Thời điểm diễn ra phiên tòa?
Phiên tòa luận tội Tổng thống Trump tại Thượng viện đã chính thức khai mạc hôm 16/1 với các thủ tục mang tính nghi lễ. Sau khi đoàn nghị sĩ Dân chủ mang bản luận tội của Hạ viện trình lên Thượng viện, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff đã đọc to các điều khoản luận tội Tổng thống Trump trước Thượng viện.
Vài giờ sau, Chánh án Tòa tối cao John Roberts tuyên thệ nhậm chức chủ tọa phiên tòa xử lãnh đạo Nhà Trắng. Tiếp đó, từng thượng nghị sĩ lần lượt bước lên tuyên thệ trước mặt ông Roberts, cam kết sẽ "chí công vô tư" khi tham gia phiên tòa quyết định xem liệu có nên phế truất ông Trump hay không.
Phiên xử khai mạc đã khép lại chóng vánh. Phần xét xử chính sẽ bắt đầu vào lúc 13h ngày 21/1 theo giờ Mỹ (1h ngày 22/1 theo giờ Việt Nam). Trong suốt quá trình xét xử, các thượng nghị sĩ sẽ nghe các bên tranh luận 6 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần trước khi bỏ phiếu thông qua phán quyết cuối cùng.
Tổng thống Trump có phải đích thân ra hầu tòa?
Luật pháp Mỹ không có quy định buộc tổng thống phải đích thân ra hầu tòa trong phiên xét xử tại Thượng viện. Hai tổng thống Mỹ trước đây từng bị luận tội là Andrew Johnson (năm 1868) và Bill Clinton (năm 1998) cũng không xuất hiện tại phiên tòa do Thượng viện tổ chức.
Nếu các nhân chứng được triệu tập đến phiên tòa luận tội Tổng thống Trump tại Thượng viện (hiện không có gì chắc chắn về điều này), nhóm đặc trách luận tội của Hạ viện, vốn đóng vai trò như các công tố viên trong các phiên xét xử, có thể cố gắng yêu cầu ông chủ Nhà Trắng phải ra điều trần. Song, một quyết định như vậy có thể làm dấy lên những tranh cãi về các đặc quyền, đặc biệt là quyền miễn trừ của tổng thống cũng như quyền chống lại việc tự buộc tội của mỗi cá nhân trong quá trình tố tụng theo quy định của Hiến pháp Mỹ. Chánh án Tòa tối cao John Roberts sẽ có trách nhiệm đưa ra phán quyết cuối cùng về vấn đề này.
Tuy nhiên, vẫn có một khả năng khác là ông Trump sẽ tình nguyện ra điều trần để tự bảo vệ mình trước tòa. Ông chủ Nhà Trắng trước đây từng bày tỏ sẵn sàng làm điều này. Song, căn cứ vào nhiều thông điệp Twitter và phát biểu "bất nhất" trước đây của ông Trump, hầu hết các nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ việc tổng thống Mỹ rốt cuộc sẽ thực hiện ý định. Hơn thế nữa, các cố vấn chính trị cho Tổng thống Trump chắc chắn sẽ phản đối việc ông đích thân hầu tòa.
Theo lịch làm việc đã được Nhà Trắng công bố, ông Trump sẽ dự diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ vào thời điểm phiên tòa luận tội của Thượng viện bắt đầu trong tuần này.
Nguy cơ ông Trump bị kết tội cao tới mức nào?
Khác với phiên xét xử tội phạm thông thường, kết quả phiên tòa luận tội tổng thống Mỹ sẽ phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của toàn bộ các thành viên Thượng viện. Trong viễn cảnh xấu nhất, nếu 2/3 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ (67 thượng nghị sĩ) bỏ phiếu ủng hộ kết tội tổng thống, ông Trump sẽ bị phế truất và phải rời Nhà Trắng khi chưa hết nhiệm kỳ. Kịch bản này được tin khó có khả năng xảy ra khi đảng Cộng hòa của ông Trump đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện với 53/100 ghế và họ nhìn chung vẫn đồng thuận đứng về phía ông.
