Soi kèo tài xỉu Alanyaspor vs Fenerbahce hôm nay, 23h ngày 19/3
本文地址:http://app.tour-time.com/html/50b399371.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nantes vs PSG, 1h45 ngày 23/4: Hoàn thành thủ tục
Hành trang của tôi: Chiếc gậy ba màu
Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ mắng là đoảng. Hễ mâm cơm để giữa nhà, thì 99% tôi đá đổ, cả nhà sẽ nhịn ăn và nhất là khi có khách, bố mẹ chỉ có mà độn thổ vì có đứa con vô ý như tôi. Tôi càng cố gắng thì càng bị mắng mà không hiểu sao mình vô ý thế. Cứ đi từ chỗ tối ra chỗ sáng là tôi chói mắt và không ít lần ngã bổ chửng khi bước từ rạp chiếu phim ra, khiến tôi vô cùng xấu hổ. Càng lớn, căn bệnh càng phát triển, cho đến một ngày tôi cứ đâm vào những cành cây chắn ngang lối đi. Tôi đang dần dần bị mù mà không hề biết. Bác sỹ khuyên tôi hạn chế đọc sách và dùng máy tính. Trời ơi, tôi làm sao mà ngừng đọc được. Cuộc sống của tôi chỉ có ý nghĩa khi làm việc, mà công việc đòi hỏi tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu và viết. Ngừng đọc nghĩa là chết. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sỹ, tôi vẫn lao vào học thi và giành được Học bổng Fulbright.
Cuộc đời mở sang một chương mới khi tôi sang Boston học chương trình thạc sỹ về Hoa Kỳ học. Nước Mỹ đã làm tôi vững tin rằng mình “tàn mà không phế”. Nơi đây, người khuyết tật được luật pháp bảo vệ. Thái độ xã hội luôn cảm thông, khuyến khích họ phấn đấu để vẫn sống hạnh phúc như bất cứ một người lành lặn nào. Khi đi học, họ được tạo mọi điều kiện để có thể đạt kết quả mong muốn. Mọi đề cương môn học đều nêu rõ sinh viên nào cần trợ giúp đặc biệt thì cho giáo sư biết, họ sẽ thiết kế chương trình, hoặc có những biện pháp thích hợp. Tôi rất may mắn được giáo sư và bạn bè cảm thông, giúp đỡ. Họ phát riêng cho tôi những tập tài liệu chữ to, chỉ chỗ mua sách audio và các phần mềm trợ giúp và tìm những bác sỹ nhãn khoa giỏi nhất thế giới. Điều quan trọng hơn cả, họ động viên, khuyến khích tôi phấn đấu để thành công. Giáo sư Jean Humez, thày hướng dẫn của tôi, luôn nói: “Em có thể mất khả năng nhìn thấy ánh sáng, nhưng nhất định em phải trở thành một giáo sư giỏi, một nhà khoa học có ích, chỉ cần em cố gắng và hãy học chữ nổi.”
Tôi nghe lời bà. Sau khi hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sỹ. Một thử thách lớn. Chỉ đọc độ 30 phút là mắt tôi mệt rã rời, đau nhức đến tận óc, trong mắt như có kim châm. Tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ trong khoảng cách 2 mét. Xa hơn nữa, tất cả lòa nhòa, chỉ còn những vệt tối và sáng kể cả khi đeo kính. Khi đọc sách, tôi dùng kính lúp, khi viết bài, tôi dùng phông chữ 20-25. Tôi dán mắt vào màn hình với khoảng cách 20-25 cm. Mỗi khi làm bài xong, toàn thân tôi tê dại vì ngồi trong một tư thế rất bất tiện. Cứ như thế, tôi đã dần dần hoàn thành các khóa học của chương trình tiến sỹ và đang viết luận án. Một cuộc chạy đua với số phận, không chỉ để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Với tôi, đây là một cuộc chạy đua với Bóng Tối. Tôi muốn mình phải sẵn sàng vào cuộc nếu ngày mai hắn đến.
Cho đến giờ, tôi không còn nghĩ là mình kém may mắn khi mắc phải căn bệnh này. Câu nói tôi yêu thích nhất của Karl Marx là: “Không cái gì thuộc về con người được xa lạ với tôi.” Vâng, trải nghiệm của người mù không hề xa lạ với tôi. Không thể nói đó là trải nghiệm mà tôi mong muốn, nhưng nhờ nó, tôi biết yêu thương và cảm thông với con người hơn. Tôi biết trân trọng những điều bình dị mà hiển nhiên ta có: ánh nắng mặt trời. Ai sinh ra chẳng có đôi mắt và chúng ta thản nhiên đón nhận ánh sáng mà không thấy đó là hạnh phúc lớn lao, là niềm mơ ước không bao giờ có được của những người khiếm thị. Chỉ khi nào trải nghiệm được cảm giác của người mù, chúng ta mới thấy quý từng giây từng phút được nhìn thấy ánh sáng.
