当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Tiên tri mèo dự đoán Bồ Đào Nha vs Thụy Sĩ, 1h45 ngày 6/6 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
Tìm hiểu thêm sau đó, tôi biết có tình huống chính sách soạn thảo không loại trừ bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và ít được bộ ngành khác hưởng ứng nên thực thi không hiệu quả. Nhiều trường hợp tham khảo ý kiến chuyên gia nhưng còn hình thức.
Sự việc thứ hai, hôm 17/11, tôi nhận được yêu cầu từ Bộ Công Thương nhờ góp ý về dự thảo liên quan chính sách công nghiệp bắt đầu xây dựng. Tìm hiểu, tôi ngạc nhiên khi được biết, đây là lần đầu tiên một bộ chính sách về công nghiệp hoàn chỉnh được chuẩn bị, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp tiên tiến vào 2045.
Nghiên cứu lâu năm trong ngành, tôi cũng chỉ biết dự thảo của vài ngành công nghiệp, tản mạn và không rõ thực thi thế nào. Nhiều chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược công nghiệp chỉ dừng lại ở Nghị quyết chứ chưa được triển khai khai thành quyết sách cụ thể.
Gần đây nhất, ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nhưng hơn hai năm, tôi chưa thấy chính sách cụ thể hóa để thực hiện. Kinh tế, công nghệ thế giới thay đổi rất nhanh, đòi hỏi chính sách phải triển khai nhanh chóng. Với tình hình như vậy, làm sao đạt được mục tiêu đề ra?
Nước Nhật có một giai đoạn phát triển được xem là thần kỳ, từ giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1970. Kinh tế tăng trưởng trung bình mỗi năm 10% và liên tục trong suốt 18 năm. Với giai đoạn rực rỡ này, từ nước thu nhập trung bình, Nhật tiến thẳng lên cường quốc công nghiệp thu nhập cao. Kinh nghiệm của Nhật trong việc lập bộ chính sách phát triển công nghiệp giai đoạn này có một số nét chính dưới đây.
Nội dung của bộ chính sách gồm ba phần. Một là đưa ra tầm nhìn về cơ cấu công nghiệp trong trung và dài hạn, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên cao. Hai là chính sách nuôi dưỡng, phát triển những ngành trọng điểm như hỗ trợ về thuế, phí vay vốn đầu tư... Chúng được pháp chế hóa có thời hạn. Sau giai đoạn nhất định, các ngành công nghiệp được nuôi dưỡng sẽ tự tiếp tục phát triển và cạnh tranh với thế giới.
Ba là cách tổ chức, trong đó chính phủ có thể can thiệp để tránh tình trạng quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong một thị trường còn nhỏ làm quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp không đạt mức tối ưu. Điểm này rất quan trọng trong những ngành có tính quy mô cao như thép, xe hơi... Cụ thể, khi xét thấy số doanh nghiệp đã đủ để vừa bảo đảm thị trường có cạnh tranh, vừa không bị chia quá manh mún, chính phủ hạn chế thêm chủ thể gia nhập thị trường; hoặc khuyên các doanh nghiệp tập hợp lại thành vài nhóm, có cạnh tranh giữa các nhóm.
Mục tiêu của cơ cấu công nghiệp được xác định trong nửa sau thập niên 1950 là chuyển dịch cơ cấu từ những ngành có hàm lượng lao động cao như may mặc, giày dép lên những ngành dùng nhiều tư bản và công nghệ như tơ sợi tổng hợp, hóa dầu, thép, ôtô, điện tử... Nhật Bản đã lập chính sách nuôi dưỡng các ngành công nghiệp, ban hành luật hoặc pháp lệnh cho từng ngành kèm các biện pháp yểm trợ về thuế, tín dụng...
Chẳng hạn, kế hoạch năm năm nuôi dưỡng ngành sợi tổng hợp ban hành tháng 4/1953; chính sách nuôi dưỡng ngành hóa dầu ra đời tháng 7/1955; Luật lâm thời chấn hưng công nghiệp máy móc ban hành tháng 6/1956; Luật lâm thời chấn hưng công nghiệp điện tử tháng 6/1957, và nhiều luật, chính sách khác. Hầu hết chúng hiệu lực đến năm 1971, thời gian đủ để các ngành phát triển và tự lập.
