Nhận định, soi kèo Udinese vs AC Milan, 1h45 ngày 12/4: Tin ở chủ nhà

Thế giới 2025-04-18 20:45:18 731
ậnđịnhsoikèoUdinesevsACMilanhngàyTinởchủnhàlịch đá mu   Chiểu Sương - 10/04/2025 22:48  Ý
本文地址:http://app.tour-time.com/html/59b198874.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Tampines Rovers, 18h45 ngày 16/4: Vị khách lì lợm

Vụ việc xảy ra vào đầu tháng 11/2023, bà Đ.T.C (42 tuổi, ngụ huyện Krông Búk, Đắk Lắk) có đơn tố cáo cô giáo P.Q.A vì đã dùng lời lẽ xúc phạm, miệt thị khiến con gái bà là em T.T.N bị stress, phải điều trị tâm lý.

Cụ thể, cô giáo Q.A đã dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực với em T.T.N như "em không có não để suy nghĩ à?"... Nội dung tố cáo diễn ra vào năm học 2022-2023, khi T.T.N đang là học sinh lớp 8 - Trường THCS Lê Lợi, do cô giáo Q. A. làm chủ nhiệm và dạy môn Toán. 

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của bà C., ngày 17/11, Trường THCS Lê Lợi đã tiến hành làm việc với 35 học sinh từng học với cô giáo Q.A. Tại buổi làm việc, hầu hết các em đều xác nhận có việc cô Q.A xúc phạm em N., đồng thời cô Q.A. cũng thừa nhận từng có lời lẽ thiếu chuẩn mực, xúc phạm nữ sinh trên.

Do cô Q.A. đã chuyển sang công tác tại Trường TH-THCS Lê Lai nên Trường THCS Lê Lợi đã gửi toàn bộ hồ sơ sang đơn vị mới của cô Q.A để xử lý. Sau đó, Trường TH-THCS Lê Lai đã thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý cô giáo Q.A.

Trước hội đồng kỷ luật, cô Q.A đọc bản tự kiểm điểm và cam kết rút kinh nghiệm sâu sắc về hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực của mình. Sau khi thảo luận, Hội đồng kỷ luật Trường TH-THCS Lê Lai đã thống nhất kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với giáo viên trên.

Cô giáo thừa nhận mắng học sinh “không có não”Một cô giáo ở Đắk Lắk đã dùng lời lẽ thiếu chuẩn mực trong quá trình giảng dạy, thậm chí mắng học sinh “Em không có não để suy nghĩ à”.">

Cô giáo mắng học sinh 'không có não' bị kiểm điểm rút kinh nghiệm

sgk trong bai.jpg
Ảnh minh hoạ: Thanh Hùng

Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng thang bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề (nếu có) đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non).

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, ưu đãi của nhà giáo theo đúng chủ trương và lộ trình cải cách tiền lương của Đảng và Nhà nước.

Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước đối với cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục phổ thông công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách. 

Kiểm tra, thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn SGK

Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng. 

Khi kết thúc năm học 2024 - 2025, Bộ tiến hành tổng kết đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông; tổng kết đánh giá việc xã hội hóa biên soạn SGK, trên cơ sở đó báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về việc sử dụng ngân sách nhà nước biên soạn một bộ SGK.

Bộ GD-ĐT cũng phải hoàn thành việc biên soạn, tổ chức in, phát hành SGK tiếng dân tộc thiểu số, SGK cho người khiếm thị bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ; hướng dẫn việc in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương; thử nghiệm và sử dụng SGK điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc tổng kết việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; rà soát, hoàn thiện, đề xuất các cơ chế, chính sách để bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đổi mới giáo dục phổ thông.

Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương, trong đó có việc phân cấp phê duyệt tài liệu giáo dục của địa phương.

Về tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế giáo viên.

Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT bố trí bảo đảm ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo quy định, ưu tiên bố trí ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục...

Với các địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; tiếp tục tuyển dụng đủ số biên chế được giao...