Vì khiếm thị, tôi tìm đến cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ. Tôi đến với các em trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Tôi tham gia “Hội Văn hóa Việt” ở Boston, tổ chức các hoạt động từ thiện gây quỹ để giúp Ban nhạc Hy vọng, ban nhạc của các em khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu, do vợ chồng nghệ sỹ đàn piano Tôn Thất Triêm và ca sỹ Xuân Thanh đỡ đầu. Tôi có duyên may được gặp các em, những người sinh ra chưa từng được nhìn thấy ánh sáng. Tôi được thưởng thức một chương trình âm nhạc rất chuyên nghiệp do các em biểu diễn. Các em chăm chú nghe tôi kể chuyện nước Mỹ. Nhanh thoăn thoắt, các em dắt tôi đi thăm kí túc xá. Các em sử dụng máy tính thành thạo để học và cả viết báo. Nhiều em nói tiếng Anh rất khá. Nói chuyện về màu sắc, tôi hỏi các em thích màu gì. Một em nói: “Màu hồng.” Tôi nhận thấy em mặc áo hồng, trong tay là một chiếc ví cũng màu hồng. Còn một em khác mặc áo xanh và nói: “Em thích màu xanh cô ạ.” Các em đoán tôi mặc áo màu tối. Lạ chưa, tôi mặc áo màu đen. Tôi hỏi kinh nghiệm học chữ nổi, các em cười rất hồn nhiên: “Cô ơi, chữ nổi học dễ lắm, chứ không khó như học tiến sỹ đâu.”
![]() |
Tác giả nói chuyện với Thu Hương (cô bé áo hồng) và Hương Sen (cô bé áo xanh) tại trường Nguyễn Đình Chiểu |
Nụ cười hồn nhiên trên gương mặt trẻ thơ với những con mắt mờ đục cứ đọng mãi trong tôi khiến tôi thấy mình có lỗi nếu cứ than thân trách phận rằng mình thiếu may mắn. Chính các em đã dắt tôi bước qua nỗi sợ và làm tôi yêu cuộc sống hơn. Tôi mang nợ với các em, những người cõng nhau, dìu nhau đến lớp với chiếc gậy tre trong khi tôi có đủ mọi thứ, từ chiếc gậy ba màu, phản quang, có thể gập lại, bỏ túi, và hễ ai nhìn thấy, họ sẽ giúp tôi, đến những trợ giúp ở trường đại học các em chưa khi nào dám mơ tới. Tôi lao vào tìm kiếm mọi khả năng giúp các em. Tôi vận động bạn bè ở Mỹ đóng góp tiền bạc, công sức, mua gậy và các phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị, rồi tìm cách chuyển về Việt Nam. Nhiều người Mỹ viết thư trao đổi với các em và giúp các em học tiếng Anh qua mạng. Các em dần dần thấy tương lai không còn bó hẹp với nghề vót tăm hoặc mat-xa, như xã hội thường nghĩ các em chỉ làm được thế. Có em vào đại học, có em dạy tiếng Anh cho chính các bạn khiếm thị. Các em gọi tôi là “cô” vì tôi là cô giáo, nhưng chính các em mới là thày của tôi. Chính các em đã mang điều kì diệu là niềm vui sống đến với tôi, và chính nước Mỹ: thày cô, bạn bè, bác sỹ, đã làm cho niềm vui sống ấy lan tỏa đến bao người, không chỉ những người khiếm thị.
![]() |
Câu nói của V. I. Lenin: “Học, học nữa, học mãi” cùng với triết lý học suốt đời trở thành thần dược cho tôi. Một khi còn học được và được học, tôi thấy mình đang sống và hạnh phúc. Tôi gặp bác sỹ Eliot Berson, chuyên gia hàng đầu thế giới về căn bệnh này khi tôi vừa viết xong luận văn thạc sỹ. Không khỏi ngạc nhiên khi biết tôi có thể làm được điều đó khi căn bệnh đang tiến triển, ông mỉm cười: “Hãy làm những gì bạn đang làm, chẳng gì có thể phá hỏng thêm đôi mắt của bạn”. Đó là liều thuốc an thần lớn nhất mà tôi từng có trong đời.
