Nhận định, soi kèo U23 Iran vs U23 Mông Cổ, 18h30 ngày 24/9
本文地址:http://app.tour-time.com/html/4b198819.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo FC Seoul vs Gwangju, 17h00 ngày 19/4: Nhỏ mà có võ
Nhạc trưởng Lê Phi Phi
">Nhạc trưởng Lê Phi Phi tự hào là người con của dân tộc Việt Nam
Lý Hùng nói thêm gia đình mình có truyền thống làm thiện nguyện, NSND Lý Huỳnh sinh thời thường dạy các con lòng nhân ái. Câu nói "mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn" đến nay vẫn in đậm trong tâm trí 6 anh em.
Cha mất, bà Lan cùng các con kế thừa và phát huy tinh thần này. Họ tham gia đóng góp khi đất nước cần (như bão lũ, Covid-19...), ngoài ra còn duy trì các hoạt động thiện nguyện như xây cầu, xây trường học... trong nhiều năm.
Lý Hùng mong hành động của người lớn là tấm gương để con cháu nhìn vào, từ đó nối dài truyền thống tốt đẹp của gia đình đến thế hệ sau.
NSND Trịnh Kim Chi thông báo hoạt động kêu gọi quyên góp diễn ra tại Ban Ái hữu Hội Sân khấu TPHCM, Chùa Nghệ sĩ và Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi.
Tổng số tiền thu được hơn 299 triệu đồng từ đóng góp của Ban Ái hữu Hội Sân khấu TPHCM, Chùa Nghệ sĩ, Quỹ Chăm lo nghệ sĩ của Trịnh Kim Chi, gia đình Trịnh Kim Chi, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Tuyết Thu, người mẫu Cindy Thái Tài, diễn viên Hoài An, Lý Hương, Đào Vân Anh, nhiếp ảnh gia Võ Sĩ Điều, ca sĩ Long Nhật... sẽ được trao vào chiều nay 16/9 tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM.
"Một mùa giỗ Tổ nghiệp thật ấm áp, trang nghiêm và đầy tình người. Tôi thực sự xúc động trước tình cảm của anh chị em nghệ sĩ, các mạnh thường quân và khán giả dành cho đồng bào miền Bắc", chị chia sẻ.
Vừa qua, NSND Mỹ Uyên đại diện Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B đề nghị các đồng nghiệp đến dự lễ giỗ Tổ nghiệp thay mâm lễ thành kinh phí hỗ trợ bà con vùng lũ.
"Nếu chúng ta làm tốt việc này, tôi tin đó là điều mà Tổ nghề mong muốn. Bởi tất cả con dân nước Việt đều chung lòng hướng về đồng bào, vì sự bình an của mọi nhà", chị nói.
Trong lúc chờ tổng kết, Mỹ Uyên và DV Minh Thảo mang trái cây và bánh đến thăm các em nhỏ sống tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp. Chị cũng xin phép các đồng nghiệp trích 2,5 triệu đồng mua lồng đèn cho các bé.
Ấm lòng hành động đẹp của nghệ sĩ Lý Hùng, Trịnh Kim Chi
Hà Hậu vô địch Chiang Mai Thailand by UTMB
Soi kèo góc Rennes vs Nantes, 1h45 ngày 19/4
Xuất hiện tại chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữatập 234, mẹ bỉm Huỳnh Như Lam (33 tuổi, TPHCM) khiến 2 MC phải trầm trồ vì vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung.
Dù là mẹ 2 con, bận rộn với công việc kinh doanh, nhưng chị Lam nhẹ nhàng từ nhan sắc đến tính cách. Hành trình mang thai, nuôi con của chị thực sự truyền cảm hứng cho rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại.
Chị Lam kết hôn sớm khi mới 21 tuổi. Sau 1 năm son rỗi, vợ chồng chị vẫn chưa có tin vui. Điều này khiến hai người lo lắng, nghi ngờ hiếm muộn.
Và rồi, tin vui bất chợt tìm đến vợ chồng chị theo cách khó ngờ. Lúc đó, chị Lam và chồng xảy ra mâu thuẫn. Chị buồn giận, xách vali bỏ ra Hà Nội. Sau 3 ngày nguôi giận, chị về lại TPHCM và phát hiện có thai.