Trường đại học trả lương cho tiến sĩ như thế nào?Tiến sĩ tại các đại học nhận mức lương theo vị trí việc làm. Tại một trường ở TP.HCM, với một tiến sĩ có năng lực, thu nhập từ lương, thưởng, bài báo, nghiên cứu... có thể đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.">

Chính phủ yêu cầu xây dựng thang bảng lương, phụ cấp với giáo viên

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western United, 16h35 ngày 17/4: Đứng im bét bảng

hinh 1 19.png
 Học sinh Áo bắt đầu học tiếng Anh ngay từ bậc tiểu học. 

Chương trình giảng dạy được thiết kế để bồi dưỡng toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ và việc giảng dạy tiếng Anh được tích hợp trong suốt lộ trình giáo dục. 

Việc tiếp xúc sớm này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngôn ngữ và đảm bảo rằng một phần đáng kể dân số Áo thông thạo tiếng Anh vào thời điểm học sinh hoàn thành chương trình giáo dục chính quy.

Bên cạnh đó, tiềm lực của Áo trong thương mại và du lịch quốc tế là một động lực khác đằng sau trình độ tiếng Anh của nước này. 

Đất nước này ẩn mình giữa lòng châu Âu thu hút vô số khách du lịch hàng năm. Dù diện tích khiêm tốn, Áo nằm trong số 15 quốc gia có lượng du khách quốc tế đến thăm nhiều nhất trong những năm gần đây. Năm 2019 (giai đoạn trước đại dịch COVID-19), Áo thu hút 46,2 triệu khách du lịch (trong đó có 31,9 triệu khách quốc tế), theo số liệu của Bộ Lao động và Kinh tế Áo. 

Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung trong ngành du lịch và người Áo làm việc trong lĩnh vực này nhận thấy việc thành thạo là cần thiết để giao tiếp với du khách từ khắp nơi trên thế giới. 

Hơn nữa, trong lĩnh vực kinh doanh, tiếng Anh thường là ngôn ngữ được lựa chọn trong các giao dịch và hợp tác quốc tế. Nhu cầu về trình độ tiếng Anh trong các lĩnh vực này đã dẫn đến yêu cầu lực lượng lao động Áo phải sử dụng trơn tru tiếng Anh.

Ngoài ra, Áo có nền văn hóa và ngôn ngữ phong phú, lâu đời. Nhiều đứa trẻ lớn nên trong gia đình mà bố và mẹ xuất thân từ những vùng ngôn ngữ khác nhau. Chính điều này nuôi dưỡng “mầm mống” của sự hòa quyện đa ngôn ngữ. 

Trên thực tế, tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức của Áo trong khi tiếng Croatia, tiếng Slovenia và tiếng Hungary được công nhận là ngôn ngữ chính thức của các nhóm dân cư tự trị ở một số vùng.

Sự cởi mở về văn hóa đối với các ngôn ngữ khác nhau này còn mở rộng sang cả tiếng Anh. Người dân thấy việc sử dụng ngôn ngữ này cùng với tiếng mẹ đẻ của mình là điều tự nhiên. 

Miễn phí học phí - học tập suốt đời

Theo Báo cáo Nhân tài Thế giới của Viện Phát triển Quản lý (IMD) năm 2021, hệ thống giáo dục của Áo đứng thứ 6 trong số 63 quốc gia trên toàn thế giới về khả năng cạnh tranh nhân tài. Mục tiêu học tập suốt đời được tích hợp cao trong hệ thống giáo dục và xã hội Áo. 

Báo cáo này xếp Áo đứng thứ 2 trong việc đào tạo người lao động và thứ 3 trong việc thực hiện chương trình học nghề. Áo cũng đạt thứ hạng cao hơn về chất lượng giáo dục, ở vị trí thứ 11 đối với bậc tiểu học và vị trí thứ 7 đối với bậc trung học. 

