Năm 2019, Siu Black vay ngân hàng để xây nhà ra ở riêng vì các con đều đã lấy vợ, không muốn tiếp tục ở nhờ nhà chị gái. Ca sĩ gặp khó khăn vì số tiền tích lũy không đủ lại không vay được nhiều.
Lúc này, ông Hùng xuất hiện, đề nghị hỗ trợ xây nhà và được Siu Black đồng ý, không truy vấn chuyện xưa. Chị kể những năm tháng rời Kon Tum, chồng cũ từng chung sống với người khác nhưng không có con. Trong khi đó, ca sĩ vì con mà chỉ yêu, không tiến tới hôn nhân với bạn trai nào trong nhiều năm qua.
"Kinh qua dâu bể, chúng tôi hiểu nhau hơn nên "gương vỡ lại lành", bắt đầu một cuộc sống khác. Tôi và ông tái hợp vì điều đó tốt cho gia đình. Một phần, tôi hiểu mình cần bỏ qua những chuyện không vui từ gia đình đến công việc trước đây để sống thanh thản hơn", chị cho hay.
Nhờ ông Hùng, Siu Black được ngân hàng duyệt vay thêm 350 triệu đồng, nhờ vậy xây xong nhà riêng. Chồng cũ lại giúp chị quán xuyến việc xây dựng, dọn dẹp, vệ sinh, trang hoàng nhà mới.
Từ ngày ông Hùng trở về, gia đình Siu Black thêm vui, sum vầy. Ông đảm đang, lo hết việc nặng trong nhà, phụ vợ con chăm cháu, thỉnh thoảng đi làm huấn luyện viên bóng chuyền.
Siu Black nói: "Ông từng sẵn sàng bỏ con cái ở nhà một mình để đi tìm niềm vui nhưng bây giờ muốn mời ông đi đâu hơi khó! Tôi biết ơn ông đã giữ đúng lời hứa về lo cho gia đình. Ông về làm chúng tôi ấm cúng, con tôi có bố, cháu tôi có ông. Hạnh phúc, đương nhiên! Tuy muộn màng nhưng vẫn là hạnh phúc".
"Lúc gần chết, tôi trở về Kon Tum, chỉ có người nhà chăm sóc, kéo tôi trở lại. Tôi đóng sập cửa, ở một mình. Hễ nghe thấy tiếng người, tôi lại hét lên: 'Ồn quá đi, nói nhiều quá!'...", Siu Black nhớ lại.
" alt=""/>Ca sĩ Siu Black sắp làm đám cưới với cựu cầu thủ bóng chuyềnẢnh minh hoạ. Nguồn: Milenio Stadium.
Tiến bộ nhân sinh: phổ cập giáo dục và y tế cho mọi người
Loài người đã đạt được những tiến bộ nhất định: để biết chắc, chỉ cần quan sát sự phát triển giáo dục và y tế trên thế giới kể từ năm 1820. Dữ liệu hiện có dù không đầy đủ nhưng xu hướng vẫn lộ rõ. Tuổi thọ trung bình khi sinh đã tăng lên trên toàn thế giới, từ khoảng 26 tuổi vào năm 1820 lên 72 tuổi vào năm 2020.
Vào đầu thế kỷ 19, khoảng 20% trẻ sơ sinh trên hành tinh này qua đời trước ngày thôi nôi, so với mức dưới 1% hiện nay. Nếu chỉ tập trung vào những em bé lên một, tuổi thọ trung bình đã tăng từ khoảng 32 tuổi vào năm 1820 lên 73 tuổi vào năm 2020. Hai thế kỷ trước, rất ít người có hy vọng sống đến 50 hay 60 tuổi; ngày nay, đặc quyền đó đã trở thành bình thường.
Sức khỏe con người thời nay tốt hơn bao giờ hết; họ cũng được tiếp cận cơ hội giáo dục và văn hóa nhiều hơn bao giờ hết. Thông tin thu thập được trong nhiều cuộc khảo sát và điều tra dân số giúp chúng tôi ước tính rằng vào đầu thế kỷ 19, hầu như không có tới 10% dân số thế giới trên 15 tuổi biết đọc biết viết, trong khi ngày nay hơn 85% biết chữ. Một lần nữa, các chỉ số tinh tế hơn cũng xác nhận điều này.
Số năm đi học trung bình đã tăng từ chưa đầy một năm cách đây hai thế kỷ lên hơn 8 năm trên toàn thế giới ngày nay và hơn 12 năm ở các quốc gia tiên tiến nhất. Năm 1820, chưa tới 10% dân số thế giới đi học tiểu học; vào năm 2020, hơn một nửa thế hệ trẻ ở các quốc gia giàu có đã học đến bậc đại học: điều từng là đặc quyền giai cấp đang dần dần trở nên phổ cập đại chúng.
