Nữ diễn viên Arya Banerjee chết trong nhà mà không ai hay biết. Ảnh: Gulf News. |
Đến hôm 13/12, sau quá trình khám nghiệm tử thi, Murlidhar Sharma - Ủy viên Liên hợp Cảnh sát Kolkata - nói trên IANS: "Đây có thể không phải là một vụ án mạng. Cô ấy từng bị xơ gan, thận hư và uống nhiều rượu trước khi mất".
Tuy vậy, cảnh sát vẫn đang tiến hành lấy lời khai của người giúp việc và nam shipper giao đồ ăn cho Arya cũng nằm trong diện tình nghi của lực lượng chức năng.
Hàng xóm của Arya Banerjee kể nữ diễn viên sống một mình với thú cưng. Cô không thường xuyên ở nhà và luôn gọi thức ăn từ bên ngoài. Một người giúp việc được thuê đến để dọn dẹp nhà cửa.
Arya Banerjee sinh năm 1980, là con gái của nghệ sĩ nổi tiếng Ấn Độ Nikhil Banerjee. Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Arya từ sớm đã theo đuổi con đường người mẫu kiêm diễn viên.
Cô từng xuất hiện trong các bộ phim như The Dirty Picture, LSD: Love Sex Aur Dhoka, Savdhaan India... Trái ngược với vẻ hào nhoáng thường thấy của những ngôi sao, Arya Banerjee lại sống trong căn hộ cũ, tồi tàn trước khi mất.
(Theo Zing)
NSND Hồng Vân xác nhận với VietNamNet rằng danh hài Chí Tài đã mất vì đột quỵ.
" alt=""/>Nữ diễn viên Ấn Độ qua đời ở tuổi 35Với phong cách âm nhạc đa dạng, có thể nhảy và hát các ca khúc nhạc trẻ thể loại dance chủ đề thất tình nổi tiếng lúc bấy giờ như: Hãy cho tôi, Con tim mù lòa, Trả nợ tình xa... Bé Châu được đặt biệt danh Thần đồng âm nhạcvới lượng tiêu thụ băng đĩa vượt trội. Khi tuổi còn nhỏ, Bé Châu đã là trụ cột kinh tế cho cả gia đình.
Ngoài biểu diễn trong nước, nam ca sĩ còn tham gia lưu diễn ở nước ngoài. Cát-xê của 'Bé Châu" được tiết lộ không thua kém so với ca sĩ đàn anh, đàn chị. Bên cạnh ca hát, Nguyễn Huy còn có dịp tham gia nhiều tiểu phẩm hài cùng các nghệ sĩ tên tuổi như Hoài Linh, Chí Tài, Việt Hương, Thúy Nga...
Nhìn nhận về sự nổi tiếng, Nguyễn Huy cho rằng đó là may mắn, nhưng cũng là bất lợi mang đến nhiều trắc trở cho mình. Nghệ danh Bé Châu giúp anh được nhiều người biết đến, song cũng khiến anh không thể vượt qua cái bóng chính mình trong suốt nhiều năm.
“Tôi không muốn nhìn về thành công của quá khứ để suy nghĩ, buồn chán, càng không muốn ăn mày dĩ vãng, chìm đắm trong hào quang đã qua. Người ta nói rằng: “Bạn sống tích cực có thể kể lại chuyện ngày xưa một cách lạc quan”. Còn tôi, sống tích cực nghĩa là không muốn nhìn về quá khứ”, nam ca sĩ chia sẻ.
Năm 2018, gia đình Nguyễn Huy làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản với số nợ vài trăm triệu đồng. Nam ca sĩ thừa nhận anh buồn, tiếc và suy sụp khi suy ngẫm quá khứ. Tuy nhiên, anh vực dậy tinh thần để làm điểm tựa cho gia đình, bố mẹ. Nam ca sĩ nhận lời làm nhân viên ở quán bar kiếm tiền để trang trải cuộc sống.