Trong nền kinh tế thị trường mà doanh nghiệp tư nhân là chủ đạo, Nhật đã xây dựng được cơ chế đặc biệt tạo quan hệ lành mạnh và hiệu quả giữa nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời tập kết trí tuệ của nhiều thành phần trong xã hội. Hai công cụ chính là các hội đồng tư vấn và "chỉ đạo hành chính".
Hội đồng tư vấn (shingikai) được chính phủ lập ra với sự tham gia của đại diện các nhóm gồm doanh nghiệp, trí thức, nhà báo, cựu quan chức... để họp bàn và khuyến nghị chính sách đến chính phủ. Có shingikai của thủ tướng, của các bộ trưởng, các hội trao đổi ý kiến ở cấp thấp hơn (kondankai) bàn về các vấn đề có phạm vi hẹp hơn.
"Chỉ đạo hành chính" là cách nhà nước can thiệp vào thị trường khi cần thiết với mục đích bảo vệ lợi ích đất nước hoặc tăng sức cạnh tranh của một ngành. Chẳng hạn, khi chuẩn bị mở cửa hội nhập vào thập niên 1960, Bộ Công Thương nhận thấy cần có vài công ty thép lớn mạnh mới có thể cạnh tranh với Âu, Mỹ. Năm 1968, họ đã dàn xếp để hai công ty Yawata và Fuji hợp nhất thành Nippon Steel, ra đời năm 1971.
Việc can thiệp hành chính dĩ nhiên có chọn lựa, được cân nhắc kỹ và thường thuyết phục chứ không ép buộc. Nhà nước là nơi tập trung thông tin, phân tích tình huống nhờ đội ngũ cán bộ giỏi và tập kết trí tuệ qua hình thức shingikai và kondankai. Những chỉ đạo hành chính do đó thường thuyết phục. Chính phủ cũng dùng ưu đãi về tài chính và thuế để khuyến khích doanh nghiệp hành động theo hướng được gợi ý.
Một vấn đề thường thấy ở nhiều nước đang phát triển là chính sách của một bộ không thực hiện được vì thiếu sự ủng hộ của các bộ khác. Để tránh tình trạng này, quy trình lập và thực hiện chính sách công nghiệp như sau: Bộ Công Thương quyết định chính sách qua hình thức shingikai và kondankai, sau đó chuyển sang Cục pháp chế của Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính để xác nhận. Vì quá trình chuẩn bị chính sách rất kỹ lưỡng, công khai, có sự tham gia của cựu quan chức các bộ liên quan nên hầu như không có ý kiến phản đối từ các bộ khác.
Việt Nam có thể tham khảo bốn điểm.
Việc hoạch định các chiến lược nên được bàn thảo giữa bộ ngành liên quan với hội đồng tư vấn gồm nhiều thành phần xã hội như trên. Cách làm này vừa tập hợp trí tuệ trong dân vừa tăng tính minh bạch, hạn chế nhóm lợi ích.
Chính sách cần cụ thể hóa bằng các luật có thời hạn để các cơ quan đẩy nhanh tiến độ thực thi, doanh nghiệp không ỉ lại vào ưu đãi mà phải phấn đấu tăng năng lực cạnh tranh khi hỗ trợ chấm dứt.
Chính sách do một cơ quan soạn thảo, nhưng thực thi phải trôi chảy, có hợp tác và đồng thuận cao của nhiều cơ quan. Khi đã đồng thuận, tất cả phải thực thi và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu Chính phủ.
Chính sách công nghiệp gồm ba phần: Cơ cấu, phát triển và tổ chức như trên đáng tham khảo để xây dựng công nghiệp hóa.
Tóm lại, muốn phát triển thần kỳ, Việt Nam cần những "thay đổi thần kỳ".
Trần Văn Thọ
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Công nghiệp ‘thần kỳ’"/>Sinner và Alcaraz thâu tóm hết danh hiệu cao quý trong năm 2024 (Ảnh: Reuters).