Chị Lam kể: “Thấy que thử thai lên 2 vạch, tôi vui mừng chạy vào phòng gọi chồng thức dậy, chở đến bệnh viện kiểm tra.
Vợ chồng tôi đến những bệnh viện lớn nhất ở TPHCM để khám thai. Khi biết chắc chắn có em bé, chúng tôi báo tin cho ông bà nội, ngoại”.
Hạnh phúc làm mẹ giúp chị Lam vượt qua rất nhiều khủng hoảng lúc mang thai. Bởi, chị nghén từ lúc mang thai cho đến khi sinh.
Thai nhi còn có dấu hiệu bong nhau cho nên chị Lam phải hạn chế vận động. Phần lớn thời gian, chị phải nằm và “treo chân” trên giường.
Mặc dù, thai kỳ vất vả, nhiều lo lắng nhưng chị Lam được chồng và gia đình hỗ trợ, chăm sóc hết sức chu đáo.
Sau 9 năm từ khi sinh bé đầu lòng, vợ chồng chị Lam mới có được bé thứ hai. Cả hai đang lên kế hoạch làm thụ tinh ống nghiệm thì chị phát hiện mang thai.
Lúc đó, chị Lam phát tâm ăn chay trường. Vì vậy, khi có thai, chị băn khoăn không biết nên tiếp tục ăn chay hay ăn mặn.
Cuối cùng, chị vẫn quyết định ăn chay một cách khoa học. Thế nên, em bé sinh ra nặng 3kg, không bị suy dinh dưỡng.
Bí quyết xinh đẹp sau sinh
Cả hai lần sinh con, chị Lam đều chọn sinh mổ để được chủ động thời gian. Mẹ bỉm xinh đẹp nói: “Em không thích cảm giác tự nhiên bị đau bụng chuyển dạ. Thế nên, cả 2 con em đều chủ động chọn ngày và sinh mổ”.
Hành trình đi sinh 2 con của chị Lam không kém phần hài hước. Bé thứ nhất, chị nhõng nhẽo mà cả bệnh viện đều biết đến tên.
Chị Lam khóc nhiều, các bác sĩ lo lắng, sợ sản phụ gặp vấn đề. Đến khi bác sĩ trưởng khoa vào khám và chẩn đoán “bình thường”, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi sinh bé thứ nhất, chị Lam nói với chồng: “Em không sinh thêm đứa nào nữa đâu”. Từ đó, chồng chị không bao giờ nhắc đến chuyện sinh con thứ hai.
Trong tháng ở cữ, chị Lam được gia đình chăm sóc kỹ lưỡng, theo đúng truyền thống. 3h hàng ngày, bố chị chuẩn bị sẵn một bếp than. Tiếp đó, ông lấy nước muối đã được nấu và hạ thổ 100 ngày cho vào nồi, bắc lên bếp.
“Nước muối đủ nóng thì tôi đưa mặt vào hơ. Hơ khoảng 1 tiếng đồng hồ cho mặt săn chắc.
Nước muối bớt nóng thì lấy đắp lên mắt, bụng, những chỗ bị thâm, có mùi. Cách làm này giúp bụng phẳng, mau lấy lại dáng.
Đến 7h, bố đập tỏi bỏ vào nồi nước muối đun lên và kêu tôi xông cho thơm người. Buổi trưa, tôi tiếp tục xông bằng dược liệu, chiều thì bóp tay chân bằng dầu gừng.
Sau mỗi bữa ăn, tôi còn uống 1 ly rượu ngâm trứng, giúp sữa cho con có nhiều dinh dưỡng. Tất cả đều được bố tôi hạ thổ đúng 100 ngày.
Nhờ vậy, ra tháng, cơ thể tôi rất gọn, da mướt mát và đẹp như em bé”, chị Lam kể.
Ngoài ra, chị Lam còn uống khoảng 20kg nghệ tươi, kiêng nước, không giặt đồ, nấu ăn… Hết tháng ở cữ, chị trở về dáng người như trước mà không cần giảm cân.
Việc ở trong phòng liên tục một tháng không ra ngoài khiến chị Lam có chút buồn tẻ. Tuy nhiên, chị nghĩ bố mẹ muốn tốt cho mình nên cố gắng tự tạo niềm vui, tận hưởng những ngày ở cữ hạnh phúc.
