngữ liệu, hỏi 2 câu, một câu đọc hiểu và một câu luận. Dù vấn đề đặt ra có ý nghĩa nhưng cách hỏi cũng cũ kĩ, khó có khả năng phát huy sức sáng tạo của học sinh".
![]() |
Theo thầy Minh, nhìn chung "đề thi này đạt được sự chuẩn xác nhưng khá lạc hậu, bảo thủ so với các nơi".
Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) cũng cho rằng đề thi vẫn có cấu trúc quen thuộc với 2 phần, 1 phần thơ kết hợp với nghị luận văn học và 1 phần văn xuôi kết hợp với nghị luận xã hội. "Đề thi khá cơ bản, không có câu hỏi khó, không có gì lắt léo. Đề an toàn nhưng thiếu tính đột phá" - thầy Đức Anh bình luận.
Còn thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, lại nhìn nhận hơi khác hơn. Thầy Bảo cho rằng hầu hết học sinh có thể đáp ứng được các yêu cầu của đề nhưng chưa hẳn là được điểm cao.
"Để đạt điểm cao, kiến thức của học sinh phải nắm rất chắc và kĩ năng làm bài cũng phải rất thành thục. Nhất là ở câu 1, chắc chắn giáo viên cũng cho học sinh luyện nhiều các dạng bài như vậy. Nhưng với lượng kiến thức lớn của chương trình Văn 9 chắc chắn nhiều em sẽ còn thiếu sót.
Câu 2 cũng không khó, vấn đề rất rõ ràng, không có ẩn ý. Vậy điều làm nên sự khác biệt ở câu 2 là tư duy phản biện của học sinh. Ngoài việc làm rõ vấn đề "Tri thức làm nên giá trị con người" thì học sinh muốn đạt điểm cao còn phải biết tự đặt cho mình câu hỏi: Ngoài tri thức con điều gì làm nên giá trị con người? Nói chung tôi thấy đề không khó nhưng có tính phân loại học sinh rõ ràng".
Nhóm PV
Đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2021 của Hà Nội được đánh giá nhẹ nhàng. Sau đây là hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội năm 2021
">Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 của Hà Nội không khó, không mới
Cháu Tùng, con chị Vân hiện là học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Chia sẻ với VietNamNet, chị Vân bày tỏ sự bức bội khi chứng kiến con trẻ lớp 1 “Tôi không ngờ đi học mà con bị bạo hành như thế”.
![]() |
Những vết bầm trên khoảng rộng vai và tay cháu Tùng. Ảnh: Gia đình cung cấp |
Theo chị Vân, đây là lần thứ 2 cháu Tùng con chị bị giáo viên chủ nhiệm đánh. Hình ảnh chị chụp lại là lần gần nhất con bị đánh vào ngày 2/5.
“Lần thứ nhất thì nhẹ hơn. Con kể lần đó cô đánh hụt trượt qua tay và chỉ bị rớm máu nhẹ nên gia đình cho qua, nhưng lần này thì. Con về thì ban đầu không dám mách bố mẹ và bảo là do muỗi đốt, hỏi mãi con mới kể ra sự việc. Nguyên nhân của 2 lần bị đánh theo con kể là do làm sai bài Toán”, chị Vân chia sẻ.
Chị Vân cho hay, gia đình cũng cho cháu đi kiểm tra và chỉ bị phần mềm. “Nhưng dù như thế nào thì việc đánh trẻ như thế cũng là không được”
Theo chị Vân, ngày hôm qua 3/5, đại diện nhà trường và cô giáo chủ nhiệm cũng đã đến gia đình để xin lỗi cháu cùng bố mẹ.
Để làm rõ sự việc, VietNamNet đã liên hệ tới ban giám hiệu của Trường Tiểu học Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Bà Nguyễn Thị Duyên, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường cũng đã tiếp nhận thông tin về sự việc và gặp gỡ, trao đổi, yêu cầu cô Hiền làm bản tường trình đầy đủ về sự việc.