Sau 15 năm nổi tiếng, trải qua không ít biến cố và thăng trầm, Thần đồng âm nhạc 'Bé Châu' Nguyễn Huy giờ đây đã thay đổi khá nhiều, từ diện mạo đến cuộc sống. Vài năm qua, anh trở lại hoạt động nhiều hơn qua các gameshow ca hát.
Do bị đứt dây chằng sau một vụ tai nạn, Nguyễn Huy buộc phải thay đổi con đường âm nhạc. Anh phải hạn chế các động tác vũ đạo để tập trung ca hát. Nam ca sĩ nỗ lực luyện thanh, kiểm soát giọng với định hướng theo dòng nhạc trữ tình, bolero. Anh cũng thỉnh thoảng biểu diễn các ca khúc dance vốn từng là thể mạnh của mình phần nào gợi lại hình ảnh Bé Châu thủa bé.
Giọng ca đình đám một thời thừa nhận bản thân hiện đã hết thời và không còn được nhiều khán giả quan tâm. Dẫu vậy, anh vẫn kiên trì hoạt động, nhận lời mời biểu diễn và chạy show với hy vọng phát triển được nghề nghiệp và ra mắt các dự án cá nhân khi đủ điều kiện.
"Tôi sẽ tự xây dựng con đường riêng bằng chính năng lực và sự cố gắng của bản thân. Việc tự mình bươn chải tuy có khó khăn, vất vả và cũng có thể sẽ không đạt được thành công như mong đợi nhưng tôi tin nó sẽ giúp tôi cảm thấy tự do và mạnh mẽ hơn", Nguyễn Huy chia sẻ.
Clip Nguyễn Huy trên sân khấu 'Ca sĩ ẩn danh'
Thúy Ngọc
Hồ Văn Cường có sự thay đổi đáng kể về ngoại hình và phong cách ở tuổi 17. Cậu vẫn chú tâm việc học văn hóa bên cạnh hoạt động ca hát dưới sự định hướng của mẹ nuôi Phi Nhung.
" alt=""/>Cuộc sống chật vật của 'Bé Châu' Nguyễn Huy tuổi 23Dù có bị sét đánh trúng, thiết kế máy bay giúp đảm bảo an toàn cho hành khách và thiết bị bên trong. Ảnh: Getty.
Sét đánh vào máy bay không phải chuyện hiếm. Theo Edward J. Rupke, kỹ sư công ty mô phỏng sấm sét cho các hãng hàng không Lightning Technologies, ước tính mỗi máy bay thương mại của Mỹ bị sét đánh hơn một lần mỗi năm.
Thực tế, máy bay thường là nguyên nhân gây ra tia sét khi bay qua vùng tích điện của đám mây. Trong những trường hợp này, tia sét bắt nguồn từ máy bay và tỏa ra xa theo các hướng ngược nhau.
Nhưng lần cuối cùng sét đánh gây ra tai nạn cho máy bay thương mại là vào năm 1967, khi một tia sét làm nổ khoang chứa nhiên liệu. Kể từ đó, các kỹ sư đã cải thiện cơ chế chống sét của máy bay.
Lớp “da” bảo vệ
Với một loạt kỹ thuật bảo vệ và các bài kiểm tra nghiêm ngặt đánh giá mức độ an toàn khi bị sét đánh, máy bay ngày nay bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hành khách và phi hành đoàn trước những tia sét.
Người ngồi trong máy bay có thể nhìn thấy ánh sáng lóe lên từ tia sét, và nghe thấy tiếng ồn lớn nếu sét đánh vào máy bay, nhưng sẽ không có vấn đề nghiêm trọng gì xảy ra.
Lớp bảo vệ cơ bản nhất là một lớp vỏ dẫn điện, bao bọc cabin máy bay. Dòng điện từ tia sét sẽ chạy qua hết lớp bao bọc này mà không ảnh hưởng gì đến phi hành đoàn, hành khách và thiết bị điện tử bên trong, Chris Hammond, một phi công đã nghỉ hưu và là thành viên của Hiệp hội Phi công Hàng không Anh, giải thích.