Ở lần sinh thứ hai, chị Lam trải qua biến cố mất bố do dịch Covid-19.
19 ngày sau sinh, chị nhận tin bố mất trong bệnh viện. Đó là khoảng thời gian kinh khủng đối với chị.
Chị Lam không thể chợp mắt, buồn nhưng không có một ai để trò chuyện. Mẹ chị sốc nặng, không gượng nổi. Vì vậy, chị phải cố gắng vượt qua, làm chỗ dựa cho mẹ.
Nhắc lại biến cố của gia đình, chị Lam khóc nghẹn, cảm ơn bố đã chăm sóc trong thời gian chị ở cữ. Những kinh nghiệm của bố mẹ truyền dạy chính là hành trang, kiến thức để chị thực hiện tốt vai trò làm mẹ làm vợ.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 234: Mẹ bỉm U40 sở hữu làn da đẹp như em bé
Tân Nhàn, Đức Tuấn trở lại trong Điều Còn Mãi 2018
Thực đơn của một cuộc viễn du là những ảo mộng đan xen và chẳng dễ gọi tên. Người đã “thắp hoàng hôn trước một cơn say dài” là người mang nhiều tâm trạng thế nhân, biết trước sự vô vọng của những cuộc đi, nhưng không thể không đi bởi vẻ đẹp mời gọi của nó. Vẻ đẹp của những mất mát một đi không trở lại. Nguyễn Tiến Thanh làm thơ như bước vào vương quốc của những điều phi logic, hoặc là chẳng buồn đoái hoài đến logic.
Ngày buồn bởi nắng chưa vàng
Đã rưng rưng phố còn bàng hoàng cây
Chiều buồn bởi bụi mù bay
Vẫn mờ nhân ảnh lại cay mắt người
(Hỏi buồn)
Chất men say trong ngôn từ và chất thi sĩ nhạy cảm chảy tràn trên thơ Nguyễn Tiến Thanh dù nó buồn thật buồn, nhưng là nỗi buồn gây đắm đuối người đọc. Tôi cũng hay xưng tụng nỗi buồn, bởi vì tôi thấy rằng một trái tim yêu đời thường rất buồn. Thậm chí càng yêu đời thiết tha người ta càng buồn. Nhưng là cái buồn đã vượt lên trên thở than, vượt lên trên lý lẽ, như một phẩm chất và hương vị tất yếu trong kiếp làm người. Và cũng bởi lý do nữa, người tri kỷ thấy nhau trong đời, lạ thay - thường không phải trong vui, mà phần lớn trong buồn.
Buồn là sắc sắc không không
Buồn là mê tỉnh, hưng vong, thịnh tàn
(Hỏi buồn)
Thơ của Nguyễn Tiến Thanh cứ bàng bạc mộng tưởng, nhiều câu “sa đà” đến mức muốn “dúi” người đọc xuống đáy bữa tiệc mà thực đơn như anh đã chọn lúc đầu:
Đời là một cánh chuồn chuồn
Mỏng như kiếp phận bút mòn giấy trơ
Bể dâu rồi cũng ơ hờ
Ngàn sau rồi cũng phút giờ này thôi
Đời là một thoáng - đời trôi
Trôi rồi sẽ thấy rụng rơi tháng ngày
(Tự khúc)
Một kiểu viết chẳng cần vuốt ve, cứu chuộc. Một kiểu thả trôi mặc kệ không định cố tình hữu ý. May thay, dưới những câu thơ “mặc kệ” đó là một tấm chân tình của người cầm bút, nhắc ta về hữu hạn của đời người, sự vô thường của vạn vật. Nó giúp ta nhận diện chính mình và trở nên nhẹ nhõm hơn khi có thể buông tay nhiều hơn trong cuộc sống hạn hẹp.
