Ông tâm sự, 2 vợ chồng đều chưa học hết cao đẳng nên chỉ có thể lao động chân tay chăm chỉ để nuôi sống cả gia đình. Tổng thu nhập của gia đình ông chưa đến 5.000 NDT/tháng (16 triệu đồng), sau khi trừ tiền thuê nhà, điện nước và các chi phí khác.
"Tôi là công nhân dọn vệ sinh 16 năm nay, công việc bắt đầu từ 4h-17h. Hiện tại, chúng tôi sống trong căn nhà thuê rộng khoảng 30m2, không có máy tính hay điều hòa, chỉ có tivi và một chiếc giường", bố của La Thừa Dục chia sẻ.
Khi biết tin con trai đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, vợ chồng ông vui mừng, hết lòng ủng hộ hoài bão của con. Bất chấp khó khăn về tài chính, ông vẫn muốn con được học hành tử tế. "Tôi sẵn sàng làm mọi thứ vì con. Dù có phải bán nhà hay đi vay lãi, tôi cũng chấp nhận để con tiếp tục đi học", tâm sự nghẹn ngào của ông bố nghèo nói với truyền thông.
Khi được hỏi về phương pháp dạy con, ông cho biết không đưa ra yêu cầu chỉ mong con chăm chỉ học để có tương lai tươi sáng: "Vợ chồng tôi không gây áp lực cho con. Cũng không đăng ký cho con vào bất kỳ lớp học thêm nào. Tôi chỉ tạo môi trường thoải mái nhất khi con ở nhà và cố gắng đáp ứng nhu cầu học tập của con".
"Tôi biết con phải chịu áp lực học lớn. Đôi khi tôi cũng chỉ biết động viên con có thể chơi game để thư giãn. Nhưng con chưa bao giờ ngồi chơi quá 2 tiếng, phần lớn thời gian con dành vào việc học", ông bố công nhân chia sẻ.
Từ nhỏ, La Thừa Dục đã ham học hỏi và có hứng thú với môn Toán, Vật lý. Nam sinh cho hay đây là 2 môn học thú vị, rèn luyện được tư duy logic và khả năng sáng tạo. "Với tôi, mục đích học không phải để phục vụ thi cử, đơn giản là vì đam mê và mong muốn tìm hiểu kiến thức", nam sinh 18 tuổi thẳng thắn chia sẻ.
Nhắc về bố, La Thừa Dục cho biết: "Ông thường xuyên ra ngoài làm việc nên không có thời gian bên tôi. Tuy nhiên, bố vẫn hỗ trợ tôi nhiều về mặt tinh thần. Tôi biết, bố phải làm việc vất vả để có tiền lo cho gia đình. Thế nên, điều tôi có thể làm là chăm chỉ học tập, không để bố lo lắng".
"Tôi sẽ không lãng phí thời gian và tiền bạc của bố mẹ. Tôi biết, họ vất vả nên chưa bao giờ đòi hỏi. Tôi sẽ dùng công sức mình để đền đáp ơn dưỡng dục của bố mẹ. Tôi mong muốn bố mẹ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn", tân sinh viên bộc bạch.
Kết quả kỳ thi đại học là minh chứng cho sự chăm chỉ của La Thừa Dục. Bằng sự thông minh và cần cù, nam sinh đã giành được 'tấm vé' vào đại học top đầu Trung Quốc - Đại học Giao thông Thượng Hải.
Sau khi câu chuyện này lan truyền trên mạng xã hội, La Thừa Dục nhận được suất học bổng trị giá 10.000 NDT (33 triệu đồng) từ Quỹ phúc lợi xã hội của công ty Alibaba nằm trong Chương trình theo đuổi giấc mơ của sinh viên truyền cảm hứng tích cực năm 2023.
Theo Sohu
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhìn nhận cần phải có một công cụ chuẩn và khung quy định để kiểm soát trích dẫn.
Theo ông, hiện nay một số cơ sở đưa ra quy định về việc trích dẫn, chẳng hạn nếu tự trích trên 30% hoặc trích dẫn của người khác trên 20% là vi phạm. Tuy nhiên thực tế khi sử dụng phần mềm quét trùng lặp của Việt Nam có thể chỉ ra 20%, nhưng khi đưa vào phần mềm nước ngoài lại lên tới hơn 60%.
“Do đó, việc cần có một công cụ chuẩn để kiểm tra trùng lặp, đạo văn là cần thiết. Công cụ này có thể sử dụng để kiểm tra ngay trước khi học viên bảo vệ luận văn, luận án”, GS.TS Nguyễn Đình Đức nói.
Ông cho biết ở một số nước, văn hóa chống đạo văn, kiểm tra trùng lặp đã được thực hiện từ bậc phổ thông, ngay trong các bài luận. “Nếu không nghiêm túc với vấn đề liêm chính thì nền khoa học sẽ trở nên hỗn loạn”, ông Đức nói.
