Thông tin này có nội dung: “Năm ngoái, nghe chị kêu vỡ nợ, tài khoản còn 300 ngàn, công ty đóng cửa mà em lo gần bệnh luôn. Sau một năm mùa nước lũ, chị tự dưng phát lên rồi xây căn biệt thự 1000 m2 làm em mừng từ qua tới nay. Chúc mừng vợ chồng anh chị nha” kèm hình ảnh căn biệt thự của gia đình Thủy Tiên.
Thủy Tiên công khai đăng tin nhắn bịa đặt và đưa ra bằng chứng chứng minh cô công khai và minh bạch tất cả các công việc từ thiện của mình. |
Trao đổi với VietNamNet, Thủy Tiên khẳng định các nội dung ăn chặn tiền từ thiện để xây nhà trên mạng xã hội là bịa đặt. Cô đã đăng lại bình luận của antifan kèm bằng chứng mua bán và sửa chữa căn biệt thự đang sinh sống. Thủy Tiên cho biết từng bỏ việc động thổ để ra miền Trung cùng bà con và xác nhận không có chuyện nợ nần.
“Căn biệt thự tôi đang ở tại quận 7 từ trước giờ tổng diện tích sử dụng là 1.000 m2, do ở lâu móng nhà có chút vấn đề, nứt lún phần móng nhà nên năm ngoái có kế hoạch sửa chửa. Tháng 8 âm lịch năm ngoái là phải thi công sửa mới kịp xong trước Tết", cô nói.
Thủy Tiên cũng cho VietNamNet biết thêm, việc thu chi làm từ thiện đã được cô sao kê chia sẻ công khai và minh bạch với cộng đồng từ ngày 25/11 năm ngoái.
Hiện tại, chỉ còn những công trình xây dựng đòi hỏi thời gian lâu như nhà cộng đồng (tốn khoảng 6 tháng) hay việc xây cầu dự kiến hoàn thành trước Tết lại gặp mưa to kéo dài, ngập nên không thể đổ móng nên bị chậm trễ. Vài ngày trước, mưa làm công trình lại bị ngập tiếp nên dở dang, xây dựng ở xa ngoài việc vận chuyển nguyên vật liệu, địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết cũng gây khó khăn để thi công. Tuy nhiên, cô vẫn luôn giám sát tình hình và dự kiến sẽ hoàn thành trong tối đa khoảng 1-2 tháng tới.
Thuỷ Tiên trong chuyến từ thiện năm ngoái. |
Thủy Tiên cho biết ngày nào cô cũng có những công việc khác nhau liên quan đến công tác từ thiện. Những việc này cô chủ yếu dùng tiền cá nhân từ quảng cáo, công việc,... và chồng cô - Công Vinh cũng góp thêm nên cô không nhất thiết phải thông báo đến mọi người. "Tôi luôn nhận được những lời nhờ giúp đỡ và thấy áy náy nếu họ là những hoàn cảnh quá khổ hay đáng thương. Đôi khi, tôi cũng thấy quá sức của bản thân, nhưng với những trường hợp đặc biệt, sẽ luôn cố gắng giúp đỡ'' - Thủy Tiên cho biết.
Trong năm 2020, khi bà con miền Trung gặp bão lũ, ca sĩ Thủy Tiên đã là người đầu tiên đứng lên tiên phong kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ người dân ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Quảng Nam. Chỉ trong vòng 40 ngày, số tiền cô kêu gọi đã lên tới gần 180 tỷ đồng. Cô tự đến vùng lũ để trao quà tận tay cho những hoàn cảnh khó khăn.
Clip Thủy Tiên cứu trợ miền Trung:
Minh Thảo
Ca sĩ Thủy Tiên phối hợp chính quyền nhiều huyện của Hà Tĩnh xây dựng 10 nhà sinh hoạt cộng đồng chống lũ cho bà con.