Ở một chiều kích khác, cảm hứng viễn du trong thơ Nguyễn Tiến Thanh cho độc giả thấm nhiều thế sự. Chàng thi sĩ của khoa văn năm nào với những thi phẩm nổi tiếng Viết cho đôi mắt đen, Điều đó dĩ nhiên rồi... làm thổn thức trái tim bao người đẹp, giờ vẫn đủ lãng tử để phiêu bồng, song thơ chở nặng thế thái nhân tình hơn. Đời sống với tất cả những nhộn nhạo, bất toàn, khô khốc, lẫn lộn được hiển bày từ quan sát của nhà thơ:
Đại bác gầm trên những thảo nguyên
Buồn bã là sắc màu vương trên gấu váy phụ nữ
Rách
Như đứt gãy tầng trầm tích
Xé toạc chuỗi cung ứng niềm tin
Không thể toàn cầu hóa những giấc mơ
GDP tình yêu tăng trưởng liên tục ba năm
Những đôi lứa bước vào thế giới hôm nay
Bằng hôn lễ hòa đàm
Chấm dứt mê say
Một lễ hội thả thính vĩ đại trên ao-hồ-khe-suối-
đầm lầy và tất cả các đại dương
Sáng tạo mắc câu trong không gian nặng mùi hổ thẹn
Nửa đời - tóc hóa rong rêu
Môi cười - mà mắt vẫn hiu quạnh buồn
(Viết sáng mồng 1)
Thi ca là nhật ký của tâm hồn, là nhật ký của cảm xúc. Bức tranh đời sống đập vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ và bật ra thành những mảnh vỡ của nỗi buồn. Có thể nào mỗi người không tự thấy bản thân là một mảnh vỡ đó, trong mỗi ngày sống chất chứa thông tin nhưng sự kết nối vào nhau như sợi dây cứ mủn ra mỗi lúc. Chúng ta có thể nào không tự vấn mình.
Ở Viễn cacó nhiều bài thơ giàu chất suy tưởng - là chiêm nghiệm của một người đã đi trên đường xa, đã trải nhiều phong sương gió bụi:
Ta bỗng hiểu cách lụi tàn của cỏ
Nên chẳng hề mơ mộng cánh sen khô
(Dạ ca)
Đường thẳng và lối rẽ
Xa lộ và bụi bặm
Đều không phải thứ ta cần
Cuối cùng
Ta chỉ cần
Một chỗ nghỉ chân
(Đường thẳng)
Những trang sách đốt đền mua danh sàm ngôn
trong ngôi nhà tính thiện
Đường bay của những viên đạn ngôn ngữ cay độc
và bạo phát
Bắn vào lòng tốt
Làm chảy máu lương tri
(Chợt đọc)
Những câu thơ như vậy có thể mang cho người đọc một thức ngộ nào đấy về kiếp nhân sinh, bởi nó được chắt ra từ chính men đời đắng cay, hạnh phúc mà người cầm bút đã đi qua.
Dù tỏ ra không né tránh bất cứ đề tài nào trong thơ và dường như cũng là tạng người không cố ý làm thơ, Nguyễn Tiến Thanh cuối cùng vẫn nghiêng về chất tự sự trữ tình, lãng du như tự nhiên anh vốn thế.
Thơ Nguyễn Tiến Thanh hay và gợi vẫn là khi viết về tình yêu, về những khung trời mộng tưởng đã mất trong đời thực, chỉ còn trong niềm nhớ.
Áo em giờ vẫn mỏng
Phong phanh với sương mù
Ta cuối đường đứng ngóng
Một tình cờ thiên thu
(Một tình cờ thiên thu)
Anh đuối sức chạy dọc đường số phận
Nhặt niềm vui rơi như lá me vàng
Phía trước mặt là dòng sông nước cạn
Cuối mưa nguồn còn chớp bể không em
(Vụt hiện)
Những bài thơ hay nhất xem chừng tác giả lại ít dụng công nhất. Chất lãng mạn, bảng lảng vẫn là chủ đạo. Hiện tại và quá khứ quyện vào nhau tạo ra một không gian ảo mờ, đẹp buồn rất đặc trưng.
Thưa em, có một lãng quên
Về trên ngày tháng gọi tên muộn màng
Đã mênh mang gió đại ngàn
Biển xanh viễn thẳm còn bàng hoàng ta
(Báo cáo)
Chắc chắn rằng trên hành trình viễn thẳm của thi ca, những khúc hát viễn du còn mãi xanh trong trái tim chàng thi sĩ xuất thân Văn khoa Nguyễn Tiến Thanh. “Menu” thơ của chàng sẽ còn nối dài và phong phú, để mỗi khách thơ đều tìm thấy món ăn ưa thích cho tâm hồn.
(Ảnh: NVCC)
“Thực đơn thơ” Nguyễn Tiến Thanh
友情链接