Tôi sẽ làm gì khi ngày mai không còn nhìn thấy ánh nắng mặt trời? Tôi sẽ nghe theo lời khuyên của bác sỹ Berson là tiếp tục công việc tôi đang làm: học, dạy học, viết báo, viết văn và giúp đỡ các em khiếm thị thiếu may mắn hơn tôi. Tôi luôn ý thức được một ngày nào đó Bóng Tối sẽ đến gần và tôi sẽ nói với hắn: “Ta đã chờ mi, ta chẳng ưa gì mi, nhưng số phận bắt ta phải đi cùng mi, mi có thể cướp đi ánh sáng của ta, nhưng mi đừng hòng làm ta gục ngã, ta luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì mi thách thức ta, và mi đừng hy vọng cướp đi niềm vui sống trong ta”. Ánh sáng sẽ đến từ tình yêu thương của gia đình và bè bạn, từ sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng. Ánh sáng sẽ đến từ tri thức, kinh nghiệm, từ những gì tôi đã cóp nhặt, chắt chiu, nâng niu trong nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục gom góp để thấy mình luôn có ích cho đời. Hành trình Hà Nội-Boston của tôi là hành trình đi tìm ánh sáng, gìn giữ và chia sẻ ánh sáng với những ai cần đến nó.
Medford, tháng 7/2013
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương, Nghiên cứu sinh ngành Quản trị Giáo dục Đại học, Đại học Massachusetts,Boston. Chị cũng là giảng viên bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ Hiệnđại, Đại học Massachusetts, Boston.
Bài đoạt giải Nhất cuộc thi "Hành trình nước Mỹ do của Hội Thanh niên - Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức
">Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời...
Gần đây nhất, chồng tôi chọn sẵn phim, sửa soạn phòng ốc gọn gàng, gối chăn thơm phức rồi lại rủ tôi "xem phim". Tôi chỉ có thể nói là anh làm tôi kinh ngạc. Vợ chồng tôi đều đã ở tuổi tứ tuần, bao nhiêu năm nay chưa từng cùng nhau xem những thể loại phim tục tĩu, trần trụi như vậy.
Tôi không phải người nhàm chán trong chuyện tình dục, trái lại, là người cũng biết hòa hợp đưa đẩy rất nhiệt với chồng. Tôi thích đời sống gối chăn với chồng và nghĩ rằng anh cũng thích. Nhưng xem phim khiêu dâm thì tôi không ủng hộ, tôi thực sự sẽ nằm trong nhóm những người phản đối nền công nghiệp phim khiêu dâm, và tôi căm ghét, ghê tởm sự lạm dụng, bạo lực đằng sau ống kính, nơi góc khuất của nền công nghiệp này.
Tôi không bao giờ nghĩ vợ chồng mình cần đến loại phim này để tăng nhiệt hay học hỏi được cái gì từ đó. Tóm lại là, tôi sẽ không lên được hứng thú nếu xem phim.
Chồng tôi thì lại cho rằng đây là cách đổi gió, và thêm chút gia vị cho đời sống vợ chồng. Anh làm tôi lo lắng. Tôi chưa đủ hấp dẫn với anh ấy hay sao? Tôi chưa thỏa mãn được anh ấy hay sao? Gần đây anh ấy gặp chuyện gì, tiếp xúc với ai, với cái gì mà lại trở nên như vậy?
Theo Dân Trí
Đến nhà mẹ đẻ Thu, tôi chẳng gặp ai, căn nhà khóa cửa im ỉm đã bỏ hoang từ lâu. Một bác gái có tuổi là hàng xóm gần đó nói mẹ Thu đã bỏ quê vào Đà Nẵng sống với cô con gái cả. Còn Thu thì đã qua đời!
">Chồng muốn chúng tôi cùng xem phim 'nóng', tôi chưa đủ với anh ấy sao...
Du học Singapore: học đại học chỉ trong 2 năm
Nhận định, soi kèo Internacional vs Nacional Football, 07h30 ngày 23/4: Đạp đáy giữ đỉnh
Diệp Bảo Ngọc từng tiết lộ mình là người kỹ tính khi chọn kịch bản. Do đó, dù nhận được nhiều lời mời nhưng năm 2023 cô mới có vai diễn điện ảnh đầu tay trongLật mặt 6 của Lý Hải.
Chính Tuấn Trần là người đề xuất Diệp Bảo Ngọc cho vai Na trong Làm giàu với mavà được đạo diễn Trung Lùn lập tức tán thành. Nhà làm phim sinh 1972 chia sẻ: "Tôi đã làm việc với Diệp Bảo Ngọc rất nhiều. Tôi hiểu được diễn xuất của cô ấy rất hợp với vai Na. Ưu điểm của Diệp Bảo Ngọc là diễn rất mộc mạc, không màu mè".
