Bộ TT&TT vừa ban hành kế hoạch của Bộ triển khai Quyết định 1622 ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (ATTTM) trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025” (Kế hoạch).
Kế hoạch mới ban hành của Bộ TT&TT nêu rõ 22 nhiệm vụ, dự án sẽ được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chủ trì triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 nhằm hiện thực hóa các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ tại “Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố ATTTM trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025”.
Cụ thể, theo Kế hoạch, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) được giao chủ trì thực hiện 15/22 nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng các văn bản hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 1622; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Quyết định này trong trường hợp cần thiết;
Xây dựng và phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai các phương án, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia; Tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu sự cố và hoạt động của Ban điều hành Đề án, Cơ quan điều phối quốc gia. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, giao ban mạng lưới; các chuyến làm việc, kiểm tra, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; thực hiện các nghiên cứu chuyên môn, xây dựng quy trình, tài liệu; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá, xếp hạng năng lực các đơn vị chuyên trách ATTT, ứng cứu sự cố và các đội ứng cứu sự cố của các bộ, ngành, địa phương.
Việc chủ trì triển khai các nhiệm vụ 1, 2, 3, 4, 5 và 7 của “Đề án đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố ATTTM trên toàn quốc đến 2020, định hướng đến 2025” cũng được Bộ TT&TT giao VNCERT chủ trì.
Kế hoạch nêu rõ, VNCERT chủ trì, phối hợp cùng các Sở TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông, Internet nghiên cứu, xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai Nhiệm vụ 6 – Tăng cường năng lực và tổ chức hoạt động cho các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố trên toàn quốc; Xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các dự án số 1, 3, 4, 5, Mục I, Phụ lục I của Quyết định 1622; Xây dựng, đăng ký kế hoạch và triển khai các nhiệm vụ, dự án số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, Mục II, Phụ lục I của Quyết định 1622; xây dựng và triển khai các dự án, nhiệm vụ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục II của Quyết định 1622.
" alt=""/>Nâng năng lực cho Cơ quan điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc giaHầu hết các khán giả tại địa điểm thi đấu của giải đấu 22nd Robocup International Competition and Symposium bị thu hút bởi không chỉ những gì đang diễn ra trên các sân đấu, mà còn cả những laptop được kết nối để những chương trình có thể vận hành được môn thể thao theo cách tự động hóa. Có 5.000 robot, 4.000 nhân sự tới từ 35 quốc gia tham dự Robocup năm nay, với bề ngoài đa dạng từ những robot trông giống hộp cable chạy trên bánh xe, cho tới người máy giống người với đôi mắt đỏ quạch.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Liên đoàn Robocup, Giáo sư AI Daniel Polani thuộc Đại học Hertfordshire, tuyên bố: "Mọi người đã chế giễu chúng tôi. Tại sao không trở thành bác sĩ, luật sư, những thứ thực tế. Bây giờ, tất cả đều biết người máy chính là tương lai của nhân loại. Và chắc chắn chúng tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn cả các bác sĩ và luật sư".
" alt=""/>World Cup 2018 đang diễn ra tại Nga, nhưng có một World Cup khác lại đang diễn ra ở Canada1. Cảnh quay ngày 19 tháng 6 năm 2002 cho thấy tàu Space Shuttle Endeavour trở về căn cứ Không quân Edwards sau chuyến đi 14 ngày tới Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
2. Chiếc máy bay sử dụng năng lượng mặt trời Helios Prototype vào tháng 6 năm 2003, trên bầu trời Kauai, Hawaii.
3. Một bài kiểm tra tai nạn thử nghiệm có kiểm soát của một chiếc máy bay phản lực hành khách Boeing 720 từ năm 1984.
4. Chiếc máy bay trực thăng YF-12 "Blackbird", một chiếc máy bay chiến đấu đánh chặn thử nghiệm đã tạo ra một kỷ lục tốc độ 3.331,5 km/h vào tháng 5 năm 1965, bay trên sa mạc Mojave.
5. Đoạn phim từ những năm 1950 cho thấy một đội máy bay nghiên cứu thử nghiệm tốc độ cao NACA.
Theo GenK
" alt=""/>NASA đã tải lên nhiều giờ video tài liệu lưu trữ của họ