“Chiều ngày 2/5, cô giáo dùng thước đánh vào tay cháu Tùng. Nhưng cô cũng chia sẻ là vì sốt ruột gần đến ngày kiểm tra định kỳ cuối năm, nhưng sau mấy ngày nghỉ lễ học sinh lại hơi chểnh mảng. Có thể vì phút nóng giận chứ trước nay cô cũng được đánh giá là giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao”, bà Duyên nói.
Tối hôm qua 3/5, ban giám hiệu đã cùng cô giáo chủ nhiệm đến nhà cháu Tùng để động viên xem tình hình về sức khỏe, tâm lý của học sinh và làm rõ sự việc. Nguyện vọng của gia đình cũng để cho cô giáo rút kinh nghiệm.
Theo bà Duyên, hiện cháu Tùng đã đi học bình thường.
“Tuy nhiên, nói gì thì nói việc làm của cô giáo là sai và quan điểm của nhà trường là xử lý nghiêm. Sau khi họp, chúng tôi sẽ đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cụ thể”, bà Duyên nói.
Thanh Hùng
Hội đồng kỷ luật Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) quyết định đưa ra mức kỷ luật cảnh cáo đối với cô giáo dùng thước đánh bầm tím chân học sinh.
">Cô giáo đánh học sinh lớp 1 bầm tím tay
Nhận định, soi kèo Kairat Almaty vs FK Atyrau, 21h00 ngày 16/4: Đẳng cấp vượt trội
Hợp đồng EPC bị “chệch hướng”
Theo ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), dự án đến nay có chuyển biển, tuy nhiên so với hợp đồng là chậm tiến độ 19 tháng và khả năng còn phải kéo dài hết năm 2016.
Cụ thể, đến đầu tháng 8/2015, tiến độ đã đạt 58%, hoàn thành 413/419 trụ cầu, 100% trụ nhà ga đã hoàn thành, lao lắp 442/806 phiến dầm giản đơn, 331/1.216 cọc khoan nhồi.
Lao lắp dầm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+) |
Chỉ ra thực tế việc dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị kéo dài, chậm so với hợp đồng, ông Dũng cho rằng, nguyên nhân là do năng lực của Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát không đáp ứng được yêu cầu, nhưng Bộ Giao thông Vận tải không thể thay thế được vì bị ràng buộc bởi điều kiện của bên tài trợ vốn; việc lập hợp đồng EPC trước đây thiếu chặt chẽ, không xác định được khối lượng và giá trị.
Theo ông Dũng, khi ký kết Hợp đồng EPC thì Tổng thầu EPC sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành toàn bộ dự án nhưng suốt những năm qua, việc thực hiện hợp đồng EPC đã đi “chệch hướng” và mới chỉ dựa trên hợp đồng tạm tính, chưa có thiết kế kỹ thuật của dự án. Từ năm 2008 đến nay, thiết kế kỹ thuật chi tiết của nhiều hạng mục vẫn chưa thể phê duyệt do Luật Xây dựng của Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau.
Cụ thể, hệ thống quy trình, quy phạm thiết kế xây dựng, quản lý khai thác; hệ thống định mức, đơn giá xây dụng và mua sắm các thiết bị của Trung Quốc và nước ta còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và không thống nhất. Việc quy định sử dụng nhà thầu phụ trong nước ở các dự án đường sắt đô thị có tính chất đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao chưa đạt được hiệu quả do trình độ tay nghề và kinh nghiệm của lao động trong nước chưa đáp ứng yêu cầu.
“Thiết kế kỹ thuật ‘chắp vá’, cái gì Việt Nam có thì đưa theo Việt Nam, cái gì nước ta chưa có thì lại lấy của Trung Quốc nên hai bên không thể duyệt được thiết kế chi tiết. Từ năm 2014 đến nay dù đã tháo gỡ hàng loạt khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn chưa thể duyệt được hết thiết kế chi tiết của dự án này,” vị Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông thừa nhận.
