Sửa hằn lún cao tốc Nội Bài
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1: Nới rộng khoảng cách -
Kết quả bóng đá hôm nay 27/5NGÀY GIỜ TRẬN ĐẤU TRỰC TIẾP VĐQG TÂY BAN NHA 2022/23 – VÒNG 37 28/05 00:00 Sevilla 1-2 Real Madrid ON FOOTBALL V-LEAGUE 2023 - VÒNG 9 27/05 17:00 Bình Dương 1-1 Hà Nội FPT Play 27/05 18:00 Hà Tĩnh 4-3 TP Hồ Chí Minh HTV Thể Thao, FPT Play 27/05 18:00 SHB Đà Nẵng 1-1 HAGL FPT Play, VTV5, VTV5TN VĐQG ITALIA 2022/23 – VÒNG 37 27/05 20:00 Salernitana 3-2 Udinese Spezia 0-4 Torino 27/05 23:00 Fiorentina 2-1 Roma ON SPORTS + 28/05 01:45 Inter Milan 3-2 Atalanta ON SPORTS + VĐQG ĐỨC 2022/23 – VÒNG 34 27/05 20:30 Dortmund 2-2 Mainz ON FOOTBALL Koln 1-2 Bayern Munich ON SPORTS NEWS Bochum 3-0 Leverkusen E.Frankfurt 2-1 Freiburg M’gladbach 2-0 Augsburg RB Leipzig 4-2 Schalke 04 ON SPORTS Stuttgart 1-1 Hoffenheim Union Berlin 1-0 Werder Bremen Wolfsburg 1-2 Hertha Berlin VĐQG PHÁP 2022/23 – VÒNG 37 28/05 02:00 Angers 2-1 Troyes Clermont 2-0 Lorient Lens 3-0 Ajaccio Lille 2-1 Nantes ON SPORTS Lyon 3-0 Reims Marseille 1-2 Brest Montpellier 2-3 Nice Rennes 2-0 Monaco ON FOOTBALL Strasbourg 1-1 PSG ON SPORTS NEWS ">Toulouse 1-1 Auxerre -
Bé trai 'nghịch' người bé gái: Cho cô giáo nghỉ việc là quá nặng!1. Tình huống bé trai lật váy bé gái là có thật. Còn đó là hành vi tính dục hay chỉ là vô thức (khi ngủ) hoặc chỉ là một thói quen của bé thì ta cần nhìn nhận lại.
Tôi đồ rằng hành vi đó không là hành vi tính dục (cho dù hiện nay việc phát dục sớm ở trẻ cũng không ít, nhưng với trẻ mầm non thì cực hiếm). Có thể đó là một hành vi vô thức khi ngủ của bé.
Tình huống này rất thường xảy ra ở nhiều bé. Bởi thói quen của người mẹ (đặc biệt vùng Á đông chúng ta) thường ôm con ngủ, có nhiều người mẹ khi con khó ngủ, thường xoa lưng con, hoặc nhiều khi con mặc dù đã thôi bú, vẫn thường cho con sờ ti mẹ để dễ ngủ.
Việc ôm ấp của người mẹ cũng tạo thói quen cho trẻ một cảm giác phải được ôm ấp, gối vào cái gì đó mềm mại, tạo cảm giác tâm lý thoải mái mới ngủ được. Và lâu dần hình thành thói quen này, khi đang ngủ có thể đưa tay lật áo mẹ để sờ ti. Và từ đó có thể thấy rõ ràng, khi bé đã ngủ thì việc làm đó hoàn toàn là vô thức, lật áo mẹ hay lật chỗ nào, sờ chỗ nào, úp mặt vào đâu để dễ ngủ hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của bé.
Cách nhìn nhận thứ ba, có thể là bé chưa ngủ (hoàn toàn thức và nắm bắt được hành vi của mình) cũng chỉ là do thói quen. Có thể chính cha mẹ bé coi việc con cái được phép động chạm đến mẹ (kể cả những phần nhạy cảm) là việc bình thường, nghĩ rằng con còn bé nên "không biết gì". Lâu dần hình thành trong tư duy của trẻ coi việc nhìn khu vực nhạy cảm của người khác giới là chuyện bình thường. Hoặc có những hành vi để bé nhìn thấy, và hình thành sự tò mò trong tiềm thức của bé, dẫn đến hành vi ở trên.
2. Trong những tình huống như thế người lớn cần xử trí thế nào?
Thực ra hành vi đó, có thể coi là chuyện rất nhỏ, cũng lại là một chuyện rất lớn để đưa ra mổ xẻ và bàn thảo. Hậu quả trực tiếp của hành vi đó hoàn toàn nhỏ, không đáng để phải kỷ luật giáo viên, đình chỉ giáo viên. (Tôi không nói đến việc các cô không có mặt khi hành vi đó xảy ra, việc đó hoàn toàn có thể xử lý giáo viên với một quyết định khác phù hợp và công tâm).
Tuy nhiên từ sự việc này, nếu phân tích tốt ta có thể thấy nếu hành vi đó trở thành thói quen của bé, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và sức khỏe tính dục của bé khi trưởng thành.
Như vậy, nhà trường và gia đình cần ngồi lại tìm ra nguyên nhân chính xác của hành vi để đưa ra phương pháp hướng dẫn bé và hạn chế, dần dần triệt tiêu các ám ảnh hành vi của bé trực tiếp đó. Không phải là việc tung lên cộng đồng mạng, rồi kêu gào, rồi đẩy dư luận và cuối cùng thì hai cô giáo bị mất việc.