Nếu Thượng viện gần như chắc chắn không bỏ phiếu phế truất ông Trump, nỗ lực luận tội tổng thống của phe Dân chủ là vô ích?
Theo các tuyên bố lâu nay của các chính khách Dân chủ, lí do họ xúc tiến quá trình luận tội tổng thống dù biết cơ hội để phế truất ông Trump cực nhỏ là vì họ "cảm thấy có nghĩa vụ phải bắt lãnh đạo Nhà Trắng chịu trách nhiệm về những hành động của ông". Họ tin ông Trump đã lạm dụng quyền lực để gây sức ép buộc Ukraina phải điều tra đối thủ chính trị và nếu họ không ra tay ngăn chặn, tổng thống sẽ có đà lấn tới, "làm những chuyện còn ghê gớm hơn nữa", có thể gây bất lợi cho đảng Dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020.
Tất nhiên, việc phe Dân chủ thúc đẩy luận tội ông Trump có chứa đựng yếu tố chính trị. Nếu không nỗ lực làm điều này, họ có nguy cơ mất đi những người ủng hộ trung thành nhất. Khi đó, các chính khách Dân chủ hoặc đối mặt với vô vàn thách thức trong các cuộc bầu cử sơ bộ sắp diễn ra đầu năm nay hoặc thua trong tổng tuyển cử vào tháng 11 tới đây vì các cử tri không cảm thấy đủ động lực để đi bầu hoặc bỏ phiếu ủng hộ họ nữa.
Nếu Thượng viện rốt cuộc ra phán quyết tha bổng, ông Trump có phải lĩnh hậu quả tiêu cực nào không và có thể tái tranh cử không?
Tổng thống Trump tất nhiên có thể tái tranh cử khi Thượng viện tuyên trắng án trong phiên tòa luận tội ông. Song, tồn tại khả năng là quá trình luận tội có thể gây tổn hại về uy tín chính trị đối với lãnh đạo Nhà Trắng. Các cử tri có thể quá ngán ngẩm với những rắc rối pháp lý bủa vây ông Trump hoặc không còn tin tưởng vào những quyết sách của tổng thống đương nhiệm, khiến cơ hội tái cử của ông sụt giảm mạnh.
Nếu ông Trump đã phạm pháp nhưng Thượng viện vẫn quyết tha bổng thì ông có bị tòa án liên bang xét xử sau khi mãn nhiệm hay không?
Luật pháp Mỹ không có quy định tổng thống sau khi trải qua quá trình luận tội của Quốc hội, lúc mãn nhiệm sẽ thoát việc bị truy tố vì những vi phạm hình sự thời còn đương chức. Tuy nhiên, có sự khác biệt về các tiêu chuẩn của một phiên tòa hình sự với một phiên tòa luận tội ở Thượng viện. Các sai phạm của tổng thống khiến ông bị luận tội không nhất thiết cấu thành tội phạm theo luật pháp Mỹ hiện hành và ngược lại. Song, việc tổng thống buộc phải từ nhiệm không đồng nghĩa ông sẽ được miễn truy tố.
Thực tế, một trong những giai đoạn gây tranh cãi nhất trong bê bối Watergate (nghe lén đối thủ) của Richard Nixon là khi vị tổng thống thứ 37 này của Mỹ xin từ chức để tránh đối mặt với việc bị luận tội, người kế nhiệm ông - Gerald Ford đã ra quyết định ân xá cho mọi tội lỗi ông có thể phạm phải khi còn đương chức. Nếu không được hưởng đặc quyền miễn trừ như vậy, ông Nixon nhiều khả năng đã bị truy tố và xét xử tại tòa án liên bang.
Nếu ông Trump bị phế truất và Phó Tổng thống Mike Pence lên thay, ông Pence có thể bổ nhiệm ông Trump làm phó tổng thống không?