Nữ diễn viên nhớ lại: "Lý do Ngọc nhận vai Na trong bộ phim lần này cũng rất tình cờ. Một buổi chiều đẹp trời, anh Trung Lùn gọi cho Ngọc và nói có vai này rất hợp với mình. Sau khi đọc kịch bản, Ngọc thích thú khi biết được lý lịch của nhân vật Na. Trước giờ xem phim, trong trí tưởng tượng của mọi người, ma rất ghê, rất đáng sợ. Nhưng ma lần này sẽ cực kỳ khác biệt khi có hỉ nộ ái ố, cũng có sự bực tức hay vô tri. Đây là vai diễn ma đầu tiên nên Ngọc rất tâm đắc".
Na trong Làm giàu với ma là một con ma vô cùng "độc, lạ". Trong hành trình giúp Lanh (Tuấn Trần) "làm giàu", Na không chỉ hài hước, có nét ngốc nghếch mà còn thể hiện rất nhiều cung bậc nhiều cảm xúc khác nhau khi đối diện với biến cố.
Làm giàu với madự kiến khởi chiếu ngày 30/8.
Diệp Bảo Ngọc trong "Làm giàu với ma":
Quỳnh An
Nữ chính Lật mặt kết đôi với nam diễn viên nghìn tỷ đổi đời nhờ Trấn Thành
Hiện nay, các phương pháp quản lý hoạt động phòng khám tư nhân và bệnh viện truyền thống còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận người bệnh, duy trì kết nối giữa bác sĩ và bệnh nhân với quy trình quản lý phức tạp và thiếu tính hệ thống.
Công ty YouMed Việt Nam đồng hành cùng dự án “Tầm soát CỔ trong kỷ nguyên y tế số” bằng việc cung cấp giải pháp quản lý phòng khám. Giải pháp của YouMed giúp phòng khám có quy trình nhận bệnh nhân, khám chữa bệnh, quản lý dữ liệu và hồ sơ bệnh nhân tốt hơn, kết nối được với máy nội soi, siêu âm, xét nghiệm…, giúp quản lý dữ liệu đồng bộ hơn.
Đại diện công ty YouMed cho biết, giải pháp quản lý phòng khám của YouMed đáp ứng các quy định về liên thông đơn thuốc điện tử và dữ liệu dược quốc gia. Ngoài ra, YouMed còn hỗ trợ người bệnh đặt lịch khám không chờ đợi và nhận kết quả khám, nhắc lịch khám, nhắc tái khám tự động; người bệnh cũng có thể trực tiếp nhắn tin, gọi video với bác sĩ…
Việc tham gia, đồng hành của YouMed với dự án “Tầm soát CỔ trong kỷ nguyên y tế số” được đánh giá là giúp rút ngắn khoảng cách y tế trong tầm soát HPV và ung thư cổ tử cung thông qua việc ứng dụng những thông tin mới nhất về quản lý hoạt động phòng khám tư nhân và bệnh viện vào thực hành khám chữa bệnh.
Hội Phụ sản Việt Nam kỳ vọng, dự án “Tầm soát CỔ trong kỷ nguyên y tế số” có thể tạo tiền đề cho các bác sĩ và nhà quản lý cơ sở y tế củng cố chuyên môn, cải tiến nghiệp vụ trong xu hướng số hóa y tế hiện nay, góp phần thúc đẩy tầm soát HPV và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.
Lệ Thanh
">YouMed Việt Nam đồng hành cùng dự án tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo thống kê mới nhất từ báo cáo thường niên Open Doors 2011 của IIE, Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới về số sinh viên đang theo học ĐH ở Mỹ (hơn 15,500 sinh viên) và xếp thứ 2 về số sinh viên theo học tại các trường CĐ cộng đồng với tỷ lệ tăng cao nhất khu vực Châu Á, và cao gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của toàn thế giới.
Đầu tháng 10 này, gần 90 trường ĐH, CĐ của Hoa Kỳ sẽ đến Việt Nam để tham dự Triển lãm Du học Hoa Kỳ thường niên do IIE tổ chức.
Tại buổi triển lãm, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển sinh, đại diện các trường cũng như các chuyên viên giáo dục để tìm hiểu về các thủ tục xin học, các bài thi đầu vào cần thiết cũng như những cơ hội nhận học bổng của trường.
Việt Nam đứng thứ 8 về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ
Đáp án môn Giáo dục công dân thi tốt nghiệp THPT 2022
友情链接