![]() |
Một đoạn tuyến đường sắt đô thị qua quận Hà Đông đã thi công xong phần trụ và lao lắp dầm. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN) |
Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án và chủ đầu tư (Cục Đường sắt Việt Nam) thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án theo hình thức hợp đồng EPC; khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thậm chí có đoạn phải điều chỉnh thiết kế cơ sở cho phù hợp với thực tế tại hiện trường.
“Do những nguyên nhân trên dẫn đến làm tăng đáng kể kinh phí dự án so với ước tính ban đầu, đòi hỏi phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư và phải ký bổ sung phụ lục hợp đồng. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thống nhất xác định bổ sung chi phí dự án tăng thêm là 315 triệu USD đồng thời điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868 triệu USD, trong đó vốn vay Trung Quốc là 669,6 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 198,42 triệu USD,” ông Dũng nói.
Đề cập đến mốc tiến độ hoàn thành vào 30/6/2016, ông Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến ngày 30/6/2016 phải hoàn thành. Còn chưa thể chốt được thời điểm đưa vào khai thác thương mại vì phải đưa đoàn tàu vào vận hành thử, kiểm tra an toàn, lái tàu, thẩm định an toàn…
“Xây dựng công trình xong không phải cứ nói chạy là được luôn mà còn phải vận hành chạy thử 1-2 tháng. Nếu trục trặc hệ thống vận hành chạy tàu thì tối đa cũng không được quá 3 tháng phải khắc phục xong,” ông Dũng nhìn nhận.
Khoán trọn gói Trung Quốc làm
Đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo Chính phủ xin tháo gỡ, đưa dự án về đúng bản chất của hợp đồng EPC, khoán trọn gói.
Theo đó, phía Việt Nam sẽ không can thiệp vào thiết kế kỹ thuật, dự toán chi tiết mà chỉ quản lý, giám sát chung toàn bộ tiến độ, chất lượng của dự án. Tổng thầu EPC tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ giá thành, chất lượng, tiến độ, an toàn khi đưa và khai thác và an toàn lao động trên công trường.
“Bộ Giao thông Vận tải chỉ thực hiện giám sát đồng thời có những cảnh báo với Tổng thầu về tiến độ, chất lượng công trình. Khi dự án hoàn thành sẽ thuê một đơn vị kiểm định độc lập của nước ngoài vào kiểm định, nếu chất lượng công trình đảm bảo mới cho nghiệm thu,” ông Dũng khẳng định.
Đối với những hạng mục thi công đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà nhà thầu nước ta chưa đủ khả năng làm, phía Việt Nam cũng đồng ý với việc sẽ không lấy thầu phụ trong nước thi công mà sẽ để nhân công Trung Quốc sang thực hiện như lao lắp dầm siêu trường, siêu trọng, hàn mối nối đường ray, vận hành hạng mục an toàn giao thông…
Liên quan đến đoàn tàu tuyến đường sắt này, theo ông Dũng, đoàn tàu đang được Tổng thầu và nhà sản xuất chế tạo, dự kiến tháng 10 sẽ có đoàn tàu mẫu về nước. Tháng 9/2015, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cử 1 đoàn sang kiểm tra thiết kế cũng như tiến độ sản xuất đoàn tàu mẫu.
Đề cập về công tác đào tạo nhân lực lái tàu và vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, ông Dũng cho rằng, hiện tại mới đạo tạo được khóa đầu tiên gồm 37 học viên về lái tàu, dự kiến tháng 9/2015 tới đây mới tiếp tục đào tạo một khóa khác.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1/2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến 30/6/2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Tuyến đường có chiều dài 13km sẽ đi từ nút giao Cát Linh-Giảng Võ, đi dọc theo dải phân cách phố Hào Nam, phố Hoàng Cầu, ngõ Thái Thịnh I tới đường Láng rẽ trái men theo sông Tô Lịch và tiếp tục đi dọc theo dải phân cách đường Nguyễn Trãi về Hà Đông. |
Theo VietNamplus
Cảnh thi công hạng mục khó nhất ở đường sắt trên cao">
Đường sắt Cát Linh
Chúng tôi tìm đến nhà nghệ sĩ Xuân Hương tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) vào một buổi chiều mưa. Giữa chốn đô thành náo nhiệt, không khỏi ngạc nhiên khi căn nhà nữ nghệ sĩ lại giữ được sự tĩnh lặng, cổ kính với lối kiến trúc độc đáo từ ngoài vào trong.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu bằng miếng kẹo chuối dẻo thơm do bà tự tay làm...
