Trong số 71 tổ chức được nhận Quỹ năm 2023, hai tổ chức phi lợi nhuận đến từ Việt Nam đã được vinh danh gồm Viện Nghiên cứu và Đạo tạo Tiêu hóa Gan Mật và Liên minh Viêm gan Việt Nam. Hai tổ chức này được lựa chọn thông qua phiên đánh giá độc lập bên ngoài của các chuyên gia toàn cầu, bao gồm cả Liên minh Viêm gan Thế giới (WHA). Sự hợp tác này mở rộng mối quan hệ đối tác lâu dài giữa WHA và Gilead để thúc đẩy quyết tâm của Quỹ hỗ trợ các nỗ lực dẫn dắt bởi cộng đồng và thúc đẩy các nỗ lực loại bỏ viêm gan virus.
Theo ước tính gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm Phân tích Dịch tễ học và Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 11 người ở Việt Nam thì có 1 người nhiễm viêm gan B (HBV) hoặc viêm gan C (HCV) mãn tính. Hơn 70% người mắc viêm gan B ở Việt Nam không biết tình trạng nhiễm bệnh của mình, và do đó hơn 95% trường hợp HBV đã được chẩn đoán không được điều trị.
Mặc dù đã có các chiến lược hợp lý để quản lý HBV và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh nhưng các rào cản đối với việc thực hiện các chương trình sàng lọc và chẩn đoán hiệu quả vẫn là một thách thức. Dữ liệu cho thấy để đạt được mục tiêu loại trừ viêm gan virus trong khu vực, việc giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến viêm gan virus là rất quan trọng.
Khoản tài trợ từ Quỹ sẽ tạo điều kiện cho hai tổ chức triển khai các dự án sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy xét nghiệm, cải thiện kết nối đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao nhận thức về viêm gan virus trong chính sách y tế công cộng.
Liên minh Viêm gan Việt Nam sẽ sử dụng nguồn tài trợ để triển khai chương trình DETECT-B. Sáng kiến này nhằm mục đích triển khai biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng và có thể mở rộng quy mô nhằm thúc đẩy xét nghiệm HBV, liên kết với chăm sóc và điều trị tại các cơ sở chăm sóc ban đầu và sẽ được thí điểm tại TP.HCM.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa Gan Mật sẽ lập kế hoạch giải quyết vấn đề thiếu nền tảng kỹ thuật số nhằm cung cấp thông tin chính xác và tin cậy cho người dân và các bệnh nhân HBV. Viện sẽ phát triển một ứng dụng chăm sóc bệnh nhận HBV, hợp tác với các chuyên gia y tế về gan của Việt nam để hỗ trợ tốt hơn việc liên kết chăm sóc và tuân thủ chăm sóc.
Các tính năng bao gồm cung cấp gói giáo dục với thông tin có thể tiếp cận được về xét nghiệm lab của bệnh nhân, đơn thuốc và liều dùng khuyến nghị, theo dõi các chỉ số sức khoẻ chính và đưa ra khuyến nghị phù hợp cũng như cho phép liên lạc trực tiếp với bác sĩ để nâng cao ý thức về sức khoẻ dựa trên thông tin đầu vào về sức khoẻ của từng cá nhân.
Được biết, đây là vòng thứ hai của Quỹ All4Liver của Gilead tại châu Á. Từ năm 2021, Quỹ đã hỗ trợ các chiến dịch do các tổ chức cộng đồng địa phương tại Hồng Kông (Trung Quốc), nhằm thúc đẩy việc xét nghiệm, chia sẻ kiến thức về viêm gan virus và nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Các tổ chức nhận Quỹ năm 2023 bao gồm các khu vực ở châu Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Đại dương, châu Âu và Bắc Mỹ.
Khoản tài trợ 4 triệu USD sẽ được cam kết cho các dự án sáng tạo được cộng đồng hỗ trợ nhằm giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng liên quan đến HBV, HCV và HDV bằng cách giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực để đạt được mục tiêu loại bỏ viêm gan virus như một vấn đề sức khỏe cộng đồng.
(Nguồn: Gilead Sciences)
" alt=""/>2 sáng kiến đổi mới tại châu Á nhận giải thưởng All4LiverNhư đã đưa tin, theo một nguồn tin riêng của VietNamNet, một đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản cho biết đang được giao nghiên cứu tìm kiếm nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cho các tài sản và dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings).