Tay vợt người Italy đạt tỷ lệ thắng đến 90% và chỉ thua 6 trận ở mùa giải năm nay. Sinner tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng ATP, tạo khoảng cách hơn 4.000 điểm với Zverev (thứ 2) và gần 5.000 điểm với Alcaraz (thứ 3).
Đáng chú ý là ở ATP Finals 2024, Sinner không để đối thủ thắng quá 4 game trong một set. Vấn đề duy nhất mà Sinner cần vượt qua là áp lực tâm lý sau khi anh bị phát hiện sử dụng doping hồi tháng 3 tại Indian Wells.
Carlos Alcaraz cũng có mùa giải đáng nhớ khi vô địch 4 giải đấu Roland Garros, Wimbledon, Indian Wells, China Open. Tay vợt người Tây Ban Nha cũng giành Huy chương bạc Olympic Paris sau khi thua Djokovic ở trận chung kết.
Mặc dù vậy, Alcaraz sa sút phong độ ở cuối năm và bị rơi xuống vị trí thứ ba thế giới. Thành tích của Alcaraz ở các giải ATP Masters 1000 năm nay cũng không tốt khi anh chỉ giành chiến thắng 75%, đồng thời gây thất vọng ở hai giải đấu lớn Paris Masters, ATP Finals.
Sau năm 2024 thống trị quần vợt quốc tế, Jannik Sinner và Carlos Alcaraz vẫn là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch Australian Open 2025 vào tháng 1. Tuy nhiên, bộ đôi này sẽ đối mặt với Djokovic khao khát giành Grand Slam thứ 25, cùng các tay vợt đang đạt phong độ cao như Zverev hay Taylor Fritz.
" alt="Mùa giải Sinner và Alcaraz thống trị làng quần vợt thế giới"/>Theo Zing
" alt="Món mì lạnh thả ống tre của Nhật"/>
Một năm chín tháng tù giam là hình phạt mà Tòa án nhân dân Thành phố Thái Bình tuyên phạt người bạo hành cháu bé.
Đầu tháng 11/2020, bố của một cháu bé ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình gọi cho tôi nhờ tư vấn. Con anh 15 tháng tuổi, đi học tại trường mầm non công lập địa phương đã bị cô giáo dùng tay ấn đầu xuống nền bệ bồn cầu, đánh vào lưng cháu nhiều lần gây tổn hại sức khỏe 8% do rối loạn stress sau sang chấn. Tôi cảm giác nhói trong lồng ngực khi đọc kết luận giám định của bé.
Tháng 11/2021, vụ án được Tòa án Nhân dân huyện Hoa Lư đưa ra xét xử. Mười hai tháng tù treo là hình phạt Tòa áp dụng cho bị cáo, dù năm 2018 người này từng đánh một học sinh khác, bị nhà trường kiểm điểm.
Sau khi đọc bản kết luận điều tra và cáo trạng truy tố, tôi hướng dẫn gia đình cháu kháng cáo lên cấp phúc thẩm.
Cả hai vụ án trên đều bị khởi tố và truy tố về tội "hành hạ người khác" theo khoản 2, Điều 140, Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung là "phạm tội với trẻ em", khung hình phạt tù từ một đến ba năm. Trong khi tòa ở Thái Bình áp dụng án giam thì tòa ở Ninh Bình cho hưởng án treo dù tổn hại sức khỏe của cháu bé ở Ninh Bình nghiêm trọng hơn, nhân thân bị cáo cũng xấu hơn.
Bố mẹ cháu hỏi tôi rằng "xử treo" như vậy có đúng pháp luật không. Câu trả lời của tôi là không sai nhưng chưa phù hợp.
Không sai, vì theo Nghị quyết 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán: Người bị phạt tù không quá ba năm, có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, về cơ bản có thể được hội đồng xét xử xem xét cho hưởng án treo nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù". Hai trong ba bảo mẫu hành hạ trẻ ở cơ sở Mầm Xanh năm 2018 được hưởng án treo trên căn cứ này.