PGS.TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhìn nhận trong các ngành nghề, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo đòi hỏi sự liêm chính cao nhất, bởi những thứ các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, chân lý. Tuy nhiên hiện nay các vi phạm về liêm chính rất tinh vi và phức tạp.
Dẫu vậy, ông khẳng định Việt Nam không phải là “hoang mạc” về liêm chính khoa học. Thậm chí, chúng ta có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, nghị định hay các quy định của nhiều trường, nhiều tạp chí.
“Chẳng hạn mới đây tại Hội đồng Triết học - Chính trị học - Xã hội học họp rất căng thẳng. Trong số 24 đề tài chỉ thông qua được khoảng hơn 30%.
Có điều, chúng ta chưa có một “mũ chung” về luật, do đó cần xây dựng khung quy định tổng thể, đồng thời cần có một số đơn vị tiên phong đầu ngành mang tính chất dẫn dắt về liêm chính khoa học”, PGS.TS Nguyễn Tài Đông nói.
TS Dương Tú, Đại học Purdue (Mỹ), nhận định hình thức vi phạm liêm chính hiện ngày càng tinh vi và phức tạp. Chuyện đạo văn, chỉnh sửa số liệu đã trở thành hình thức “cổ điển” từ nhiều năm nay.
Theo ông, với sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo đã sinh ra nhiều hình thức gian lận mới, thậm chí có thể tạo ra một mạng lưới từ tác giả, chuyên gia bình duyệt cho đến tổng biên tập các tạp chí “dởm”.
“Nếu không ý thức được sự tồn tại của các hình thức gian lận tinh vi như vậy sẽ tạo ra sự nhũng loạn”, TS Dương Tú nói.
Để xây dựng nền khoa học liêm chính, trong sạch, theo TS Dương Tú, cần có sự cải cách trong việc đánh giá nghiên cứu. Thay vì chạy theo số lượng, các nhà khoa học cần tập trung vào chất lượng nghiên cứu bằng việc quay lại bản chất của khoa học là sáng tạo tri thức, phát hiện tri thức để phục vụ xã hội.
“Nhà nghiên cứu phải cảm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc khi được xã hội tài trợ cho nghiên cứu để phục vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, cần có chính sách đảm bảo lợi ích cho nhà khoa học, để nhà khoa học có thể sống đàng hoàng, yên tâm công tác mà không phải đánh đổi sự trung thực, liêm chính để lấy miếng cơm manh áo, lo cho cuộc sống hàng ngày”, TS Dương Tú nói.
GS.TS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cho rằng, nếu nhà khoa học vi phạm liêm chính vì hoàn cảnh, cần phải thay đổi hoàn cảnh.
“Nếu nhà khoa học không đủ ăn, họ không có gì để mất. Vì thế, họ bất chấp bán bài, phớt lờ cộng đồng, thậm chí xây dựng hẳn “băng đảng” để viết bài”.
Do đó, GS.TS Phùng Hồ Hải cho rằng cần phải đảm bảo cơ chế để nhà khoa học có thể yên tâm làm việc tốt hơn.
Theo Ngọc Diệp và Thuỳ Linh, ngay từ khi lễ phát động Vòng Sơ khảo 2 tổ chức tại trường THPT Chuyên Hạ Long, hai bạn đã quyết tâm thử mình với cuộc thi. Với lợi thế 7.5 và 8.0 IELTS, Ngọc Diệp và Thuỳ Linh đã tận dụng lợi thế ngoại ngữ để khai thác nguồn thông tin nhiều chiều về trí tuệ nhân tạo.
Trong bài luận chính, Ngọc Diệp và Thuỳ Linh đã chia sẻ những mặt tích cực về trí tuệ nhân tạo. Cũng theo 2 cô gái trẻ, “Trong thế giới vận hành biến chuyển liên tục, cái cũ mất đi cũng đồng nghĩa cơ hội mới cũng sẽ mở ra; và nhiệm vụ của chúng ta là nắm bắt lấy cơ hội đó”.
Đáng chú ý, 2 bạn đã tạo ấn tượng với ban tổ chức khi đưa ra ý tưởng tạo cảm xúc và sự hài hước cho trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, hai bạn cũng đưa thêm nhiều yếu tố kinh tế địa phương để làm rõ quan điểm bản thân.
Được biết, trong suốt quá trình tham gia cuộc thi, hai bạn đã có nhiều trải nghiệm với nhau và một trong những điều mà các bạn cho là đáng nhớ nhất đó là những ngày cả hai cùng thức khuya để bàn bạc và lên ý tưởng cho bài viết.
“Sau khi nhận được giải chúng em cũng có nhiều cảm xúc lẫn lộn, chúng em cảm thấy rất vui, tự hào và cũng cảm thấy may mắn khi mà trong rất nhiều tác phẩm như thế thì tác phẩm của bọn em đã được chọn để đạt giải”, Diệp và Linh chia sẻ.
Thế Định
" alt=""/>2 nữ sinh lớp 11 ‘ghi điểm’ với ý tưởng tạo cảm xúc cho AI