![]() Theo thông tin giới thiệu tìm kiếm nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cho các tài sản và dự án của TNR Holdings có tòa nhà TNR Nguyễn Chí Thanh (tại 54 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội). |
![]() Thông tin giới thiệu cho biết tòa nhà TNR Nguyễn Chí Thanh có diện tích hơn 4800m2 với chức năng văn phòng. |
Các tài sản và dự án của TNR Holdings bao gồm 6 tòa nhà lớn đang hoạt động bao gồm tòa nhà văn phòng hạng A, Resort và 9 dự án chưa triển khai. Các tài sản và dự án này được giới thiệu là nằm tại vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
![]() |
![]() Tòa nhà TNR Hoàn Kiếm (tại 115 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích 814m2 với chức năng văn phòng. |
Trong đó, có tòa nhà TNR Nguyễn Chí Thanh (tại 54 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) có diện tích hơn 4800m2 với chức năng văn phòng; Tòa nhà TNR Hoàn Kiếm (tại 115 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích 814m2 với chức năng văn phòng, TNR Láng Hạ (tại 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) có diện tích hơn 1000m2 với chức năng văn phòng; Khu đô thị Đài Tư (Long Biên, Hà Nội), TTTL Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội).
![]() |
TNR Láng Hạ (tại 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) có diện tích hơn 1000m2 với chức năng văn phòng. |
Tại TP Hồ Chí Minh có TNR quận 8 (tại 2-4 Bến Cần Giuộc, quận 8, TP Hồ Chí Minh) với diện tích hơn 1000m2 với chức năng văn phòng; TNR Maritime Bank Tower tại 180-192 Nguyễn Công Trứ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) hay Ana Mandara Huế (tại Bến Nam Hải, Huế) có diện tích hơn 25000m2 với 78 phòng Resort….
Ngoài ra còn có các dự án tại 517 Kim Mã; số 4 Trần Hưng Đạo; 90 đường Láng (Hà Nội); dự án dân cư Phú Hữu, Nhật Nguyệt (TP Hồ Chí Minh)…là những dự án chưa hoàn thành và đang trong quá trình nghiên cứu xúc tiến các thủ tục pháp lý đầu tư.
![]() |
Dự án số 4 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là 1 trong số các dự án chưa hoàn thành. |
TNR Holdings Việt Nam ra đời từ cuối 2014, có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Vào thời điểm ra mắt tháng 12/2014, TNR Holdings được giới thiệu là nhà quản lý độc quyền phát triển, tiếp thị và bán hàng cho nhiều dự án BĐS lớn tại Hà Nội và TP. HCM.
![]() |
Khu đất số 90 đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) được giới thiệu là Tổ hợp trung tâm thương mại Dịch vụ - Văn Phòng – Căn hộ ở cao cấp. |
TNG Holdings, đơn vị được cho có cổ phần lớn tại TNR Holdings do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Chủ tịch HĐQT. Trước đó, ngày 17/7, báo chí đưa tin 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Theo đó, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biểu quyết không xác nhận tư cách đại biểu QH (ĐBQH) khoá XIV vì vi phạm Luật Quốc tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi bà này mang 2 quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Malta. Ngoài ra, cá nhân bà Hường cũng có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Bà Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một Đại biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa XII, XIII, XIV mà còn là doanh nhân nổi tiếng với vai trò lãnh đạo, chủ tịch hoặc sáng lập tại nhiều Tập đoàn, ngân hàng.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin.
Hồng Khanh
" alt=""/>TNR Holdings toan tính chuyển nhượng những dự án nào?Theo thông tin từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, thời hạn giải quyết một yêu cầu xác thực bằng cấp lên tới 20 ngày và chi phí dao động từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng.
Việc xác thực theo phương pháp trực tiếp như lâu nay thường phải qua một bên trung gian, gây bất tiện cho các cơ quan, tổ chức cũng như nguy cơ về bảo mật thông tin, danh tính cá nhân.
Với công nghệ Blockchain, nhóm tác giả Minh Hoài - Vũ Phương có thể tận dụng được những ưu điểm vượt trội về tính bảo mật, tính minh bạch, tính bất biến. Dựa trên những ưu điểm này, hai em đã sử dụng mạng Sui Lutris là một mạng Blockchain kết hợp cơ chế giao tiếp không đồng thuận (broadcast) với cơ chế đồng thuận (consensus) nhằm đảm bảo độ bảo mật cho các giao dịch (transactions), đồng thời đảm bảo hiệu suất cao và giảm độ trễ khi xử lý giao dịch.
Bên cạnh đó, mạng Sui Lutris còn có ưu thế về thời gian thực hiện nhanh, chi phí sử dụng thấp.
Khi sử dụng phần mềm xác thực bằng cấp này, các cơ quan, tổ chức khởi tạo thông tin, dữ liệu về những bằng cấp, chứng chỉ từ tài khoản duy nhất. Sau đó, mỗi thông tin về từng bằng cấp, chứng chỉ sẽ được đơn vị cung cấp phần mềm mã hóa để xác nhận danh tính.
Khi xác nhận danh tính xong, các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng tài khoản của đơn vị được cung cấp để giải mã nhằm đảm bảo bằng cấp, chứng chỉ không bị làm giả hoặc chỉnh sửa.
