Dưới sự dạy bảo của bố, mỗi ngày, Trần Cảo đều học Toán với tâm trạng vui vẻ. Tuy nhiên, khi Trần Cảo vào lớp 1, ông nhận ra năng khiếu Toán học của con có dấu hiệu suy giảm về tư duy. Lúc này, ông âm thầm quan sát và tìm ra nguyên nhân do Trần Cảo thường hoàn thành bài tập một cách máy móc. Ngay sau đó, ông đã trao đổi với giáo viên.
GS Lâm cho rằng, việc giao nhiều bài tập về nhà sẽ lấy đi thời gian nghỉ ngơi của trẻ và khiến chúng lặp lại các hành động sao chép máy móc. Điều này không thúc đẩy sự tiến bộ, còn ức chế khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ.
Vì vậy, GS Lâm mạnh dạn đề nghị nhà trường cho Trần Cảo lên thẳng lớp 3. Đồng thời, ông cũng xin phép cho con trai làm bài tập có sự chọn lọc dưới sự kiểm tra của bố mẹ. Theo sự sắp xếp và điều chỉnh của bố, Trần Cảo không lo lắng việc hoàn thành bài tập về nhà, còn tiết kiệm được thời gian để tự học và nghiên cứu những bài Toán yêu thích.
Ở tuổi 12, Trần Cảo đạt giải Nhất Cuộc thi Olympic Toán quốc gianên được tuyển thẳng vào Trường THPT Thụy An (Trung Quốc). 2 năm sau, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Trần Cảo có tổng điểm cao hơn 84 so với điểm chuẩn. Trong đó, điểm Toán của nam sinh đạt 137/150 điểm. Số điểm này giúp nam sinh đỗ vào Lớp tài năng trẻ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Trong khi GS Lâm mong muốn con theo ngành Vật lý hoặc Kinh tế, Trần Cảo lại chọn Toán học. Đối với nhiều người, Toán là môn khô khan và nhàm chán, nhưng Trần Cảo lại tìm thấy niềm vui trong 'biển' số. Năm 2012, tốt nghiệp với điểm số xuất sắc, Trần Cảo nhận được học bổng tiến sĩ ngành Toán tại Đại học New York (Mỹ).
Trong quá trình học tiến sĩ, dưới sự hướng dẫn của GS Trần Tú Hùng, Trần Cảo giải quyết được những vấn đề Toán học quan trọng. Hoàn thành chương trình tiến sĩ năm 2017, Trần Cảo gia nhập Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (Mỹ), dưới sự hướng dẫn của giáo sư Akshay Venkatesh - người giành được Huy chương Fields năm 2018.
Năm 2019, Trần Cảo được bổ nhiệm làm trợ lý giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ). Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, tháng 12/2020, Trần Cảo nhận được lời mời về nước. Từ bỏ đãi ngộ ở Mỹ, tháng 1/2021, thiên tài Toán học trẻ quyết định gia nhập Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Lần trở về này, anh hy vọng đóng góp được nhiều cho khoa học nước nhà.
Về nước ở tuổi 27, anh được bổ nhiệm làm GS Toán học tại Trung tâm Nghiên cứu Hình học và Vật lý (IGP) thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Tại đây, Trần Cảo hoàn thành nghiên cứu Tạo lập mối liên hệ giữa phương trình Hermitian-Yang–Mills và phương trình Keller-Einstein. Sau đó, bài nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Toán học thế giới Inventiones Mathematicae.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nghiên cứu giải quyết thành công mối liên hệ giữa 2 phương trình phức tạp, có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực Khoa học Vật liệu và Vũ trụ học. Ngoài ra, nghiên cứu còn thúc đẩy sự phát triển của Vật lý lý thuyết và các lĩnh vực liên quan. Nêu bật vai trò quan trọng của Toán học tiên tiến trong việc giải quyết vấn đề Vật lý phức tạp.
Việc giải quyết 2 phương trình này được coi là nhiệm vụ cốt lõi trong lĩnh vực Hình học Vi phân phức tạp. Thành tựu trên giúp GS Trần Cảo giành được một số giải thưởng danh giá.
Tháng 10/2021, Trần Cảo là một trong những nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc nhận giải thưởng của Viện Nghiên cứu DAMO thuộc tập đoàn Alibaba.
Tháng 7/2022, Trần Cảo vinh dự nhận được Huy chương Bạc tại Hội nghị Toán học Thế giới dành cho người gốc Hoa lần thứ 9 (International Congress of Chinese Mathematicians - ICCM). Đây là giải thưởng dành cho các nhà Toán học trẻ xuất sắc có đóng góp quan trọng.
Năm 2022, Trần Cảo góp mặt trong danh sách '30 Under 30' của tạp chí Forbes Trung Quốc. Tháng 1/2024, GS trẻ được vinh danh là 'Nhà khoa học của năm' và 'Ngôi sao khoa học mới nổi'.
Hiện tại, GS Trần Cảo dành phần lớn thời gian để nghiên cứu Toán học ứng dụng. Nhiều người kỳ vọng, tương lai anh có thể nhận Huy chương Fields dành cho những nhà Toán học có đóng góp to lớn trước 40 tuổi (được ví là giải thưởng 'Nobel Toán học').
Ngược lại, những phẩm chất được kỳ vọng ít nhất gồm có: mạo hiểm (2,85 điểm), biết kiếm tiền (3,5 điểm), giàu trí tưởng tượng (3,7 điểm).
