Thống kê cho thấy, đã có hơn 3.600 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của gần 13.500 sản phẩm nông sản thực phẩm được trung tâm IDE đưa lên hệ thống CheckVN và cũng được đồng bộ, đấu nối liên thông lên hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với nhóm nhiệm vụ về hình thành Cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi; cấp, quản lý mã số vùng trồng, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và cho người dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi tại địa chỉ csdlchannuoi.mard.gov.vn
Như vậy, Bộ này đã bước đầu tạo công cụ để thu thập, khai báo, cập nhật để hình thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi. Hiện, đã có hơn 280 nhà máy thức ăn chăn nuôi, 16 doanh nghiệp chăn nuôi trên cả nước đăng ký tài khoản và cập nhật dữ liệu.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã cấp hơn 600 tài khoản để cập nhật cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi; tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn cập nhật cơ sở dữ liệu, đồng thời thành lập Tổ tư vấn làm việc Online hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân.
Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng tại địa chỉ csdltrongtrot.mard.gov.vn
Tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt tại các địa phương áp dụng, thực hiện.
Đáng chú ý, sau thời gian thử nghiệm và hoàn thiện công cụ cấp, quản lý mã số vùng trồng trên hệ thống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã văn bản gửi các tỉnh, thành phố về triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyến.
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Theo đó, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.
Song song đó, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV" alt=""/>Cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyếnTheo ông Đặng Hữu Sơn, đồng sáng lập Lovinbot, với cập nhật mới của OpenAI cho ChatGPT, các startup đang cung cấp dịch vụ trợ lý ảo tại Việt Nam vừa bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp.
Cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp là các startup cung cấp nội dung sử dụng API của OpenAI nhưng không có khác biệt so với ChatGPT, người dùng sẽ chuyển qua mua gói Plus, khi nền tảng này đã hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam.
Theo ông, ngay cả Lovinbot cũng có ảnh hưởng, nhưng không quá nhiều do công ty từ lâu có tính năng về nội dung SEO đặc thù mà ChatGPT hay các startup khác khó sao chép, khách hàng vẫn trả phí để sử dụng.
Về ảnh hưởng gián tiếp, ông Đặng Hữu Sơn cho rằng, hiện OpenAI đã mở cho nhà phát triển gần như những công cụ tốt nhất và mạnh nhất để làm sản phẩm trợ lý ảo thông minh hơn, nên các startup cung cấp trợ lý ảo rất áp lực, phải tìm kiếm các ngách mà ChatGPT không vươn tới được. Chẳng hạn như AI Agent của công ty ông chủ yếu tập trung vào phân khúc doanh nghiệp (B2B), chính vì thế vẫn có nhiều cơ hội.
Đại diện Lovinbot chia sẻ thêm, việc cập nhật này tạo ra thuận lợi về ngắn hạn cho các startup khi làm sản phẩm nhanh hơn, do OpenAI đã tích hợp sẵn công cụ, nhưng điều này cũng tạo ra thách thức là các startup sẽ bị phụ thuộc vào nó.
Đây đang là bài toán các startup AI phải chấp nhận, ngắn hạn thì dùng nền tảng này cho đến khi có thị trường và khách hàng, sau đó mở rộng qua các nhà cung cấp khác như Google AI, Vin AI, Anthropic (Claude), để hạn chế sự phụ thuộc.
Ông Đặng Hải Lộc, sáng lập của nền tảng Mindmaid, một startup cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt dễ dàng tạo ra các trợ lý ảo tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, hỏi đáp thủ tục nội bộ, trợ lý ảo cá nhân... cũng cho biết, các startup làm AI ở Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều sau đợt cập nhật mới này, vì gần như ChatGPT đã làm hết mọi thứ, tốt hơn cả các startup đang làm. Điều này Mindmaid cũng đã lường trước nên từ khi làm sản phẩm đã tập trung vào xu hướng chứ không phải giải pháp công nghệ cụ thể.
Đồng thời, theo ông Đặng Hải Lộc, những cập nhật mới cũng đem lại tích cực khi thị trường đi lên và tạo ra các thuận lợi như chi phí API ChatGPT sẽ giảm, độ chính xác tăng lên, speech to text độ trễ thấp… Chưa kể sắp tới, OpenAI mở Store chatbot, tạo thêm kênh kiếm tiền trong bối cảnh kinh tế đi xuống, đây cũng là động lực mới để mọi người quan tâm tới AI.
Bà Hoàng Hường, CEO Công ty cổ phần Unikon, đơn vị sở hữu nền tảng Aicontent platform, cho rằng các cập nhật mới này sẽ khiến cho các startup đang làm trợ lý ảo trở nên tốt hơn, thị trường cũng tốt lên, vì nền tảng này đang mở các phiên bản và cho mọi người đăng ký dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, OpenAI cũng đang mở API cho các startup khai thác để cung cấp các dịch vụ trợ lý ảo cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo bà Hường, với các cập nhật này, các startup chỉ làm sản phẩm phụ thuộc vào ChatGPT trong thời gian tới sẽ gặp khó và họ cần phải mở rộng qua các nền tảng khác chứ không thể phụ thuộc vào một bên như hiện nay.
Sự xuất hiện của ChatGPT đã làm cho công nghệ AI tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đồng thời, nhiều startup liên quan đến công nghệ này cũng được ra đời để đón đầu xu hướng. Tạo ra các trợ lý ảo sáng tạo nội dung và trợ lý ảo đa chức năng là cách mà các startup về AI tại Việt Nam đang chọn.