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ Xuân Hương cho biết nhiều năm qua bà ít tham gia các hoạt động nghệ thuật. Thỉnh thoảng bà nhận lời diễn ở sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây bà chưa nhận được vai mới.
Nghệ sĩ nói bà không "giã từ" giấc mơ nghệ thuật, nhưng hiện tại vẫn chưa biết phải làm gì để tiếp tục gắn bó. Tạm gác đam mê sân khấu, nhiều năm qua nghệ sĩ Xuân Hương tìm niềm vui từ việc nấu ăn, bếp núc. Từ đó, bà được người ta gọi là đầu bếp lúc nào không biết.
Xuân Hương kể: "Tôi may mắn có cái lưỡi và chiếc mũi rất thính nên tôi nghĩ nghề đầu bếp đến với mình là nhờ cái "duyên". Ban đầu, tôi chỉ làm vài món để mời đồng nghiệp, bạn bè. Ăn xong ai cũng ai cũng khen ngon và thúc tôi nấu nhiều hơn để bán.
Nghề này cực, đòi hỏi người thợ nấu phải có sự tỉ mỉ và cách nhìn tổng thể như một đạo diễn, đồng thời phải chú ý đến từng chi tiết thì món ăn mới hoàn hảo. Ở vai trò thợ nấu, tôi luôn cẩn thận từ khâu chọn các nguồn thực phẩm sạch tươi đến cách nêm nếm, bài trí. Ý thức nấu ăn ngon và sạch cũng đã có trong tôi từ lâu".
Theo Xuân Hương, nghe lời bạn bè "xúi" nên cách đây 6-7 năm, bà từng mở bán đồ ăn online. Nữ nghệ sĩ gọi quán của mình là "Bếp bà Phủ" - cái tên gắn với vai diễn của bà, đồng thời cũng nêu lên tiêu chuẩn ngon, sạch và thượng hạng trong các món ăn.
"Tôi nấu ăn tùy hứng, không theo khuôn khổ, hôm nay tôi nấu món này thì hôm sau nấu món khác. Dù thế, khách hàng của tôi cũng quen với điều này, tôi nấu gì họ cũng chịu. Thời điểm đó, tôi bán với số lượng lớn, có hôm phải nấu 200 phần bò kho.
Tuy nhiên, muốn nấu nhiều thì phải mướn người giúp việc, nhưng họ lại làm việc không vừa ý, ảnh hưởng chất lượng món ăn và uy tín của bếp. Cho nên, tôi thấy mình chỉ nên bán quy mô nhỏ nhưng kiểm soát được chất lượng. Dù sao mục đích của tôi không phải là làm giàu, mà chỉ muốn mang đến món ăn chất lượng cho mọi người", Xuân Hương nói.
Nghệ sĩ cho biết, hiện tại bà nấu ít hơn trước, chỉ làm vài món như bánh hạnh nhân, chè trôi nước... và luôn có lượng khách cố định, chỉ làm bánh khi có đơn đặt hàng. Bà làm với tâm thế tự do, thoải mái và không bị áp lực bởi đồng tiền. Có hôm bà thức trắng đêm để nấu nướng giao cho khách nhưng cũng có lúc bà nghỉ bán để đi du lịch, thư giãn.
Xuân Hương tâm sự, bà không có nhu cầu xài tiền nên luôn cảm thấy đủ sống với mức thu nhập hiện tại. Thậm chí, bà vẫn vui nếu không có tiền. Với bà, cuộc sống tự do, được chăm chút cho bản thân như hiện tại mới đáng quý.
