Vậy SK Telecom T1, đội tuyển cũng đang tỏ rõ sự thống trị tại đấu trường LCK Hàn Quốc, nghĩ gì về TSM? Trang Inven đã ghé thăm HLV Trưởng của SKT, Choi “cCarter” Byoung-hoon để lắng nghe suy nghĩ của họ.
Cả hai đôi đều có những chiến thắng hủy diệt tại hai giải đấu LMHTcấp khu vực. Và ngay cả khi SKT đã chứng tỏ được họ là những người giỏi nhất ở tất cả các giải đấu quốc tế, thì sức mạnh và tiềm năng của TSM vẫn đang rất đáng gờm nếu đặt lên bàn cân so sánh. SKT sẽ đối đầu với TSM tại 2017 Mid-Season Invitational (MSI), vì thế có lẽ hai đội đang tiến hành những bước thăm dò nhau.
cCarter mô tả TSM là “đội tuyển xứng đáng nổi tiếng nhất của khu vực Bắc Mỹ.” Anh cũng nói rằng: “Thật tuyệt khi chứng kiến họ giành chiến thắng ở trận Chung kết LCS Bắc Mỹ ngay cả khi một vài thành viên khác đã được thay thế.”
“Chúng tôi đã đối đầu với họ và có một trận đấu tại CKTG 2013, và từ trải nghiệm đó, tôi có thể nói rằng họ rất xuất sắc”, cCarter nói về màn thể hiện của TSM ở sân khấu quốc tế. “Họ cũng khá mạnh trong năm 2016, nhưng lại không có đủ sức mạnh vào thời điểm đó. Tuy nhiên, họ có thể leo lên thứ hạng cao hơn bất cứ lúc nào.”
cCarter kết lại bằng một bình luận liên quan tới cách thức và mô hình quản lý đội tuyển eSports chuyên nghiệp của TSM: “Tại thời điểm khởi đầu của SKT, mô hình của chúng tôi cũng như Fantic và TSM, từ quan điểm quản lý. Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều từ họ liên quan đến thi đấu trong nước và các giải đấu quốc tế cùng buôn bán các sản phẩm.”
None (Theo Inven Global)
" alt=""/>[LMHT] HLV Trưởng của SKT mô tả TSM là đội tuyển “có thể leo lên thứ hạng cao hơn bất cứ lúc nào”Theo một báo cáo mới đăng tải trên trên tờ Wall Street Journal, tương tự như với các khách hàng mua xe hơi, do thất vọng với mức giá lên kệ cao ngất ngưởng của những "siêu phẩm" mới, ngày càng có nhiều tín đồ di động chọn mua các mẫu Apple iPhone và Samsung Galaxy S đã qua sử dụng và được tân trang cho mới hơn.
Số lượng các smartphone mới xuất xưởng thấp kỷ lục trong quý 4 năm ngoái. Quý từ tháng 10 - 12/2017 thực tế là quý đầu tiên chứng kiến sự suy giảm về số lượng smartphone xuất xưởng trên toàn thế giới từ trước tới nay.
Khi người dùng quyết định chi vài trăm USD cho một mẫu mát tân trang, động thái này đã cướp đi cơ hội làm ăn béo bở của các nhà sản xuất. Lí do vì, các thương hiệu smartphone sẽ đút túi khoản lời lớn nhất từ việc bán các máy mới.
Các lãnh đạo trong ngành công nghiệp di động thống kê rằng, một chiếc điện thoại mới hiện nay sẽ trải qua trung bình 4 đời chủ khác nhau trước khi bị vứt bỏ. Những người mua smartphone tân trang hiện chỉ ở những thị trường đang phát triển như Ấn Độ và châu Phi như trước kia. Thống kê cho thấy, tới 93% số người mua smartphone đã qua sử dụng trên trang đấu giá trực tuyến B-Stock đến từ Mỹ.
