Nhận định, soi kèo NEC vs Go Ahead, 1h00 ngày 11/2

Nhận định 2025-02-19 12:22:17 873
ậnđịnhsoikèoNECvsGoAheadhngàkeonhacai video   Nguyễn Quang Hải - 09/02/2022 22:36  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://app.tour-time.com/html/590e198838.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Ceramica Cleopatra vs Enppi, 21h00 ngày 17/2: Đứng dậy mạnh mẽ

Đầu tháng 7/2020, Chính bất ngờ gặp tai nạn xe máy, ảnh hưởng đến xương, phải điều trị tại bệnh viện hơn 1 tháng mới có thể về nhà tiếp tục đi học. Nhưng gần 1 năm sau, khoảng tháng 6/2021, chân của Chính đau dữ dội. Gia đình tưởng vết thương cũ ảnh hưởng nên chỉ mua thuốc về uống.

{keywords}
Bạn đọc ủng hộ em Chính số tiền hơn 33 triệu đồng trang trải viện phí

Những cơn đau vẫn kéo dài triền miên đến mức Chính không thể đi lại được nữa. Cũng chẳng thể ngờ kể từ thời điểm đó, cuộc sống của chàng trai tuổi đôi mươi đã hoàn toàn thay đổi. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, bác sĩ phát hiện em đã mắc ung thư xương giai đoạn 2.

Từ ngày con trai phát bệnh, hành trình đi tìm sự sống cho con của vợ chồng chị Ngần rơi biết bao nước mắt, chịu bao tủi hờn và đau đớn. Gia đình em Chính đã phải chi trả rất nhiều tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ, lên đến hơn 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này đều do bố mẹ em vay mượn khắp nơi, thậm chí, bố của Chính phải thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng. Trong khi đó, bố mẹ em chỉ làm ruộng kết hợp chăn nuôi. Năm nay, dịch tả khiến đàn lợn bị chết, gánh nặng kinh tế một lần nữa khiến cả nhà lao đao.

Sau khi hoàn cảnh của em Chính được phản ánh trên Báo VietNamnet, bạn đọc gần xa đã ủng hộ em số tiền 33.270.723 đồng, được báo VietNamNet chuyển đến tận tay gia đình.

Chị Ngần xúc động chia sẻ: “Tôi xin chân thành cảm ơn các mạnh thường quân đã quan tâm và sẻ chia cùng chúng tôi. Với số tiền nhận được, gia đình có điều kiện để tiếp tục chữa bệnh cho cháu, hy vọng cháu có thể mau khỏi bệnh”.

Phạm Bắc

Con gái bệnh tật cầu xin có bình oxy cho người cha già duy trì sự sống

Con gái bệnh tật cầu xin có bình oxy cho người cha già duy trì sự sống

Bản thân mắc bệnh hiểm nghèo, chị Thường lại không nghĩ nhiều đến sức khoẻ của mình. Hàng ngày, chị vẫn cố gắng cầu xin một chút oxy cho người cha bị suy phổi, suy tim duy trì sự sống.

">

Trao hơn 33 triệu đồng đến em Lê Văn Chính mắc bệnh ung thư xương

Với Tang Chao, căn hộ mới của anh và vợ mua được hy vọng sẽ là nơi bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau. Tuy nhiên, sau khi chờ đợi mòn mỏi, căn hộ vẫn chưa hoàn thành do chủ đầu tư gặp khó, đến nay họ đã "đường ai nấy đi".

Tang Chao và vợ sắp cưới mua nhà hồi năm 2019 tại dự án Haiyi Changzhou. Đây là một trong những dự án bất động sản hot nhất Đại Liên, Trung Quốc. Chủ đầu tư hứa hẹn đây là khu nhà cao tầng rộng lớn với cảnh quan xanh mát, mang đến "cuộc sống tươi đẹp gần biển" cho cư dân.