Án treo với tội xâm hại trẻ em được coi là thiếu nghiêm minh và đi ngược lại luật quốc tế. Nhiều nước xử phạt rất nghiêm hành vi xâm hại trẻ em với hầu hết hình phạt là tù giam. Ở Mỹ hay châu Âu, nếu bố hoặc mẹ có hành vi tát con, tòa có thể áp dụng hình phạt lao động công ích hay cọ rửa nhà vệ sinh nơi bố, mẹ làm việc và cấm đảm nhiệm việc nuôi con một thời gian.
Không chỉ ở phương Tây, gần đây các nước có văn hóa dạy con "thương cho roi cho vọt" như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã sửa luật theo hướng tăng nặng hình phạt đối với các tội xâm hại trẻ em.
Điều 3, Công ước về Quyền trẻ em nêu rõ: "Trong tất cả hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, tòa án, nhà chức trách hay cơ quan lập pháp tiến hành, lợi ích tốt nhất của trẻ phải là quan tâm hàng đầu". Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất trong xã hội cả về thể chất, tâm sinh lý nên cần chế tài bảo vệ ở mức cao nhất.
Việt Nam tham gia Công ước về Quyền trẻ em năm 1990 và ban hành Luật Trẻ em năm 2016 với nguyên tắc cốt lõi "trẻ em được bảo vệ tối đa". Nhưng công cụ bảo vệ trẻ em hữu hiệu nhất là Luật Hình sự trong thực tế lại đang bất cập.
Thứ nhất, về khung hình phạt. Hành vi "hành hạ trẻ em" quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự chỉ từ một đến ba năm tù, thậm chí cả trong trường hợp gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên (mức tổn thương nghiêm trọng). Hình phạt đã nhẹ, nhưng người phạm tội vẫn có thể được hưởng án treo theo cách mà Tòa án huyện Hoa Lư đã áp dụng.
Thứ hai, luật hiện hành không quy trách nhiệm cho người phát hiện ra hành vi bạo hành. Điều 19 và 390, Bộ luật Hình sự quy định tội "không tố giác tội phạm" nhưng một số tội liên quan đến trẻ em như "hành hạ", "cố ý gây thương tích" lại không đặt ra nghĩa vụ phải tố giác.
Đây là thiếu sót lớn. Hành vi xâm hại trẻ em diễn ra kín nên người phát hiện hay chứng kiến thường là các thành viên gia đình, thầy cô giáo hoặc hàng xóm. Nếu họ biết nhưng để mặc hoặc vì nể nang, phụ thuộc mà không tố cáo, sẽ rất khó khăn để cơ quan chức năng ngăn chặn, bảo vệ trẻ kịp thời. Việc em bé 8 tuổi bị vợ chưa cưới của cha mình hành hạ đến tử vong mà không được ai thông báo với cơ quan chức năng là một ví dụ. Do đó, cần quy trách nhiệm đối với cả những người chứng kiến, phát hiện.
Luật hình sự Mỹ, châu Âu thể chế hóa nguyên tắc cốt lõi của Điều 3 Công ước Quyền trẻ em tối đa đến mức quy định một số trường hợp người phát hiện ra hành vi bạo hành trẻ em phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho chính quyền, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm. Tức, nghiêm trọng hơn không tố giác rất nhiều.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, năm 2020 có 2.008 trẻ em bị xâm hại tại Việt Nam. Khi mâu thuẫn xã hội và gia đình gia tăng, trẻ em có nguy cơ là đối tượng dễ bị "trút giận" nhất. Vì vậy, pháp luật hình sự đã đến lúc rất cần sửa theo hướng không cho hưởng án treo, tăng hình phạt với các tội liên quan đến trẻ em cũng như quy trách nhiệm cho người lớn xung quanh.
Sớm sửa luật để bảo vệ trẻ tốt hơn; và cũng để mỗi chúng ta kịp dừng lại khi thiếu kiềm chế, định giơ tay lên với một đứa trẻ.
Bùi Võ
Bạo hành từ cha mẹ
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Đồng phạm đánh trẻ"/>Độc giả đăng ký tham dự gala tại đây