Dù Thượng viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa được tin rốt cuộc sẽ tuyên Tổng thống Trump vô tội, nhưng hiện vẫn tồn tại một viễn cảnh ít khả năng xảy ra là, có ít nhất 20 thượng nghị sĩ Cộng hòa "làm phản", bỏ phiếu ủng hộ kết tội lãnh đạo Nhà Trắng, khiến ông Trump mất chức. Trong trường hợp này, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ lên tiếp quản Nhà Trắng thay cho ông Trump cho tới khi diễn ra tổng tuyển cử. Khi đó, ông Pence có thể bổ nhiệm ông Trump làm Phó Tổng thống cho mình vì Hiến pháp Mỹ không cấm điều đó.
Tuy nhiên, trở ngại đầu tiên là, việc ông Pence bổ nhiệm ông Trump sẽ cần được sự phê chuẩn của đa số nghị sĩ thuộc cả Hạ viện và Thượng viện. Do phe Dân chủ đối lập nắm đa số ghế tại Hạ viện, động thái dự kiến sẽ khó "qua cửa" cơ quan lập pháp này.
Ngoài ra, về mặt lý thuyết, ngoài việc bỏ phiếu ủng hộ phế truất ông Trump, Thượng viện cũng có thể ra phán quyết cấm ông về sau nắm giữ các chức vụ trong chính phủ. Nếu Thượng viện không làm điều đó, không có gì ngăn cản ông Pence đặt cược vào việc nâng đỡ "sếp" cũ.
Tuấn Anh
" alt=""/>Thượng viện mở phiên luận tội, ông Trump có phải đích thân hầu tòa?Có sự đầu tư mạnh về lực lượng từ đầu mùa giải, lại vừa bổ sung thêm các tân binh chất lượng bao gồm Lucas, Tuấn Anh, Thanh Thịnh và Ngọc Bảo, Nam Định rất tự tin trong cuộc đua vô địch V-League.
Ở trận lượt đi, Nam Định bất ngờ thua Bình Định tại Quy Nhơn. Tính từ đầu mùa giải, đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt chỉ có 2 trận thua trên sân khách. Nhưng ở sân nhà, họ giữ thành tích bất bại (thắng 5, hòa 2).
Thực tế, trước khi tái đấu Bình Địnhở trận lượt về V-League, Nam Định đòi được món nợ đối thủ khi giành chiến thắng ở vòng 1/8 cúp Quốc gia 2023/24.
Với tinh thần đang lên rất cao cùng việc sở hữu dàn hảo thủ, không bất ngờ khi một lần nữa Nam Định đánh bại Bình Định để củng cố ngôi đầu.
Bên kia chiến tuyến, Bình Định trải qua 5 trận liên tiếp không biết thắng. Trong chuyến làm khách trên sân của Thiên Trường, đội khách không có sự phục vụ của ngoại binh Marlon Almeida do án treo giò, cộng thêm việc vừa chia tay Thanh Thịnh và Ngọc Bảo, khó khăn càng thêm chồng chất với thầy trò HLV Bùi Đoàn Quang Huy.
Ở trận đấu còn lại, Hải Phòng và Thanh Hóa có dấu hiệu hụt hơi, rất cần một chiến thắng để vực lại tinh thần các cầu thủ, đồng thời cải thiện vị trí trên BXH. Hải Phòng hy vọng vào lợi thế sân nhà, trong khi Thanh Hóa được đánh giá cao hơn về lực lượng và lối chơi hiệu quả dưới thời HLV Popov.
Trước đó, ngày 4/4, UBND quận Nam Từ Liêm đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Theo ông Thắng, kết quả kiểm tra cho thấy, cơ sở chưa đủ một số điều kiện nên đã yêu cầu tạm dừng trông giữ trẻ.
Ông Thắng cho hay, UBND phường Cầu Diễn cũng đưa ra phương án giải quyết tạm thời cho các học sinh đang theo học tại cơ sở AMIS Trần Hữu Dực.
Cụ thể, nếu phụ huynh nhất trí, sẽ chuyển trẻ về học tập tại Trường Mầm non Cầu Diễn (trường mầm non công lập của quận).