10 năm, 20 năm sau khi bé trưởng thành, vô tình đọc được những thông tin còn lưu lại trên cộng đồng mạng về hành vi của mình trước đây. Hậu quả tâm lý còn nặng nề hơn rất nhiều.
Ngoài ra, hậu quả trực tiếp là cộng đồng ngày càng mất lòng tin vào môi trường giáo dục, vào nhà trường, thầy cô. Hậu quả này là nhỡn tiền.
Ngay như hiện tại, bất cứ điều gì không hay ở trò có thể xảy ra, người ta đều đổ lên đầu ngành giáo dục và thầy cô giáo mà không còn phân biệt đúng sai, nguồn cơn ...
Về việc hai cô giáo không có mặt trong thời điểm xảy ra hành vi: Việc này thường thấy vì thực tế các cô cả buổi đã phải ở cạnh các con, khi các con ngủ, đơn giản các cô đã chủ quan để đi ăn và vắng mặt. Giả sử nếu cô có mặt liệu có chắc cô nhìn thấy ngay hành vi đó hay chỉ khi xem lại camera (mà việc này thường chỉ xem lại camera khi có nghi vấn gì đó). Nếu cô nhìn thấy ngay thì cô cũng chỉ nhắc nhở các con để ngăn chặn tại thời điểm đó.
Không thể đòi hỏi cô 100% thời gian để mắt đến một bé duy nhất. Khi ánh mắt cô chuyển sang bé khác thì bé đó vẫn có thể thực hiện hành vi mà cô không biết. Vậy việc xử lý trách nhiệm của các cô cũng không cần phải làm quá lên làm gì. Việc đình chỉ hợp đồng với cô là điều quá tệ để thỏa mãn của những cơn cuồng nộ vô cớ.
3. Về phía các nhà quản lý giáo dục: Hiện nay rất nhiều nhà quản lý (không chỉ ở giáo dục) ở hầu hết các ngành rất sợ dư luận. Chỉ cần đẩy cao một chút là sợ trách nhiệm. Các vị không dám cương trực để làm theo luật và theo tình người.
Do đâu? Do phụ huynh (trực tiếp và gián tiếp) chỉ thỏa mãn quán tính chỉ trích và nói xấu người khác. Từ đó dư luận bị đẩy lên cực đoan. Và các nhà quản lý buộc phải hành xử cốt sao chính họ được an toàn.
4. Nếu mỗi người bình tâm suy xét, nếu mỗi người biết nhìn nhận một cách công tâm. Thực tế cuộc sống sẽ khác đi rất nhiều.
Bùi Quỹ (giáo viên ở Hà Nam)
Ý kiến của bạn xung quanh những vấn đề mà độc giả đặt ra, xin gửi về: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!
"An toàn trường học: Thấy mà lo!"
Lời Tòa soạn: Bắt đầu từ Tháng 6/2020, VietNamNet sẽ tạo ra Diễn đàn để đăng các ý kiến của bạn đọc gửi về theo những chủ đề nổi lên trong tháng mà bạn đọc quan tâm.
"> -
NLĐ bị gián đoạn thời gian đóng BHXH do Covid-19 được chia làm 02 trường hợp: Chế độ thai sản khi bị gián đoạn đóng BHXH do Covid(1) NLĐ làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Ngày 17/3/2020, BHXH Việt Nam bàn hành Công văn 860/BHXH-BT hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Những đối tượng này vẫn sẽ phải đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ BHYT và BHTN.
Vì vậy, quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản vẫn được đảm bảo, không bị ảnh hưởng vì Covid-19.
Ảnh minh họa (2) NLĐ nghỉ việc trong khoảng thời gian bùng phát covid-19, làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất.
- Trường hợp trong những ngày nghỉ, công ty vẫn trả lương ngừng việc thì vẫn phải đóng BHXH bình thường dẫn đến chế độ thai sản sẽ không bị ảnh hưởng.
- Trường hợp NLĐ và Doanh nghiệp thỏa thuận nghỉ không lương thì áp dụng nguyên tắc tại Khoản 3, Điều 85 Luật BHXH 2014: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
Tùy tình hình thực tế mà chế độ thai sản của NLĐ có bị ảnh hưởng hay không ở trường hợp này.
Ví dụ 1: bà A đóng BHXH từ tháng 6/2019; Bà có thai và dự kiến sinh con vào 12/01/2021. Từ tháng 4-6/2020, công ty bà tạm ngưng đóng BHXH và cho nhân viên nghỉ không lương do dịch Covid-19. Dự kiến tháng 7/2020, công ty sẽ đóng lại BHXH.
Trường hợp này, tính đến thời điểm dự kiến sinh con, bà A có 03 tháng không đóng BHXH là tháng 4, 5, 6/2020.
Trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 1 - 12/2020), bà A đóng BHXH được 9 tháng (tháng 1, 2, 3, 7, 8,9, 10, 11, 12) thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ 2: Bà B đóng BHXH từ tháng 01/20120; hiện bà có thai và dự kiến sinh con vào 12/08/2020. Từ tháng 4-6/2020, công ty bà tạm ngưng đóng BHXH và cho nhân viên nghỉ không lương do dịch Covid-19. Dự kiến tháng 7/2020, công ty sẽ đóng lại BHXH.
Trường hợp này, tính đến thời điểm dự kiến sinh con, bà B có 03 tháng không đóng BHXH là tháng 4, 5, 6/2020.
Trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 8/2019 - 07/2020), bà B đóng BHXH được 4 tháng (tháng 1, 2, 3, 7) thì không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Theo Thư viện pháp luật
">