Nếu sự thành công và việc thực thi được đo theo thang điểm tiêu chuẩn từ 1 đến 10, có thể nói rằng mọi người đều muốn sống trong điều kiện mà mọi phương diện của cuộc sống đều ở mức 10.
Vấn đề là: để tạo ra cuộc sống mong muốn ở mức tiêu chuẩn10, thì bạn phải dành thời gian mỗi ngày để trở thành một người với mức tiêu chuẩn 10 – mức tiêu chuẩn của một người có thể tạo ra và duy trì bền vững mức thành công đó.
Nhưng liệu chúng ta có thời gian thực hiện hay không? Thật may mắn, có một cách thực hiện chỉ cần dành ra 6 phút mỗi ngày. Trong khi có người phải dành ra hàng giờ để thực hiện, thì với phương thức này bạn chỉ cần một phút cho mỗi phép thực hành, và kết quả đạt được thật không ngờ.
Phút thứ 1: Tĩnh lặng
Thay vì việc nhấn một nút báo hiệu bắt đầu, sau đó trải qua một ngày với cảm giác bị ức chế, mệt mỏi, hãy đầu tư phút đầu tiên của bạn bằng cách ngồi tĩnh lặng có chủ đích. Hãy ngồi yên tĩnh, bình tâm và thở sâu. Cũng có thể là ngồi thiền. Tập trung và tạo ra trạng thái tinh thần sẽ dẫn dắt bạn một cách hiệu quả trong suốt khoảng thời gian còn lại trong ngày.
Có thể bạn nói những lời cầu nguyện và biết ơn khoảnh khắc hiện tại. Khi bạn ngồi trong tĩnh lặng, bạn giữ yên tĩnh trong tâm trí, thả lỏng cơ thể và để cho những ức chế, căng thẳng rời xa. Bằng cách đó bạn đã tạo nên một sự rõ ràng, mục đích và định hướng sâu sắc.
Phút thứ 2: Xác nhận
Hãy đọc lại trang giấy xác nhận của bạn – những lời tuyên ngôn nhắc nhở bạn về tiềm năng vô hạn, những mục tiêu quan trọng nhất và các hành động bạn cần phải thực hiện hôm nay để đạt được chúng. Hãy đọc những lời nhắc nhở về cách thức tạo động lực hành động cho bạn. Xem xét những hành động nào bạn cần phải thực hiện, nạp thêm năng lượng cho bạn để tập trung vào những điều thực sự cần thiết hôm nay để nâng cuộc sống của bạn lên một mức mới.
Phút thứ 3: Hình dung
Hãy nhắm mắt lại và hình dung bạn sẽ cảm nhận thế nào khi đạt được các mục tiêu của bạn. Việc xem xét tầm nhìn lý tưởng làm tăng niềm tin cho khả năng thực hiện và mong muốn để biến mục tiêu thành hiện thực.
Phút thứ 4: Vận động
Hãy đứng dậy và vận động cơ thể bạn trong 60 giây, vận động đủ lâu để tạo ra một luồng máu và oxi luân chuyển tới não của bạn. Bạn có thể đơn giản thực hiện trong 1 phút các hoạt động như nhảy tại chỗ, chống đẩy hoặc đứng lên-ngồi xuống liên tục. Vấn đề là bạn làm tăng nhịp tim, tạo ra năng lượng và tăng khả năng nhận thức và tập trung.
Phút thứ 5: Đọc
Hãy cầm lấy cuốn sách mà bạn đang đọc và đọc một hoặc hai trang. Hãy học một ý tưởng mới, một điều gì đó mà bạn có thể kết hợp với ngày hôm nay của bạn, điều mà sẽ góp phần cải thiện kết quả trong công việc hay trong các mối quan hệ. Hãy khám phá điều gì đó mới mà bạn có thể sử dụng để suy nghĩ tốt hơn, có cảm giác tốt hơn và sống tốt hơn.
Phút thứ 6: Phác thảo
Hãy dành một phút để viết những điều mà bạn biết ơn, điều gì đó mà bạn tự hào và 3 điều bạn đã cam kết thực hiện trong ngày. Với cách làm như vậy, bạn tạo ra một động lực và sự rõ ràng mà bạn cần để hành động.
Bắt đầu ngày hôm nay:
Cảm giác của bạn sẽ thế nào nếu đó là cách bạn sử dụng 6 phút đầu tiên mỗi ngày? Chất lượng một ngày của bạn, và cuộc sống của bạn, sẽ được cải thiện như thế nào? Chúng ta có thể đồng ý rằng việc đầu tư tối thiểu 6 phút mỗi ngày để tạo nên một cuộc sống mà ta mong muốn không chỉ là sự hợp lý, mà đó là điều phải làm.