" alt=""/>Thủy Tiên bức xúc thông tin bị vỡ nợ, ăn chặn tiền từ thiện xây biệt thự 1000 m2Sau khi kết hôn, Lương Hải Yến sẽ theo chồng về Lai Châu. Tuy nhiên, do công việc nên cô sẽ thường xuyên đi đi về về giữa Lai Châu và Hà Nội. Dù vất vả, Lương Hải Yến chấp nhận hy sinh vì “tiếng gọi của tình yêu”. Tình yêu của họ đã vượt qua nhiều thử thách, không ít khó khăn do khoảng cách địa lý, sự lo lắng, thậm chí cả những lời “bàn ra” của nhiều người thân, bạn bè yêu thương cho tương lai của Lương Hải Yến.
Từ sự đồng cảm, cả hai đến với nhau bằng tình cảm trong trẻo, đầy hoài bão của tuổi trẻ. Ảnh cưới của cả hai cũng khiến công chúng cảm nhận rõ được sự trong trẻo, hồn nhiên và ngọt ngào.
Chia sẻ về tình yêu đối với Lương Hải Yến, chú rể Nguyễn Tiến Thịnh tâm tình: “Người ta nói chỉ cần đủ yêu thì không có gì là không vượt qua được cả. Tôi tin vào điều đó, tin vào tình yêu của mình dành cho Yến. Tôi yêu và trân trọng Yến nên sẽ làm những gì tốt nhất để cô ấy không bị thiệt thòi.
Cá nhân tôi cũng có một chút tâm hồn nghệ sĩ và yêu nghệ thuật. Bởi vậy tôi hứa sẽ không để tài năng của Yến bị lãng quên sau kết hôn mà sẽ hỗ trợ cô ấy phát triển tài năng, sự nghiệp của mình một cách tốt nhất”.
Lương Hải Yến đang trong những ngày đầy lo lắng cho đám cưới nhưng là lo lắng trong hạnh phúc ngập tràn. Cô chia sẻ rất hạnh phúc khi gặp được chàng hoàng tử có trái tim ấm áp, luôn yêu thương cô hết mực. Lương Hải Yến tin rằng đã có sự lựa chọn và hy sinh xứng đáng.
Sao mai Lương Hải Yến ngất vì lạnh khi quay MV" alt=""/>Quán quân Sao mai Lương Hải Yến kết hônVề công tác lập pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, nội dung trọng tâm này chiếm gần 2/3 thời gian của kỳ họp với số lượng 24 dự án luật, dự thảo nghị quyết, đây là khối lượng nội dung về lập pháp lớn nhất được xem xét tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật; 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác.
Ông Trần Thanh Mẫn thông tin, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thu hút sự quan tâm nhiều của cử tri và Nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung đóng góp ý kiến toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của dự thảo luật để đảm bảo chất lượng cao nhất khi được xem xét, thông qua", ông Trần Thanh Mẫn phát biểu.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận kỹ lưỡng về cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm lớn, chính sách quan trọng; tính hợp lý, khả thi của các quy định để làm cơ sở cho các cơ quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.
Về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác, ông Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, qua đó đánh giá chất lượng và những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành, nhất là công tác dự báo, dự toán ngân sách Nhà nước.
Đối với tình hình những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho những tháng còn lại của năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội…
Ông Trần Thanh Mẫn cho rằng cần lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình trong nước, thế giới và khu vực để đánh giá đúng những kết quả quan trọng đã đạt được.
Bên cạnh đó là những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách năm 2024, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng...
Theo chương trình nghị sự, Quốc hội còn xem xét, quyết định, cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác.
"Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, đóng góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.
Đề cập đến nội dung giám sát tối cao, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho hay, tại kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6.
Cùng đó, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023"; xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp xem xét, thảo luận cùng các nội dung liên quan.
Anh Văn" alt=""/>Ông Trần Thanh Mẫn: Đề nghị ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng công tác nhân sự