Chắc chắn sự tiến bộ vượt bậc này chỉ đưa tình trạng bất bình đẳng lên một cấp độ khác. Sự chênh lệch khả năng tiếp cận giáo dục và y tế cơ bản giữa Bắc và Nam bán cầu vẫn còn rất sâu sắc, và nó cũng còn rất đáng kể ở hầu hết mọi cấp độ tiên tiến hơn của hệ thống y tế hoặc giáo dục, ví dụ như giáo dục đại học.
Chúng ta sẽ thấy rằng đây là một vấn đề lớn cho tương lai. Vào lúc này, chỉ cần nói đơn giản rằng sự việc luôn diễn ra như thế: quá trình tiến tới bình đẳng trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau. Khi việc tiếp cận một số quyền và hàng hóa cơ bản (chẳng hạn như xóa mù chữ hoặc y tế cơ bản) dần dần được phổ cập cho toàn bộ dân số, thì bất bình đẳng mới sẽ xuất hiện ở các cấp độ cao hơn và đòi hỏi những phản ứng mới.
Hệt như việc tìm kiếm nền dân chủ lý tưởng mà chẳng qua là tiến tới bình đẳng chính trị, việc tiến tới bình đẳng dưới mọi hình thức (xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị) là một quá trình luôn tiếp diễn và sẽ không bao giờ hoàn thành.
Ta có thể thấy rằng về tuổi thọ và tỷ lệ biết chữ, loài người đã đạt được tiến bộ quan trọng nhất trong thế kỷ 20, khi nhà nước phúc lợi được mở rộng đáng kể, an sinh xã hội và thuế thu nhập lũy tiến được thiết lập sau những cuộc đấu tranh chính trị gay gắt.
Chúng ta sẽ trở lại thảo luận chủ đề này một cách chi tiết hơn. Vào thế kỷ 19, ngân sách phúc lợi xã hội vẫn rất hạn hẹp, thuế mang tính chất lũy thoái và tiến bộ do các chỉ số này tạo ra là cực kỳ chậm, nếu không muốn nói là không đáng kể. Sự tiến bộ của loài người không bao giờ phát triển một cách “tự nhiên”: nó chịu sự chi phối của các quá trình lịch sử và các cuộc đấu tranh xã hội cụ thể.
*Chú thích: Tuổi thọ trung bình khi sinh (life expectancy at birth) là số năm trung bình mà người ta dự kiến một em bé mới sinh sẽ sống nếu nó sống cả đời dưới sức ảnh hưởng của tỉ lệ tử vong xét theo độ tuổi và giới tính hiện hữu vào thời điểm nó được sinh ra, tùy thuộc vào năm sinh, quốc gia, vùng lãnh thổ và địa lý cụ thể (BTV).
" alt=""/>Tuổi thọ trung bình của loài người tăng từ 26 lên 72 thế nào?Ghi nhật ký công việc giúp mọi thứ diễn ra trôi chảy hơn. Ảnh: A.S.
Nhật ký công việc hàng ngày đơn giản là viết ra những việc bạn đã làm ngày hôm đó. Ở đó, bạn viết ra những gì bạn đã làm hoặc những hoạt động hiệu quả mà bạn đã thực hiện được. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, vì bạn đã viết nhật ký công việc hàng ngày ở công ty rồi nên thay vì việc đó, bạn có thể viết ra những gì bạn đã làm “vì mục tiêu riêng mà mình đã đặt ra”.
Nếu bạn dành thời gian để tập thể dục, bạn có thể viết ra hôm nay bạn đã tập thể dục bao lâu. Có thể bạn nghĩ rằng nếu cứ viết mỗi tối như vậy thì cũng có lúc chẳng có gì để viết phải không? Vậy thì bạn phải kiểm điểm lại bản thân mình. “Chà, hôm nay mình chẳng làm được việc gì hiệu quả cả. Ngày mai mình sẽ phải thật chăm chỉ và nỗ lực hơn nữa”.
Vào những ngày bạn làm cho cuộc sống của mình trở nên thật bận rộn và ý nghĩa, bạn có thể dành lời khen cho chính mình: “Chà, hôm nay mình đã làm rất tốt. Thật tuyệt!” Bạn có thể coi đó là khoảng thời gian để bạn có thể trò chuyện thành thật với chính mình.
Đối với bước thứ hai và thứ ba, tôi khuyên bạn nên tự mình cầm bút ghi ra cuốn sổ nhật ký thay vì sử dụng bằng ứng dụng hoặc máy tính. Bạn nói rằng hành động đó sẽ giúp cho tâm trạng cảm thấy tốt hơn, nhưng bạn không nghĩ việc viết ra điều đó sẽ tạo ra nhiều khác biệt, phải không? Đúng rồi. Điều thực sự quan trọng mà tôi muốn nói ở đây chính là “thời gian dành để thực hiện hành động này”.