Tang Chao trong căn hộ vẫn chưa hoàn thành dù vợ chồng đã ly hôn (Ảnh: New York Times)

Cặp đôi mua căn hộ 2 phòng ngủ với giá 177.000 USD (4,1 tỷ đồng). Để thanh toán số tiền này, Tang Chao và bạn gái đã dùng tiền tiết kiệm và nhờ cậy cha mẹ. Hợp đồng mua bán căn hộ được ký năm 2019, sau đó 2 người đăng ký kết hôn. Theo kế hoạch, khi căn hộ được xây xong, cặp đôi sẽ tổ chức đám cưới và sống chung.

"Thời điểm đó, chúng tôi nói với bạn bè đã mua căn nhà ở đây. Cảm giác rất tự hào", Tang Chao nhớ lại.

Dự án lẽ ra hoàn thành tháng 8/2022, nhưng chủ đầu tư là Sunac China Holdings gặp khó khăn tài chính. Sau thời gian chờ đợi, vợ của anh đã quá mệt mỏi và cuộc sống mới không biết bao giờ bắt đầu. Cho nên tháng 11/2022, cặp đôi ra tòa và ly hôn. Hiện, hàng tháng, Tang Chao vẫn phải trả 550 USD (12,8 triệu đồng) tiền vay mua nhà.

“Nghĩ đến căn hộ chưa hoàn thiện, tôi như rơi từ thiên đường xuống địa ngục. Tôi không còn gì để trông mong trong cuộc đời nữa, không nhà, không vợ”, anh Tang nói.

Mua nhà dính "bánh vẽ"

Daisy Xu - nhân viên phòng thí nghiệm 28 tuổi nhớ lại ngày cô mua căn hộ ở Thượng Hải như mới hôm qua. Cô chờ đợi cùng hàng trăm khách hàng khác tại khách sạn - nơi diễn ra sự kiện mở bán dự án Royals Garden. Khi đến lượt, cô chỉ có chưa đầy 1 phút để chọn căn hộ.

Hình ảnh quảng cáo dự án Royals Garden và thực tế chưa hoàn thành (Ảnh: New York Times)

Daisy nhìn lướt qua bức tường có ghim những mảnh giấy ghi số căn hộ chưa bán. Cô cho biết, không muốn mua căn hộ ở gần nóc chung cư hay các tầng dưới tầng 4. Vì vậy, cô gái này chọn căn hộ ở tầng 8. 

Sau khi nhận được thông báo đã mua xong căn hộ, Daisy Xu tràn đầy phấn khởi. "Tôi vô cùng vui mừng và xúc động. Ngay lập tức, tôi chụp ảnh căn hộ và báo tin vui cho người nhà ở quê", cô nói.

Căn hộ có giá 495.000 USD (11,6 tỷ đồng), nhưng còn rẻ hơn so với những căn nhà cũ ở Thượng Hải. Theo dự định, Daisy Xu sẽ được bàn giao căn hộ hồi tháng 9/2022 và chuyển đến vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, đến nay, căn hộ vẫn chưa hoàn thành. Tòa nhà chung cư 16 tầng không được sơn, xung quanh bọc lưới như đang xây dựng và cỏ dại mọc um tùm. Hằng ngày, mỗi khi đi làm qua căn hộ đã chi tiền mua mà vẫn chưa xong, Xu không khỏi đau lòng.

Ở Trung Quốc, khoảng 90% căn nhà được bán trước khi xây dựng. Kiểu bán này giúp các công ty bất động sản huy động được tiền nhưng phần lớn rủi ro lại thuộc về người mua như Xu. Những khách hàng như người phụ nữ này sẽ phải thanh toán trước khi bắt đầu xây dựng, nhiều người phải vay thế chấp để mua nhà.

Các quy định yêu cầu tiền thu từ bán căn hộ chỉ được dùng để xây dựng dự án đó. Nhưng lợi dụng sự giám sát lỏng lẻo, các công ty bất động sản dùng nguồn tiền này làm điều gì họ muốn, kể cả xây dự án khác.

Khi giá nhà tăng vọt, Chính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng với các công ty bất động sản thì nhiều công ty lớn như chủ đầu tư China Fortune Land Development của dự án Royal Garden ở Thượng Hải "oằn mình" dưới sức ép của khoản nợ khổng lồ và phải dừng hoạt động.