(Theo Inspiringedu)
5 khác biệt giữa phụ nữ thành công và thất bại trong sự nghiệp" alt=""/>Chuyển đổi cuộc sống với 6 phút mỗi ngàyVới dự án kéo điện ra Côn Đảo, vốn cấp cho EVN hơn 2.526 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư dự án này). Nguồn lực còn lại của dự án này lấy từ vốn của EVN.
Để dự án được triển khai hiệu quả, Quốc hội yêu cầu Thủ tướng quyết định, giao EVN là chủ đầu tư dự án này. Chính phủ chịu trách nhiệm và cam kết về việc lựa chọn phương án cấp điện từ lưới điện quốc gia báo cáo Quốc hội là phương án tối ưu để đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, giá thành và chi phí hợp lý, đảm bảo đúng quy định về đánh giá tác động môi trường và đồng bộ với quy hoạch.
Bộ Công Thương được giao chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung liên quan về xây dựng, cũng như kiểm tra, giám sát và thanh tra nhằm không xảy ra trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, tiêu cực.
Phân bổ hơn 63.720 tỷ đồng cho các dự án đầu tư công thuộc 5 lĩnh vực
Cũng tại nghị quyết này, Quốc hội đồng ý phân bổ hơn 63.720 tỷ đồng cho các dự án đầu tư công thuộc 5 lĩnh vực: Giao thông, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và khoa học công nghệ.
Trong đó, 91% vốn sẽ rót cho 32 dự án giao thông, tức 57.730 tỷ đồng, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại và phấn đấu có trên 3.000km đường bộ cao tốc vào năm 2025.
Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo nghị quyết trước khi các đại biểu bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, có ý kiến cho rằng trong số dự án thuộc danh mục Chính phủ trình sẽ được nhận vốn, đã xong thủ tục đầu tư, có một số trường hợp dự kiến bố trí nguồn lực vượt mức quy định theo Luật Đầu tư công.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hầu hết các dự án bố trí đủ nguồn. Riêng 4 dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, an ninh chưa dự kiến được đủ nguồn vốn. Tuy nhiên, đây là các dự án quan trọng, cấp bách cần thực hiện ngay, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ để tăng cường các nguồn lực như tăng thu, tiết kiệm chi, dự phòng ngân sách hằng năm để bố trí đủ vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư cho các dự án.
Với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, tại kỳ họp này Quốc hội chưa quyết định phân bổ cụ thể vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục.
Chính phủ được giao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định trước khi Chính phủ giao vốn. Trường hợp cấp bách, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Với dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ trình Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Cụ thể, phiên tòa được mở vào ngày 21/9 đến ngày 22/9. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Bùi Đức Nam, thẩm phán dự khuyết là ông Nguyễn Tuấn Anh. Đại diện VKSND TP.HCM là ông Đinh Quốc Dũng, Nguyễn Quang Duyệt, Võ Thành Đủ.
Bào chữa cho bà Nguyễn Phương Hằng là luật sư Hồ Nguyên Lễ; bào chữa cho ông Đặng Anh Quân là luật sư là ông Nguyễn Ngọc Lâm, ông Nguyễn Tri Thắng, bà Lê Thị Quỳnh Anh.
3 nhân viên cấp dưới của bà Nguyễn Phương Hằng là Huỳnh Công Tân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, không có luật sư bào chữa.
TAND TP.HCM cũng triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án gồm ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (cựu nhà báo - luật sư, thạc sĩ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà, ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Côg ty CP Đại Nam), ông Nguyễn Đình Kim.
Theo truy tố, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi livestream.
Bà Hằng đã phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 người, gồm: Nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Ðặng Thị Hàn Ni, ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển và bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng khai rằng, đã nằm mơ, tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc... thông tin liên quan đến đời tư của các cá nhân. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Quá trình mở rộng điều tra, Công an TP.HCM đã khởi tố thêm tiến sĩ luật - giảng viên Đặng Anh Quân cùng 3 người là Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân.
Mặc dù không có mâu thuẫn với các cá nhân trên, nhưng do là nhân viên và hưởng lương nên bị can Nhi, Hà, Tân đã thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Trong 11 buổi livestream (từ ngày 9/10/2021 - 22/3/2022), bà Nguyễn Phương Hằng có những phát ngôn xúc phạm các cá nhân, đều có sự tham gia của bị can Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật - giảng viên Trường ĐH luật TP.HCM).
" alt=""/>Xét xử bà Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm trong 2 ngày 21