Xếp hạng tín nhiệm cao này một phần là do sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ Áo vào hệ thống giáo dục và phát triển chuyên môn. Tại Áo, học sinh ở độ tuổi 16 có thể chọn chương trình dạy nghề hoặc học thuật dựa trên lĩnh vực các em quan tâm và thế mạnh học tập. 

Chương trình dạy nghề kéo dài 6 năm với trọng tâm là các kỹ năng sống thực tế và chuẩn bị cho việc học nghề. Hệ thống đào tạo nghề này đã chứng tỏ thành công trong việc tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao và các lựa chọn việc làm khả thi cho những người không học đại học.

Áo có khoảng 70 trường đại học công lập và 12 trường đại học tư thục. Hệ thống trường học công lập miễn phí, với 9 năm giáo dục bắt buộc.

Các trường đại học công lập ở Áo miễn phí không chỉ cho người dân mà còn cho tất cả công dân Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA). Sinh viên quốc tế chỉ phải trả khoảng 1.500 EUR (khoảng 40 triệu đồng) mỗi năm học.

Tử Huy

Quốc gia châu Phi thông thạo tiếng Anh top đầu thế giớiNAM PHI- Trình độ thông thạo ngôn ngữ này của Nam Phi đứng trong top 10 thế giới, cao hơn nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ.">

Quốc gia thông thạo tiếng Anh top 3 thế giới, miễn phí hoàn toàn giáo dục 

Theo tôi, giải pháp không hẳn là không có nhưng cũng đầy thách thức: Giảm lượng phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2040. Tức là chỉ còn 16 năm nữa. 

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta đạt được mục tiêu tham vọng này cũng khó có thể đảo ngược được xu hướng nhiệt hiện tại. Theo dự báo, các chính sách khí hậu hiện hành có thể dẫn nhiệt độ tăng lên 2,7 độ C vào cuối thế kỷ - một con số quá cao và không thể chấp nhận! Việc bình ổn khí hậu sẽ đòi hỏi giảm lượng khí thải xuống mức thấp nhất lịch sử. 

anh 1.jpeg
GS. Hans Joachim Schellnhuber. (Ảnh: PIK-potsdam)

“Hy vọng giải thưởng VinFuture 2024 có thể tìm ra câu trả lời”

- Ông đã từng đề cập rằng, tương tự như việc thuyền trưởng của con tàu Titanic gặp phải một tảng băng lớn, tình hình chỉ trở nên khẩn cấp khi bạn nhận ra không còn đủ thời gian để điều chỉnh hướng đi đến nơi an toàn. Vậy sau khi chứng kiến những thay đổi đáng kể về biến đổi khí hậu, ông có suy nghĩ gì về phép ẩn dụ khi đó của mình?

Phép ẩn dụ này dựa trên câu chuyện khi thuyền trưởng tàu Titanic nhận ra con tàu đang lao về một tảng băng, 30 giây đã trôi qua nhưng chẳng có ai hành động gì! Tôi thường nhấn mạnh rằng sự phí hoài 30 giây này vô cùng đáng tiếc trong tất cả các bài giảng của mình, đó cũng là một phép ẩn dụ mạnh mẽ cho tình trạng hiện nay.

Có hai khung thời gian cực kỳ quan trọng cần nắm bắt. Thứ nhất, đó là khoảng thời gian mà ta có ngay sau khi nhận ra một nguy cơ ở bất kỳ hoàn cảnh nào, có thể là trên một chiếc máy bay, một con tàu hoặc bất kể nguy hiểm nào. Thứ hai, là khoảng thời gian cần thiết để thay đổi hướng đi và tránh được nguy cơ đó. Trong trường hợp của Titanic, nếu thuyền trưởng phản ứng ngay lập tức, có thể con tàu đã có cơ hội tránh được tai ương.

anh 2.jpg
GS. Hans Joachim Schellnhuber từng là cố vấn về khí hậu cho chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel. (Ảnh: PIK-potsdam)

Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta cần nắm được mình đang tiến gần đến cận biên của thảm họa như thế nào. Theo ước tính của tôi, chúng ta chỉ còn 30 - 40 năm nữa là sẽ chạm ngưỡng mang tính quyết định. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần bao nhiêu thời gian để triển khai những hành động cần thiết? Nếu trì hoãn hành động thêm 10 hoặc 20 năm nữa, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ “tê liệt” trước thảm họa. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Chúng ta cần làm gì tiếp theo?