Một hành khách ghi lại ảnh máy bay bị sét đánh ở sân bay Keflavik, Iceland năm 2016. Bức ảnh cho thấy tia sét đi vào từ đầu máy bay và đi ra ở cánh, đuôi. Ảnh: Halldor Gudmundsson. |
Lớp vỏ này chủ yếu là nhôm, dẫn điện tốt. Phần lớn dòng điện từ tia sét sẽ chỉ ở bên ngoài khoang máy bay nhờ lớp nhôm liền mạch không có khe hở. Nếu máy bay được làm bằng vật liệu composite, dẫn điện kém hơn đáng kể so với nhôm, thì sẽ được bổ sung một lớp sợi hoặc tấm vật liệu dẫn điện vào lớp vỏ.
Tia sét thường sẽ đánh vào một điểm nhô ra, chẳng hạn như mũi hoặc đầu cánh máy bay. Khi máy bay tiếp tục bay qua, tia sét sẽ "bám" theo vào thân máy bay. Dòng điện truyền qua lớp vỏ dẫn điện bên ngoài và đi ra từ đuôi máy bay.
Toàn bộ thiết bị đều chống sét
Máy bay phản lực thương mại có các đường dây điện dài hàng cây số, cùng hàng chục máy tính và các thiết bị khác điều khiển từ động cơ đến tai nghe của hành khách. Những máy tính này có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố tăng điện áp.
Dòng điện đi qua lớp vỏ bên ngoài của máy bay cũng có khả năng chuyển tiếp vào dây điện hoặc thiết bị bên dưới lớp vỏ. Vì thế tất cả thiết bị điện trên máy bay đều được che chắn cẩn thận, nối đất và triệt tiêu xung để ngăn chặn các sự cố do dòng điện chuyển tiếp gây ra.
Một khu vực cần quan tâm khác là hệ thống nhiên liệu, vì ở đây ngay cả một tia lửa nhỏ cũng có thể gây ra thảm họa.
Vỏ máy bay xung quanh thùng nhiên liệu được làm đủ dày để chịu được nhiệt. Tất cả khớp kết cấu, dây, cửa khoang, nắp nạp nhiên liệu và các lỗ thông hơi đều được thiết kế và thử nghiệm để không chỉ chịu được sét mà còn ngăn tia lửa điện. Các đường ống dẫn nhiên liệu dẫn nhiên liệu đến động cơ và bản thân động cơ cũng chống sét.
Mũi (radome) máy bay có các dải kim loại để dẫn điện. Ảnh: Bill Abbott. |
Radome của máy bay - mũi hình nón chứa radar và các thiết bị bay khác - là một khu vực mà các kỹ sư chống sét cũng đặc biệt chú ý. Không giống các bộ phận khác, radar không thể hoạt động nếu đặt trong vỏ bọc dẫn điện.
Thay vào đó, các dải vật liệu chống sét được xếp dọc xuống từ đỉnh hình nón. Các dải này có thể là các thanh kim loại rắn hoặc một dãy các nút làm từ vật liệu dẫn điện dán lên một dải nhựa. Bộ phận này hoạt động giống như một cột thu lôi trên mái nhà.
"Tất cả màn hình đều vụt tắt", Hammond nhớ lại một vụ việc nhiều năm trước, khi máy bay ông điều khiển bị sét đánh trong lúc chờ hạ cánh xuống San Francisco, Mỹ. Nhưng ngay cả khi đó, sét cũng chỉ có thể làm nhấp nháy đèn hoặc làm nhiễu tín hiệu một số thiết bị trong chốc lát.
(Theo Zing)
" alt=""/>Sét đánh trúng máy bay, hành khách có gặp nạn không