Với những phụ huynh không có nhu cầu gửi trẻ tại Trường Mầm non Cầu Diễn, có thể chủ động lựa chọn các nhóm lớp, nhóm trẻ theo yêu cầu.
“Nếu nhóm lớp mầm non độc lập AMIS không tạm dừng hoạt động, UBND phường sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Khi cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện, sẽ cho phép hoạt động trở lại”, ông Thắng nói.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm, cho biết, đã nhận được phản ánh của phụ huynh về cơ sở AMIS Trần Hữu Dực (địa chỉ 30 Trần Hữu Dực, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có chất lượng bữa ăn cũng như chất lượng giáo viên chưa đảm bảo.
Theo bà Tâm, trong dữ liệu đăng ký và quản lý của Phòng GD-ĐT, AMIS Trần Hữu Dực chỉ là lớp mầm non độc lập, không phải trường. Bà Tâm cũng khẳng định trên địa bàn quận Nam Từ Liêm hiện nay không có trường quốc tế.
“Chỉ một trường Montessori duy nhất được Bộ thẩm định chương trình và cấp phép, còn lại các trường khác nếu có chỉ dừng ở mức ứng dụng theo phương pháp Montessori nhưng với điều kiện giáo viên phải có chứng chỉ dạy học về phương pháp này”, bà Tâm nói.
Trước phản ánh của phụ huynh về bữa ăn của trẻ, đại diện ban điều hành AMIS cơ sở Trần Hữu Dực khẳng định, những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội là hình ảnh một phần bữa ăn hằng ngày (gồm 4 bữa) của trẻ.
“Thông thường, trẻ sẽ có 4 bữa ăn chính và phụ/ngày. Trái cây hằng ngày được cắt nhỏ để đảm bảo an toàn khi các con ăn. Tất cả đồ ăn bữa chính và bữa phụ luôn được bổ sung để con có thể lấy thêm nếu có nhu cầu”, đại diện cơ sở này nói.
Đại diện cơ sở nói thêm sau khi nhận được thông tin phản ánh của phụ huynh về bữa ăn, ngay lập tức rà soát và chấn chỉnh sự việc.
Về phản ánh giáo viên chưa có đầy đủ bằng cấp, vị này cho hay, một giáo viên đang trong quá trình thực tập ở AMIS, đảm nhiệm vị trí giáo viên hỗ trợ giáo viên chính trong việc chăm sóc trẻ.
“Giáo viên này có chuyên môn về sư phạm và sẽ nhận bằng tốt nghiệp vào thời gian tới. Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực giáo viên mầm non ở Hà Nội thời gian gần đây, đây là nguồn bổ sung tạm thời cho cơ sở”.
Thời điểm hiện tại, AMIS đã lập nhiều kế hoạch tuyển dụng và đào tạo giáo viên về chuyên môn giảng dạy, năng lực Tiếng Anh và các kỹ năng khác; đồng thời tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên hiện tại. “Chúng tôi cam kết sẽ giữ ổn định trong tổ chức nhân sự của các lớp học trong giai đoạn này”, vị này khẳng định.
Về vấn đề nhân sự quản lý, đại diện AMIS cho biết, để đáp ứng nguyện vọng phụ huynh, trong ngày 2/4, AMIS Trần Hữu Dực đã bổ nhiệm quản lý trực tiếp mới.
Ban điều hành AMIS cơ sở Trần Hữu Dực xin nhận toàn bộ trách nhiệm đối với các nội dung sự việc được phản ánh và thừa nhận cơ sở đã có thiếu sót trong công tác vận hành và quản lý nhân sự, dẫn đến những trải nghiệm không mong muốn của phụ huynh.
“Chúng tôi mong muốn các con không bị gián đoạn việc đến trường, vui chơi và học tập; mong nhận được sự thông cảm và ủng hộ của phụ huynh để tập thể giáo viên, nhân viên có cơ hội tiếp tục chăm sóc, đồng hành cùng các con”, vị này thông tin.