Nghệ sĩ thừa nhận bản thân cũng có nhiều tiếc nuối khi bỏ ngỏ đam mê nghệ thuật. Bà không dám nhận mình có đóng góp lớn lao cho nghệ thuật, mà chỉ thấy trân quý cái nghề mình từng gắn bó. Vì thế, Xuân Hương cũng rất e dè khi được gọi là "nghệ sĩ".
"Tuy nhiên, điều tôi tự hào nhất là đến bây giờ là tôi chưa làm gì tổn hại đến hai tiếng "nghệ sĩ". Tôi chỉ tiếc vì không còn nơi để mình tiếp tục làm nghề, vì thời thế đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật khá ảm đạm. Môi trường làm nghề không còn trong trẻo, vui vẻ khiến tôi có đủ cảm hứng", Xuân Hương bày tỏ.
Kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió, Xuân Hương nhớ lại một thời từng gồng gánh nuôi con. Thời điểm đó, bà trở thành "kẻ thất nghiệp" bất đắc dĩ và gặp muôn vàn khó khăn.
"Nhưng vì lòng tự trọng với nghề, tôi không xin xỏ bất cứ vai diễn nào. Thậm chí, ngay cả việc nấu nướng để mưu sinh, tôi cũng sợ bị người ta nhìn bằng ánh mắt thương hại, gây tổn hại đến hai tiếng "nghệ sĩ". Chỉ đến sau này, tâm thế đã bình ổn, tôi mới quyết định rẽ hướng theo con đường bếp núc", bà chia sẻ.
Tuy nhiên, thời gian sau, người con trai duy nhất lại lựa chọn rời bỏ bà. Theo Xuân Hương, sau khi ly hôn bà vẫn tạo điều kiện để con trai đi về, sống ở nhà mẹ và cha. Bẵng một thời gian, con trai ở hẳn bên nhà chồng cũ, cắt đứt mọi liên lạc với bà.
Đã gần 13 năm nay, Xuân Hương và con trai không sống cùng nhau. Trong ngần ý năm, con trai hiếm khi chủ động liên lạc với bà, nếu có cũng có chuyện cần nhờ vả hoặc thỉnh thoảng mới gọi một lần. Hiện, con chung của Xuân Hương và Thanh Bạch năm nay 34 tuổi và đã lập gia đình.
Nữ nghệ sĩ tâm sự: "Khi tôi nuôi con, tôi nuôi bằng cả trái tim của người mẹ. Đến khi con lớn, tôi cho con quyền tự lựa chọn cuộc sống của mình, miễn sao lựa chọn đó đừng làm ảnh hưởng đến tôi và đến đạo đức làm người. Tôi cũng chưa bao giờ có suy nghĩ con cái phải mang nặng trách nhiệm về tuổi già của cha mẹ".
Nhắc lại những mất mát ở giai đoạn đó, Xuân Hương vẫn giữ thái độ điềm tĩnh và thẳng thắn đối diện. Bà kể: "Sau ly hôn, tôi vẫn nghĩ tình nghĩa và đối đãi tốt với họ, ngay cả trong cách dạy con vẫn luôn nhắc nhở con phải thương cha và gia đình nội".
Nghệ sĩ cho rằng mình là người giỏi chịu đựng, quen sống khổ từ nhỏ, nên tự rèn cho mình "bộ giáp cứng" để chống chọi với nghịch cảnh.
Ở tuổi này, một ngày của Xuân Hương trôi qua đơn giản và yên bình. Bà bắt đầu buổi sáng bằng việc ngồi uống trà ngắm cảnh, có hôm thì quét sân dọn vườn, nếu không thì lao vào bếp làm bánh.
Ngày trước, bà còn dành thời gian viết báo, viết lách nhưng giờ đã hạn chế. Đôi khi niềm vui của bà chỉ là viết cảm nghĩ lên Facebook hoặc trả lời tin nhắn của ai đó. Những lần tương tác trên mạng xã hội cho bà những mối quan hệ mới. Thỉnh thoảng, bà còn trở thành "quân sư quạt mo" cho những người có hoàn cảnh éo le.