Nhà chưa được nhận nhưng hàng tháng Xu vẫn phải chi 1.300 USD (30,4 triệu đồng) để thanh toán khoản vay thế chấp. Người phụ nữ này không dám kể sự thật với bố mẹ. 

“Tôi lảng tránh những câu hỏi của cha mẹ về căn hộ, nhưng liệu có thể tiếp tục làm việc đó bao lâu nữa?”, Xu chua chát nói. 

Nợ nần ngập đầu, nhà chưa xong

Ở phía đông thành phố Nam Xương, Trung Quốc, một con đường chia khu đô thị Xinli City thành 2 phần. Một phần là các tòa tháp dân cư đã có người ở, còn bên kia là các công trình còn dở dang, không có cửa sổ, chưa được sơn và không có dấu hiệu cho thấy quá trình xây dựng sẽ tiếp diễn.

Xu Feng đối diện với khoản nợ lớn dù dự án chưa hoàn thành (Ảnh: Ny Times)

Andie Cao mua căn hộ 3 phòng ngủ hồi năm 2019 với giá 203.000 USD (4,7 tỷ đồng). Giá cao nhưng nhìn thấy kế hoạch của chủ đầu tư có cả xây trường mẫu giáo, trường tiểu học cho cư dân nên họ "xuống tiền".

Căn hộ được dự kiến hoàn thành tháng 11/2021 đúng lúc đứa con đầu đi học mẫu giáo.  Tuy nhiên, công ty bất động sản Sinic Holdings đã ngừng hoạt động từ tháng 8/2021 do gặp khó khăn về tài chính và việc xây dựng chưa hoàn thành. 

Đến nay, vợ chồng Andie Cao đã trả 80.000 USD (1,8 tỷ đồng) tiền mua căn hộ. Đây là số tiền mà vợ chồng cô tiết kiệm nhờ công việc vất vả ở Thượng Hải. Tháng 7/2022, người phụ nữ này và nhiều người khác đã đòi dừng trả nợ ngân hàng, khi dự án chưa hoàn thành. 

Hiện, Andie Cao và chồng vẫn làm việc và thuê nhà ở Thượng Hải. Người phụ nữ này không nghĩ căn hộ sẽ hoàn thành và cũng không tính đến việc mua căn nhà khác hay sinh con thứ hai nữa. 

Xu Feng cũng là người mua nhà và đang mòn mỏi chờ dự án hoàn thành. Năm 2019, khi cửa hàng tạp hóa của 2 vợ chồng đang ăn nên làm ra, anh nghĩ đến việc mua nhà.

Vợ chồng Xu Feng mua một căn hộ có giá 163.000 USD. Căn hộ này nằm trong khu đô thị với các tháp chung cư có hàng ngàn căn hộ.

Để có tiền trả trước 81.000 USD, Xu đã phải vay thế chấp 10 năm. Ba năm sau, dự án vẫn chưa hoàn thành. Hiện, Xu Feng đối diện áp lực tài chính lớn, vừa phải trả tiền thuê nhà buôn bán vừa phải trả nợ vay ngân hàng. Để tiết kiệm, người đàn ông này không đi ăn với bạn bè, cắt giảm mọi khoản chi tiêu.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ tình cảnh này xảy ra với mình. Tôi sợ phải sinh thêm con nữa, thu nhập không đủ chi tiêu", Xu Feng bày tỏ.

Thất vọng vì sự chậm trễ giao nhà, Xu Feng và nhiều khách hàng đã đến cơ quan chức năng để giăng biểu ngữ, nhưng đến nay chẳng có kết quả gì.

Tháng 8/2022, Xu Feng ngừng trả tiền vay cho ngân hàng do dự án chưa hoàn thành. Nhưng điều này ảnh hưởng đến điểm tín dụng của anh và buộc phải vay người thân để có vốn buôn bán...