Và khi một tổ chức, cá nhân nào muốn xác thực về một văn bằng, chứng chỉ cụ thể, có thể sử dụng tài khoản của mình để lên hệ thống tra cứu, đối chiếu mà không cần thông qua bất kỳ một bên trung gian nào.
Qua thực nghiệm với việc tiến hành cung cấp hơn 200 chứng chỉ cho các câu lạc bộ, dự án và chương trình trên địa bàn tỉnh, nhóm tác giả đề tài đều nhận được những phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, chi phí cho việc khởi tạo thông tin các bằng cấp, chứng chỉ trung bình khoảng 420 đồng/lần khởi tạo và không tốn chi phí cho việc xác thực.
Tiếp tục hoàn thiện
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có phần mềm nào về ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc xác thực bằng cấp được công bố nên đề tài về phần mềm Hệ thống khởi tạo và xác thực bằng cấp sử dụng công nghệ Blockchain của Minh Hoài - Vũ Phương có thể xem là giải pháp với ý tưởng sáng tạo.
Theo chia sẻ của Vũ Phương, với mục tiêu thiết kế một hệ thống thuận tiện, dễ dàng sử dụng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân không chuyên nên phần mềm được thiết kế hệ thống với 3 lớp bảo mật chính, gồm: Lớp bảo mật tài khoản trên website; lớp bảo mật dựa trên địa chỉ trên mạng Sui Blockchain; lớp bảo mật dựa trên cặp khóa bất đối xứng RSA.
Với phương pháp kết hợp 3 lớp bảo mật với nhau, việc làm giả thông tin bằng cấp, chứng chỉ trên mạng Blockchain là bất khả thi.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn một số hạn chế như: Chưa thể tạo bằng cấp số lượng lớn; chưa cho người dùng thêm bản mẫu của bằng cấp để gắn mã QR vào; chưa đồng bộ hóa tất cả giao diện…
“Thời gian tới, chúng em sẽ cố gắng tăng độ phủ của hệ thống, hướng tới thực nghiệm rộng hơn, mở rộng trên nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau. Bên cạnh đó, chúng em sẽ nghiên cứu phát triển một định dạng bằng cấp có thể thu hồi được, phục vụ cho nhiều trường hợp trong thực tế như thu hồi bằng lái xe… Song song với việc phát triển hệ thống, chúng em cũng sẽ cố gắng hoàn thiện về mặt giao diện và các chức năng khác nhằm tạo nên một hệ thống càng thuận tiện cho người dùng càng tốt nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật”, Vũ Phương cho biết thêm.
Theo thầy Huỳnh Bá Lộc - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, trong thời gian qua, phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh trong trường diễn ra rất sôi nổi.
Năm nay, nhà trường đã nhận được 17 dự án dự thi cấp trường, qua đó chọn 12 dự án để tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh sắp tới.
Trong đó, có dự án về phần mềm Hệ thống khởi tạo và xác thực bằng cấp sử dụng công nghệ Blockchain của Minh Hoài - Vũ Phương.
Dự án của hai em có ý tưởng rất tốt, trong quá trình thực hiện tuy có gặp khó khăn nhưng các em đã rất nỗ lực để hoàn thành theo đúng tiến độ và đáp ứng được yêu cầu.
Từ góc độ của một người làm công tác quản lý ở cơ sở giáo dục, có thể thấy phần mềm này là cần thiết khi xác thực các văn bằng, chứng chỉ, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như các loại văn bản, giấy tờ.
Nhà trường cũng đã có những góp ý để hai em hoàn thiện hơn phần mềm trước khi gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
Ông PHẠM QUỐC HOÀN - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Tôi đánh giá cao nhóm tác giả đã đăng ký và nghiên cứu thực hiện một đề tài khó về phần mềm là Hệ thống khởi tạo và xác thực bằng cấp sử dụng công nghệ Blockchain.
Đề tài này yêu cầu phải nghiên cứu nhiều nội dung về công nghệ rất mới để ban đầu thử nghiệm vào việc giải quyết một chủ đề không mới - xác thực bằng cấp, chứng chỉ.
Tôi mong hai em Minh Hoài - Vũ Phương tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này trong thời gian tới khi các bạn bước vào ngưỡng cửa các trường đại học. Bởi ngày 22-10-2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Qua đây, nhằm thúc đẩy tiềm lực trong nước về Blockchain nên hướng đi của hai em rất phù hợp với xu thế hiện tại và tương lai.
Em Trần Hữu Vũ Phương từng đoạt giải ba Kỳ thi chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia THPT cấp tỉnh năm học 2023 - 2024; giải ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2023 - 2024. Em Phan Minh Hoài đã đoạt giải nhì Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh năm học 2023 - 2024; giải ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2023 - 2024.
" alt=""/>Đề xuất giải pháp xác thực bằng cấp bằng công nghệ Blockchain