Tôi rất hy vọng, giải thưởng VinFuture 2024 - nơi hội tụ những nhà khoa học hàng đầu thế giới, các nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ - có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề “nóng” này, góp phần thay đổi và tạo ra một thế giới bền vững hơn cho các thế hệ mai sau.

anh 3.jpeg
GS. Hans Joachim Schellnhuber chia sẻ về những thách thức từ biến đổi khí hậu tại Hội nghị An ninh Munich năm 2019. (Ảnh: PIK-potsdam)

- Là chuyên gia hàng đầu về ứng phó biến đổi khí hậu, theo ông, một giải thưởng bắt nguồn từ một nước đang phát triển như VinFuture tại Việt Nam có thể giúp cải thiện vấn đề này như thế nào? 

Tôi rất vui mừng khi biết rằng Việt Nam, một quốc gia đang phát triển rất nhanh, đang có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông thường, những nước công nghiệp hóa mới là nguồn gốc vấn đề, và đa số những người đạt các giải thưởng lớn cũng đến từ những nước phát triển, như một vòng xoáy. Do vậy, những nước đang phát triển đề ra được giải pháp và thể hiện vai trò dẫn dắt được công nhận là điều vô cùng quan trọng.

Mặt khác, chính các nước đang phát triển sẽ là nơi đưa ra câu trả lời cho công cuộc ứng phó chống biến đổi khí hậu. Tại Liên minh châu Âu, chúng ta có thể tìm cách đảm bảo vẫn tăng trưởng song song với các nỗ lực giảm phát thải. Nhưng nếu tình trạng phát thải tại Nam Á, châu Phi, khu cận Sahara cũng giống Hoa Kỳ thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho trái đất. 

Do vậy, Giải thưởng VinFuture giống như “ngọn hải đăng” trong bối cảnh này. Trước đây, tôi từng tham gia hội đồng của một số giải thưởng quốc tế uy tín, điển hình như giải thưởng Gulbenkian về nhân loại trị giá triệu euro. Với VinFuture thật đặc biệt, lần đầu tiên tôi được tham gia thẩm định và đánh giá các công trình khoa học trong một giải thưởng đến từ đất nước đang phát triển, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi.

GS. Hans Joachim Schellnhuberhiện là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Từ năm 1992 - 2018, ông từng là giám đốc sáng lập tại Viện Nghiên cứu Tác động khí hậu Potsdam (PIK, Đức). Từ năm 2019, GS. Schellnhuber tập trung nghiên cứu và thuyết giảng về lĩnh vực biến đổi cơ sở hạ tầng xây dựng, đặc biệt nhấn mạnh vào tiềm năng phục hồi khí hậu của các kiến trúc mang tính tái tạo. Ông là thành viên của nhiều viện hàn lâm khoa học trên thế giới, công bố khoảng 300 bài báo khoa học và sách trong các lĩnh vực vật lý cơ bản, phân tích hệ thống phức tạp, nghiên cứu biến đổi khí hậu, khoa học bền vững… Hiện tại ông là Tổng Giám đốc của Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA, Áo).

GS. Hans Joachim Schellnhuber trở thành thành viên mới của Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture 2024 với mong muốn được góp phần giải quyết những thách thức chung của nhân loại, đặc biệt là lĩnh vực biến đổi khí hậu. 2 thành viên mới tham gia Hội đồng Sơ khảo của VinFuture 2024 cùng ông là GS. Ingolf Steffan-Dewenter - Trưởng khoa Sinh thái Động vật và Sinh học Nhiệt đới tại Đại học Würzburg, Đức và GS. Fiona Watt -Giám đốc của Tổ chức Sinh học Phân tử châu Âu - EMBO, Đức).