Cuộc khảo sát được thực hiện với 540 bậc cha mẹ có con đang học ở bậc trung học (270 người cha và 270 người mẹ) với các đặc điểm về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau.
Các thông tin về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát được nêu cụ thể ở bảng dưới đây:
![]() |
34 phẩm chất được đưa vào bảng khảo sát chia thành 5 nhóm chính:
Nhóm phẩm chất I. Nề nếp, ngoan ngoãn, lễ phép(bao gồm 09 phẩm chất: Cẩn thận; Lễ phép; Cần cù; Trung thực; Có lòng nhân ái; Biết tự bảo vệ; Có ý chí; Sống có nề nếp; Học giỏi).
Nhóm phẩm chất II. Yêu nước, trách nhiệm và có tinh thần cộng đồng(bao gồm 07 phẩm chất: Khiêm tốn; Có tình yêu quê hương, đất nước; Có lòng biết ơn; Sôi nổi, nhiệt tình; Có lối sống giản dị; Có tinh thần cộng đồng; Có trách nhiệm).
Nhóm phẩm chất III. Vui vẻ, năng động, sáng tạo(bao gồm 05 phẩm chất: Can đảm; Lạc quan; Giàu trí tưởng tượng; Vui vẻ, hài hước; Linh hoạt, sáng tạo).
Nhóm phẩm chất IV. Sống trọng tình nghĩa(bao gồm 07 phẩm chất: Chia sẻ, giúp đỡ; Tự tin; Trọng tình nghĩa; Tôn trọng bản thân và người khác; Chăm học; Có khát vọng; Tiết kiệm, không lãng phí).
Nhóm phẩm chất V. Yêu lao động(bao gồm 02 giá trị: Biết rèn luyện sức khỏe; Chăm lao động).
Nhóm phẩm chất VI. Khôn ngoan, mạo hiểm(bao gồm 04 giá trị: Biết kiếm tiền; Khôn ngoan; Biết sử dụng tiền bạc; Mạo hiểm).
Thông qua việc trả lời câu hỏi: “Anh/Chị thường khuyến khích con mình rèn luyện những phẩm chất sau đây ở mức nào?”, các bậc cha mẹ sẽ lựa chọn các giá trị phẩm chất mà mình kỳ vọng có ở con cái thông qua việc đánh giá mức độ khuyến khích các em rèn luyện trong gia đình. Trong đó, quy ước về điểm như sau: (1 điểm) – Không bao giờ; (2 điểm) – Ít khi; (3 điểm) – Thỉnh thoảng; (4 điểm) – Khá thường xuyên; (5 điểm) – Thường xuyên và (6 điểm) – Rất thường xuyên. Điểm càng cao tương ứng với kỳ vọng của cha mẹ càng cao và ngược lại.
Điểm số thu được sau khi khảo sát 540 bậc cha mẹ như sau:
Bảng kết quả khảo sát qua điểm số ở mỗi phẩm chất |
Như vậy, các phẩm chất được phụ huynh kỳ vọng nhất ở con mình (đạt điểm số trên 5,0) gồm có: lễ phép, trung thực, sống có nề nếp, học giỏi, tôn trọng bản thân và người khác, chăm học và tiết kiệm.
Những phẩm chất được kỳ vọng ít nhất gồm có: mạo hiểm (2,85 điểm), biết kiếm tiền (3,5 điểm), giàu trí tưởng tượng (3,7 điểm).
Ngoài ra, với các phẩm chất khác, sự kỳ vọng của cha mẹ (qua điểm số) không chênh lệch nhau quá nhiều.
Một chi tiết thú vị khác trong khảo sát này là, kỳ vọng giữa người mẹ và người bố với con cái có phần khác nhau. Người mẹ thường có xu hướng kỳ vọng cao hơn người bố ở hầu hết nhóm phẩm chất, trừ nhóm "vui vẻ, năng động, sáng tạo".
Người mẹ có xu hướng kỳ vọng các con mình có những phẩm chất thuộc nhóm “Nề nếp, ngoan ngoãn, lễ phép”; “Yêu nước, trách nhiệm và có tinh thần cộng đồng” và “Sống trọng tình nghĩa” cao hơn người cha.
Trong khi đó, người cha lại có xu hướng kỳ vọng con mình có nhiều những phẩm chất như: “Vui vẻ, năng động, sáng tạo”; “Yêu lao động” và “Khôn ngoan, mạo hiểm” cao hơn người mẹ.
Những kỳ vọng này của cả người cha và người mẹ đều mang đặc trưng về giới khá rõ nét.
![]() |
Xu hướng kỳ vọng giữa người cha và người mẹ với con cái |
Nếu như người cha hướng các con mình đến những phẩm chất mang đầy tính thử thách, khám phá, vượt các giới hạn như năng động, sáng tạo, mạo hiểm… thì người mẹ lại mong các con mình hình thành những phẩm chất mang tính truyền thống, khuôn phép hơn như: ngoan ngoãn, lễ phép, có trách nhiệm, trọng tình…
Khảo sát của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Viện Nghiên cứu Thanh Niên) được trình bày trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Tâm lý học diễn ra tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn diễn ra từ ngày 28/11 đến 1/12.
Nguyễn Thảo
GS Trần Ngọc Thêm cho rằng "Từ chỗ coi trọng cái bằng mà sinh ra cách học đối phó, học để thi...
" alt=""/>3 phẩm chất cha mẹ Việt mong muốn nhất ở con cái