Vào năm 2014, khi các nhà mạng trợ giá mua điện thoại với hợp đồng 2 năm trở thành việc phổ biến, cứ 23 tháng, người dùng Mỹ lại lên đời một chiếc điện thoại mới, theo công ty nghiên cứu thị trường BayStreet Research. Song hiện nay, thời gian để họ nâng cấp máy mới đã kéo dài tới 31 tháng và dự kiến sẽ lên tới 33 tháng vào năm sau.
Một số nhà sản xuất thiết bị như Apple kiếm lời từ việc bán iPhone tân trang do khác hàng thường mua thêm các ứng dụng trả tiền từ App Store, mua nội dung từ iTunes và dùng Apple Pay để thanh toán. Để giải thích cho xu hướng này, trong một hội nghị hội nghị của Apple hôm 1/2, tổng giám đốc điều hành Tim Cook tuyên bố, sự tín nhiệm đối iPhone nhìn chung "tuyệt vời". Song, hãng bị tố đã cố tình làm chậm một số mẫu iPhone cũ để ép người dùng nâng cấp máy. Sau khi vụ việc bị phanh phui, Táo khuyết đã phải xoa dịu dư luận bằng cách giảm giá thay thế pin iPhone từ 50 USD xuống còn 29 USD.
Đối với Samsung, sếp mảng di động D.J. Koh cho hay, công ty có thể phải điều chỉnh chiến lược do sự ưa chuộng của khách hàng đối với những mẫu điện thoại đã qua sử dụng. Theo ông Koh, thay vì giới thiệu các mẫu máy giá rẻ mới ở một số khu vực, Samsung có thể quyết định tung ra các mẫu điện thoại flagship tân trang ở những thị trường này.
Tuấn Anh (Theo Phonearena)
Theo trang tin Phone Arena, Apple đã bắt đầu bán iPhone 7 và iPhone 7 Plus tân trang với mức giá tương ứng là 499 USD và 689 USD chỉ rẻ hơn hàng mới từ 50 - 70 USD.
" alt=""/>Người dùng ngày càng chuộng điện thoại tân trang hơn máy mớiChính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đổ lỗi cho tổ chức Gülen. Trớ trêu thay, Gülen từng là đồng minh của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan trước khi thành kẻ thù của chính thể vào năm 2014. Chính quyền nước này gọi những người theo phong trào Gülen là Tổ chức Khủng bố Fethullah (FETÖ).
Đối phó với âm mưu đảo chính, chính phủ Erdoğans đã tiến hành đàn áp gắt gao. Hơn 50.000 người bị bắt, và gấp đôi con số đó phải rời bỏ cơ quan nhà nước.
Nhiều người bị bắt giữ và sa thải khỏi chính quyền đều liên quan tới một ứng dụng chưa từng nghe tới trước đây: ByLock.
Phát hành tháng 3/2014, ByLock được đăng ký dưới tên của David Keynes, người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Keynes cho biết ông và người bạn cùng phòng có mật danh “Con cáo”, vốn thuộc tổ chức Gülen, đã phát triển ứng dụng này
ByLock có mặt trên nhiều nền tảng trước khi bị khai tử đầu năm 2016. Tuy phát triển cùng thời với WhatsApp nhưng ByLock không được trang bị khả năng mã hóa dữ liệu nên thiếu an toàn với người dùng cuối.
ByLock bị quy kết là phương tiện liên lạc giữa những người thuộc tổ chức Gülen. Vấn đề ở chỗ không phải ai dùng ứng dụng này cũng là người của Gülen, trong đó có Hamdullah.
Hamdullah thậm chí còn không sử dụng ứng dụng này. "Từ lúc bị bắt, tôi đã rất ngạc nhiên về những gì đang xảy ra với mình", Hamdullah nói với The Verge.
Hamdullah phải ngồi tù từ tháng 4/2017 sau khi bị tước bỏ tư cách quân nhân nghỉ hưu.
" alt=""/>Gần 11.500 người bị bắt nhầm vì một ứng dụng smartphone