Quang Anh (Theo New York Times)

‘Siết’ tín dụng và trái phiếu, nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM dừng xây dựngViệc kiểm soát chặt tín dụng và phát hành trái phiếu ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhiều dự án phải xây dựng dở dang phải dừng lại.">

Ông lớn địa ốc ngập đầu 'ôm' nợ, khách còng lưng gánh lãi vỡ mộng mua nhà

Siêu máy tính dự đoán Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2

Tháng 3/2022, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Dù mới chỉ “nằm trên giấy” nhưng quy hoạch đã có tác động tới thị trường bất động sản khu vực. Nhiều nhà đầu tư và môi giới đổ tìm xem đất đã đẩy giá đất  tăng lên. Nhiều mảnh đất chỉ sau thời gian ngắn đã tăng 30-50%.

Thời điểm đó, ghi nhận tại các xã thuộc phân khu đô thị sông Hồng như Võng La, Hải Bối, Xuân Canh (huyện Đông Anh) giá rao bán 35 - 50 triệu đồng/m2, tăng 20-30% so với một năm trước.

Trong cơn sốt, nhiều khu đất cỏ mọc um tùm được cò đất kéo về tạo sóng, đẩy giá lên đến cả trăm triệu đồng/m2. Cơn sốt đi qua, đất để hoang hoá cho cỏ mọc, tiền tỷ của nhà đầu tư bị “chôn” trong đất (Ảnh: H.Khanh)

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, khi công bố quy hoạch phân khu sông Hồng, giá đất ở Đông Anh đã chứng kiến đà tăng phi mã, thậm chí là tăng một cách bất hợp lý.

"Có khu vực chúng tôi đi khảo sát ở Đông Anh, nhiều dự án cỏ mọc xanh um, xung quanh quây hàng rào, không được đầu tư hạ tầng nhưng giá đất đã được đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2, đắt ngang với khu vực Mỹ Đình đã được đầu tư bài bản. Rõ ràng, quy hoạch có tác động rất mạnh đến giá cả của thị trường bất động sản, ngay cả khi đang được nghiên cứu và chưa được công bố”, ông Đính dẫn chứng.

Đây chỉ là một trong những lần đất Đông Anh “sốt nóng” trong vài năm qua. Từ năm 2020, thị trường bất động sản đã chứng kiến cơn sốt đất “điên đảo” từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đất nền, đất ở tới cả đất dự án treo… đều đua nhau tăng giá. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất.

Trao đổi tại diễn đàn bất động sản gần đây, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho biết, mỗi lần sốt đất sẽ làm giá nhà đất tăng cao. Lần sốt đất tiếp theo sẽ làm giá tăng cao hơn. Tình trạng này dẫn đến hệ lụy là nhóm những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ngày càng khó khăn trong tìm mua nhà bằng đồng lương của mình.

Cũng theo GS. Võ, sốt đất tạo ra nghịch lý những người có nhu cầu nhà ở thật không thể mua nhà, trong khi nhà để đầu cơ chiếm tỷ trọng cao hơn. Bây giờ phân khúc nhà bình dân gần như không có. Giá đất quá cao, nhà đầu tư không thể làm nhà thu nhập thấp mà phải chọn phân khúc cao cấp. Nhưng phân khúc này thì hầu hết chỉ những người đầu cơ mua. Cơn sốt đất đã lấy đi cơ hội mua nhà của nhiều người thu nhập thấp.

Từ năm 1990 đến nay, thị trường bất động sản đã trải qua 4 lần sốt đất. Sau mỗi lần sốt đất giá nhà đất tăng cao, sốt đất đã lấy đi cơ hội mua nhà của nhiều người thu nhập thấp (Biểu đồ: H.Khanh)

Ghi nhận thực tế hiện nay cho thấy, dù cơn sốt đất đã đi qua, thị trường rơi vào trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và tùy theo khu vực, nhưng giá nhà đất vẫn còn neo mức cao và cơ bản đã thiết lập mặt bằng giá mới. Thậm chí, giá bất động sản một số quận vùng ven vốn được coi là “dễ thở” thì nay tăng nhanh, vượt cả khu trung tâm.

Khảo sát tại một số dự án khu vực ngoài trung tâm Hà Nội, như dự án Matrix One (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm) giá khoảng 60-70 triệu đồng/m2, Vinhomes Ocean Park (Long Biên) giá 42-45 triệu đồng/m2. Thậm chí, khu vực ngoài trung tâm còn xuất hiện nhiều dự án chung cư có giá lên tới 80 triệu đồng/m2.

