Đằng sau vẻ đẹp độc hại trên Instagram
Filter (bộ lọc hình ảnh) là một trong những tính năng được dùng nhiều nhất trên các công cụ chia sẻ ảnh trực tuyến,Đằngsauvẻđẹpđộchạitrêlịch thi đấu bóng đá hnay đặc biệt là trên Instagram. Chúng ghép tai thú, tóc hay vẽ hình họa vào khuôn mặt, chỉnh sửa đường nét… giúp việc “sống ảo” của người dùng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Song, một số nghiên cứu đã chỉ ra những ứng dụng chia sẻ ảnh như Instagram, vốn dựa trên thuật toán đề xuất của AI, đã làm tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội trở nên lệch lạc, xa rời thực tế.
Những filter làm đẹp của họ luôn tuân theo một khuôn mẫu sẵn: nước da hoàn hảo, mắt to, môi đầy, mũi nhỏ và những góc cạnh tôn lên khuôn mặt.
Với những hiệu ứng này, Instagram giúp người dùng “biến hình” sao cho sát với những tiêu chuẩn vô thực này. Do đó, nhiều người cho rằng việc lạm dụng filter sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần người dùng, đặc biệt là đối với các cô gái trẻ.
Càng bóp mặt, càng nổi tiếng
Theo MIT Technology Review, Instagram rất ít công bố các dữ liệu về filter, đặc biệt là filter làm đẹp. Tuy những hiệu ứng làm thay đổi đường nét khuôn mặt này rất phổ biến trong giới trẻ, chúng cũng vấp phải nhiều phản đối.
Các cô gái trẻ thích sử dụng hiệu ứng làm đẹp mỗi khi đăng ảnh trên Instagram thay vì sử dụng ảnh gốc. Ảnh: Instagram. |
Instagram đã phải chặn các filter này từ tháng 10/2019-8/2020 vì những tranh cãi về ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người dùng.
Sau đó, chính sách này đã được thay đổi và chỉ áp dụng cho những hiệu ứng cổ xúy phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, nguồn tin của MIT Technology Review cho biết tiêu chuẩn đánh giá đến nay vẫn còn rất mập mờ.
Mặc dù nhiều người chỉ sử dụng cho vui, những hiệu ứng làm đẹp này đòi hỏi rất nhiều công nghệ công phu.
Đầu tiên, thuật toán sẽ dựa vào các điểm ảnh trên camera để nhận diện khuôn mặt và các đặc điểm của người dùng. Sau đó, một mặt nạ ảo sẽ được đính lên khuôn mặt thật và thay đổi tùy theo đường nét của người dùng. Các hiệu ứng đồ họa sẽ được thêm vào dựa trên mặt nạ này.
Trong đó, Spark AR (SDK) là bộ phát triển phần mềm của Instagram, cho phép người dùng tạo ra các filter AR trên Instagram.
Các nhà sáng tạo nội dung của Instagram cho biết mức độ thay đổi khuôn mặt và tần suất được người nổi tiếng sử dụng sẽ quyết định xem những filter này có được yêu thích hay không. Nhiều người còn nói rằng nhu cầu sử dụng hiệu ứng làm đẹp quá lớn buộc họ phải chạy theo xu hướng mặt thon, mũi nhỏ nhan nhản trên Instagram.
“Càng biến đổi khuôn mặt, filter càng dễ nổi. Nếu bạn không làm vậy, filter của bạn sẽ không được yêu thích dù có đầu tư công nghệ đến mấy”, Lucie Bouchet, một người sáng tạo filter nổi tiếng.
Ám ảnh về filter làm đẹp
Nhưng gần đây, Bouchet đã ngừng sử dụng hiệu ứng biến đổi khuôn mặt trong filter của mình. Thay vào đó, cô cho người dùng có quyền lựa chọn đổi đường nét khuôn mặt hoặc không.
Những filter bóp mặt thường nhận được lượt dùng và chia sẻ cao hơn. Ảnh: Denis Rossiev. |
Tuy nhiên, số liệu cho thấy filter nổi tiếng nhất của cô “Golden Hair” thu về gần 300 triệu lượt dùng. Trong khi đó, một filter tương tự nhưng không có hiệu ứng đổi mặt chỉ được sử dụng 7,2 triệu lần. Do đó, Bouchet cho biết cô rất lo ngại về tác động tiêu cực của các filter này lên phái nữ.
Theo nhà khoa học Claire Pescott, thông thường các bạn trẻ là nam sử dụng filter chủ yếu cho vui và muốn thử, còn nữ lại dùng để “nâng cấp” vẻ ngoài của mình trên mạng xã hội.
Về phía Meta, sau khi bị chỉ trích vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần người dùng, hãng cũng đã có một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng này.
Trong loạt tài liệu nội bộ Frances Haugen tiết lộ năm 2021, Meta đã nhận thức về sự độc hại của Instagram đối với người dùng. “Instagram đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về cơ thể của các cô gái trẻ. Đồng thời, những so sánh trên nền tảng này làm thay đổi cách nhìn của họ về cơ thể mình”, tài liệu Meta viết.
Theo MIT Technology Review, những filter làm đẹp trên Meta, TikTok và Snapchat không phải là nguyên nhân duy nhất khiến tiêu chuẩn về cái đẹp bị bó hẹp. Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh, thuật toán đề xuất và hình tượng trên mạng xã hội cũng có những ảnh hưởng tương tự đến tâm lý người dùng.
Nhưng Florencia Solari, một chuyên gia kỹ thuật AR và nhà sáng tạo filter nổi tiếng trên Instagram, cho rằng công nghệ này là thủ phạm lớn nhất. “Vấn đề không phải hoàn toàn do filter mà là do cách xã hội này vận hành”, cô nói.
Họ cho rằng đó mới là thước đo cho cái đẹp nên cổ xúy và khiến chúng trở nên nổi tiếng. Còn những nhà sáng tạo hiệu ứng chỉ nhận thấy trào lưu này được người dùng hưởng ứng và cứ thế làm theo.
(Theo Zing)
'Nộp tài khoản Instagram ra đây' - Khi thứ từng là niềm tự hào trên mạng xã hội lọt vào tầm ngắm của những kẻ quấy rối
Mọi chuyện bắt đầu với các tin nhắn đe dọa, sau đó là những chiếc bánh pizza, cuối cùng là đội SWAT.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1: Uy lực sân nhà
- Ý tưởng sáng tạo biến đồ ăn thừa thành bột cà phê giúp bảo vệ môi trường
- Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Goteborg, 0h00 ngày 2/10
- Nhận định, soi kèo Radomiak Radom vs Śląsk Wrocław, 22h30 ngày 18/9
- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01: Bất phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Chengdu Rongcheng vs Sichuan Jiuniu, 18h30 ngày 19/10
- Nhận định, soi kèo Sheffield United vs Preston, 1h45 ngày 15/9
- Nhận định, soi kèo Cobresal vs Huachipato, 21h ngày 17/9