Như tôi đã nói ở trên, tôi sống một cuộc sống rất bận rộn. Bởi vì tôi có lịch trình dày đặc nên tôi không có thời gian để suy nghĩ về nhiều thứ khác nhau. Vì vậy, tôi cố tình tạo cho mình khoảng thời gian để suy nghĩ khi viết nhật ký. Đây không phải là lúc làm gì đó để đạt được mục tiêu mà là lúc để “nghĩ” về cuộc sống và công việc hàng ngày của chính mình. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều về một điều gì đó, nó sẽ trở nên độc hại, nhưng nếu bạn làm một việc đều đặn 10 phút mỗi ngày thì điều đó sẽ rất hữu ích.
Tôi tin rằng đây chính là sự khác biệt giữa những người đạt được mục tiêu “tốt” và những người không đạt được mục tiêu. Bởi vì sống hết mình không có nghĩa là bạn sẽ đạt được đích mình mong muốn. Mỗi người sẽ có cho mình những mục đích riêng, vậy thì việc chạy thật nhanh về những hướng khác nhau liệu có ích gì? Tuy nhiên, khoảng thời gian này cho phép tôi suy nghĩ xem liệu mình có ổn không, liệu tôi có cảm thấy quá mệt mỏi hay không và liệu đây có thực sự là hướng mà tôi muốn đi hay không.
Điểm mấu chốt không phải là quyết tâm “Hôm nay tôi sẽ nghĩ về cuộc sống và công việc hàng ngày của mình”, mà là làm điều đó một cách tự nhiên mà không cần phải ý thức về nó. Để viết nhật ký, bạn cần nhìn lại một ngày của mình, bao gồm cả việc bạn đã trải qua ngày hôm nay như thế nào và làm được những việc gì. Bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc thông qua quá trình suy ngẫm lại bản thân mình. Có rất nhiều người nghĩ tới điều gì đó nhưng lại không thể thực hiện được.
Lại càng có ít người thực hiện được những điều họ muốn một cách kiên trì theo hướng đúng đắn. Quá trình viết nhật ký luôn khiến tôi phải suy nghĩ xem mình có đang đi đúng hướng hay không và buộc tôi phải hành động vào ngày hôm sau để bù đắp những thiếu sót. Bằng cách lặp lại điều đó hàng ngày, nó trở thành một môi trường mà tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải phát triển bản thân.
Lập một kế hoạch rất đơn giản. Tôi viết ra những việc cần làm vào lịch của mình để có thể thực hiện vào ngày hôm sau. Khi tôi cảm thấy hôm nay mình sống không tốt hoặc khi tôi có lịch trình bận rộn vào ngày hôm sau, tôi có xu hướng lên kế hoạch từng phút một vào đêm hôm trước. Chẳng hạn như: "Mình sẽ ăn gì khi thức dậy vào buổi sáng, đi đâu lúc mấy giờ và làm gì?".
Nếu bạn muốn tôi nói cho bạn một mẹo thì tôi sẽ nói rằng tôi luôn lập kế hoạch ngay cả với việc vui chơi. Dù bận rộn nhưng tôi vẫn đảm bảo mang đến cho mình những niềm hạnh phúc dù là nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày. Tôi thêm vào cuộc sống của mình những niềm hạnh phúc nho nhỏ thay vì cảm thấy nó thật trống rỗng. Tôi dành thời gian để ăn ở một quán thật ngon hoặc xem chương trình giải trí mà mình yêu thích. Tôi muốn sống thật tốt nhưng không phải là sống mà chỉ biết đến mỗi công việc.
Khi lập kế hoạch, bạn có thể đam mê đến mức nghĩ “Không, mình nghỉ tận hai tiếng mỗi ngày cơ à?” và cảm thấy băn khoăn về thời gian nghỉ. Không sao đâu. Bởi vì khi bạn sống mà không có kế hoạch, bạn có thể sẽ lãng phí nhiều thời gian hơn dù vô tình hay cố ý. Bạn hãy luôn nhớ rằng nếu bạn làm bất cứ điều gì vội vàng, thì nó càng dễ bị hiệu ứng Yoyo và không bao giờ bền vững cả.
Bạn có cảm thấy thất vọng vì nghĩ rằng phương pháp này chẳng có gì là lớn lao không? Nếu làm điều gì quá lớn lao, bạn sẽ không thể làm được lâu. Bởi vì điều bạn có thể thực hiện lâu dài chính là điều đơn giản nhất. Bạn hãy thử chỉ cần đầu tư 5-10 phút mỗi tối trong vòng một năm. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bạn sẽ thấy sự thay đổi ở chính mình.
" alt=""/>Lợi ích không ngờ của việc viết nhật ký công việc