Theo chuyên gia bất động sản, thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới và khó thay đổi trong ngắn hạn. Tác nhân giúp duy trì giá đất chính là mật độ dân cư đông đúc. Những khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, hình thành cộng đồng dân cư hoàn chỉnh, hạ tầng đồng bộ, thường khó bị sụt giảm giá sau những cơn sốt đất đỉnh điểm.

Thêm một nguyên nhân nữa khiến thị trường khó giảm giá sâu là chi phí liên quan đến đất đai ngày càng tăng cao. Hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, tiền sử dụng đất, chi phí thủ tục pháp lý, nhân công, vật tư leo thang, chi phí mặt bằng ngày càng đắt đỏ cũng được cộng dồn vào giá đất. Do đó, chuyên gia dự báo, giá bất động sản thời gian tới tuy không tăng mạnh nhưng cũng khó giảm sâu.

Loại bỏ đầu cơ

Theo GS. Đặng Hùng Võ, mấu chốt là cầu về nhà ở luôn cao, cả để đầu cơ chờ tăng giá bán kiếm lời và cả để phục vụ nhu cầu ở của người dân… Khi thị trường tăng trưởng nóng, nhiều người lao vào kinh doanh bất động sản do lợi nhuận ngày càng cao khiến bong bóng tích tụ và đến một thời điểm nhất định, bong bóng sẽ nổ. Khi đó thị trường sẽ gây tác động mạnh lên các ngân hàng làm mất thanh khoản, thị trường tiền tệ rối loạn và có thể gây khủng hoảng tài chính, thậm chí khủng hoảng kinh tế.

Giải pháp căn cơ nhất là loại bỏ tình trạng đầu cơ bất động sản để sao cho nhu cầu nhà ở luôn là nhu cầu thật (Ảnh: H.Khanh)

GS. Võ nhấn mạnh, tình trạng sốt giá bất động sản có thể xảy ra tại bất kỳ đâu. Giải pháp căn cơ nhất vẫn là tìm cách để loại bỏ tình trạng đầu cơ bất động sản để sao cho nhu cầu nhà ở luôn là nhu cầu thật.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, giá đất quá cao thoát ly giá trị thực không phù hợp với "quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu" và không phù hợp với thực tiễn của thị trường bất động sản. Đây cũng có thể trở thành "dao hai lưỡi" vừa thiệt hại cho người tiêu dùng, vừa có thể bất lợi cho chính các chủ đầu tư vì nếu đưa ra giá bán nhà quá cao mà không được thị trường chấp nhận có thể làm tăng lượng hàng tồn kho có giá trị lớn.

Trong khi đó, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, giải pháp lâu dài là phải loại bỏ được tình trạng đầu cơ bất động sản và khuyến khích đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy, cần nghiên cứu kỹ chính sách thuế bất động sản phù hợp.

“Cần có giải pháp kiểm soát lượng vốn đầu tư vào bất động sản so với đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Chuyển đổi số cũng là một giải pháp thực sự cần thiết để công khai, minh bạch nhằm thực hiện đúng và đủ sắc thuế bất động sản…’’, GS. Đặng Hùng Võ đề xuất.

Còn tiếp:Giá bất động sản thời gian qua neo cao, có nguyên nhân do giá bị thổi lên. Căn hộ vừa túi tiền biến mất trong khi có quá nhiều căn hộ cao cấp, có những căn lên đến cả trăm tỷ đồng. Doanh nghiệp có chấp nhận trước kia lãi 10 phần giờ giảm đi còn 3 phần?...

Thu nhập 35 triệu/tháng, vợ chồng trẻ 'đỏ mắt' tìm căn hộ vừa túi tiềnTại TP.HCM, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nguồn cung căn hộ bình dân có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 gần như mất tích. Thậm chí, những dự án căn hộ có mức giá dưới 40 triệu đồng/m2 cũng rất khó tìm.">

Miếng đất um tùm cỏ mọc giá 100 triệu đồng/m2, triệu người tan giấc mơ an cư

友情链接