Đậu Linh

">

‘Nếu không hành động nhanh hơn, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,7 độ thay vì 1,5 độ’

Tôn Vệ Đông hiện tại thất nghiệp, không có nhà cửa và người thân. Ảnh cắt từ video: Sohu

Anh kể, mùa hè ngủ ở ven đường, mùa đông đến ga tàu điện ngầm vì có hệ thống sưởi. Khi được blogger hỏi nguyên nhân dẫn đến tình cảnh hiện tại, Vệ Đông tâm sự do áp lực công việc cộng với biến cố gia đình. 

Gia nhập công ty công nghệ, Vệ Đông quen một đồng nghiệp. Cả 2 yêu nhau được 4 năm, sau đó về nhà chung. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa và lối sống, không lâu sau 2 người ly thân 8 năm. Cuối cùng, Vệ Đông và vợ cũ quyết định ly hôn.

Cú sốc này, khiến Vệ Đông thu hẹp bản thân không giao tiếp với xã hội, dần dần mắc chứng ảo giác. Về sau, anh không thể minh mẫn làm việc như người bình thường. Anh cho hay, kể từ khi ly hôn đến nay đã lang thang được 16 năm. 

Khi được hỏi: "Anh đã từng tìm công việc lao động chân tay nào chưa?". Vệ Đông cho biết, chưa từng vì bản thân là người tham vọng, nên không đánh giá cao việc chân tay. Anh cho hay, chỉ muốn làm việc văn phòng và tuyệt đối không làm bảo vệ hoặc dọn dẹp trong trung tâm thương mại.

Nhắc đến trình độ tiếng Anh sau nhiều năm ở Mỹ, thiên tài Vật lý một thời của Trung Quốc thừa nhận: "Bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội vì trình độ tiếng Anh không tốt". Đây cũng là lý do khiến anh rơi vào tình cảnh tồi tệ như hiện tại. Anh chấp nhận cuộc sống lang thang, ăn xin 16 năm qua. 

Cuối video chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, blogger khuyên Vệ Đông lựa chọn 1 trong 2 điều: Xin trợ cấp chính phủ Mỹ để có nơi cư trú hoặc tìm việc chân tay trở lại cuộc sống bình thường. Anh lập tức trả lời, sẽ quay lại Phố Wall tìm việc sau khi nghỉ ngơi.

Blogger nói thêm, sẵn sàng giúp đỡ để Vệ Đông có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của Vệ Đông có mong muốn làm lại cuộc đời hay không. Câu chuyện của Vệ Đông từ một thiên tài Vật lý đến kỹ sư công nghệ cao cấp ở Phố Wall, sau biến cố gia đình trở thành người ăn xin đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. 

Một số người cho rằng, không biết Vệ Đông đã trải qua điều gì. Tuy nhiên, từng được mệnh danh là thiên tài, mức lương 20 năm trước đạt được 3 tỷ/năm, không khó để anh tìm được công việc nuôi sống bản thân. 

Cuộc đời của Vệ Đông là câu chuyện thực tế đang gây xôn xao trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người chưa tin được sự tàn nhẫn của số phận. Anh từng là niềm tự hào của gia đình, thiên tài Vật lý được nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ, nhưng đã lang thang ở nước ngoài suốt 16 năm. Câu chuyện cũng là bài học để mọi người suy nghĩ về việc lựa chọn học tập, sinh sống và cống hiến ở nước ngoài.

Theo Sohu

Bi kịch sinh viên giỏi thất nghiệp, lang thang nhặt rác suốt 12 nămTrung Quốc - Là học sinh giỏi nhiều năm, người duy nhất trong làng đỗ ĐH nhưng sau khi tốt nghiệp, Tiểu Quyên không tìm được việc làm. Cô đi nhặt rác sống qua ngày suốt 12 năm.">

Bi kịch thiên tài Vật lý: 15 tuổi đỗ đại học, sau 24 năm thành ăn xin

友情链接