Nghệ sĩ Xuân Hương: 'Ở một mình không cô độc, ra đi không cần ai để tang'
Bí quyết 'nằm lòng' chăm sóc da quý cô nên biết
Cách làm mặt nạ cà chua giúp da trắng mịn trong mùa đông
Bạn đã biết làm trắng da từ bột café chưa?
Vitamin E giúp làn da tươi trẻ và ngăn ngừa lão hóa rất mạnh. Hơn nữa vitamin E còn giúp làn da mịn màng và trắng sáng lên thấy rõ. Nhất là khi dùng vitamin E với rượu nếp, nước vo gạo, chanh tươi và mật ong, bạn sẽ có một loại hỗn hợp dưỡng da thần kì, se khít lỗ chân lông, trắng da hiệu quả ngay tại nhà.
Công thức 1: Cách làm trắng da bằng vitamin E và chanh tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hai viên nang vitamin E
- 1/2 quả chanh tươi
- Một thìa mật ong nguyên chất
- Một thìa nước vo gạo
- Một thìa rượu nếp
- Bát và thìa
Cách làm:
- Khi vo gạo, bạn bỏ qua nước vo gạo lần đầu có chứa nhiều bụi bẩn. Tiếp đó đến lượt nước thứ hai bạn dùng tay xiết mạnh cho gạo tiết ra nhiều chất cám, rồi đổ vào một chiếc bát nhỏ. Chờ nước lắng xuống, sau 15 phút thì gạn bỏ phần nước trong.
- Cắt đôi quả chanh, vắt lấy phần nước cốt rồi lọc bỏ hạt.
- Trộn các nguyên liệu trên vào bát rồi khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và làm lỗ chân lông thông thoáng.
- Thoa hỗn hợp lên mặt rồi dùng tay massage nhẹ nhàng chừng năm phút để hỗn hợp thấm sâu vào da.
- Lưu lại hỗn hợp trên da trong khoảng từ 20-30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Áp dụng công thức này 2-3 lần/tuần, da cứ thế trắng bóc, lỗ chân lông se khít khìn khịt mà chẳng cần dùng mỹ phẩm.
Công thức 2: Cách làm trắng da bằng vitamin E và nha đam
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá lô hội
- Máy xay hoặc cối giã
- Dao, thớt
- Viên nhộng vitamin E 400IU và viên 500 mg Vitamin C nghiền thành bột
- Dầu dừa
Cách thực hiện:
- Dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay. Cắt bỏ phần gốc lô hội để phần nhựa màu vàng chảy ra hết.
- Dùng dao cắt hai đường ở hai bên cạnh rồi cắt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần thịt trắng, rồi cắt thành những viên như hạt lựu.
- Cho lô hội vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Rồi cho vitamin E, vitamin C và dầu dừa vào rồi xay thêm một chút để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bạn nên bảo quản hỗn hợp trong tủ mát. Tuy nhiên một lọ dung dịch chỉ nên dùng trong hai tuần thôi nhé.
Cách sử dụng:
- Sau khi rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước ấm, bạn thoa đều hỗn hợp lên da rồi dùng tay massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu vào các tế bào.
- Cứ massage nhẹ nhàng như vậy, rồi lưu lại hỗn hợp trên mặt chừng 20-25 phút, rồi rửa sạch bằng nước.
- Áp dụng công thức này ba lần/tuần, chẳng cần dùng tí mỹ phẩm nào da mặt bạn vẫn trắng mịn như trứng gà bóc.
Trên đây là hai công thức phổ biến dễ thực hiện và dễ dùng nhất của vitamin E với làn da của bạn. Hãy thử ngay hôm nay để có một làn da trắng sáng tươi trẻ nhé.
Thái Thị Hậu
">Công thức làm đẹp từ vitamin E các bạn gái nên biết
Bé gái 4 tuổi tử vong sau buổi ăn trưa tại trường mầm non
友情链接