4 tháng trước, mẹ chồng tôi bệnh, con trai tôi cũng bệnh phải đi bệnh viện. Trong nhà khi đó không còn tiền, đi vay người quen không được, tôi thấy trong điện thoại có nhiều tin nhắn mời vay tiền với lãi suất hấp dẫn, thủ tục nhanh, nhận tiền nhanh, không cần thế chấp nên quyết định chọn một app để vay 4 triệu đồng.
Sau khi tôi nhấn nút đồng ý, bên cho vay yêu cầu cung cấp CMND, địa chỉ chỗ ở, số tài khoản ngân hàng và lãi suất, thời hạn phải trả tiền. Chỉ sau mấy tiếng, tôi đã nhận được tiền vay. Ngặt một nỗi, số tiền tôi nhận được không phải 4 triệu đồng, mà chỉ có hơn 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, số tiền tôi phải trả là đúng 4 triệu đồng trong vòng 7 ngày. Sau đó, nếu tôi không trả, lãi suất sẽ tăng gấp đôi. Vì cần tiền đưa con đi chữa bệnh, tôi đồng ý cung cấp.
Đến ngày hẹn trả, tôi vẫn không xoay đâu được tiền, vì con vẫn chưa hết bệnh, lương hai vợ chồng chưa về. Lúc đó, bên cho vay lại giới thiệu cho tôi thêm app vay tiền khác. Rồi tôi lại đồng ý. Cứ như thế, tôi vay đến tổng cộng 10 app, mục đích lấy chỗ này đắp chỗ kia. Tôi không ngờ, đó là cái bẫy của bên cho vay đưa ra.
Bây giờ, số tiền tôi nợ đã lên đến 90 triệu đồng, lãi suất lại ngày càng tăng lên, nhưng tôi không biết xoay ở đâu mà trả. Bên cho vay nhắn tin, gọi điện, đến nhà đòi ngày đêm. Họ còn gọi điện cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em, bố mẹ của tôi, đưa các thông tin, hình ảnh của tôi lên mạng, mục đích buộc tôi phải trả nợ.
Bên cho vay nói, nếu tôi không có tiền thì cắm sổ đỏ, bán nhà... trả nợ. Nhưng vợ chồng tôi đang ở nhờ nhà bố mẹ thì lấy đâu ra. Gần 4 tháng qua, tôi lúc nào cũng căng thẳng vì bị khủng bố tinh thần. Mẹ chồng tôi lại đang bệnh, con trai tôi cũng thường xuyên quấy mẹ nên tôi càng mệt mỏi hơn. Tôi phải làm gì để thoát được những cái bẫy tín dụng này. Mong mọi người chia sẻ giúp tôi cách giải quyết. Tôi xin cảm ơn.
Trong di chúc mẹ tôi viết: 'Hơn 5 năm tôi đau bệnh, chỉ một tay con dâu chăm. Tôi tặng mảnh đất này là để cảm ơn con đã đối xử tốt với mình'.
" alt=""/>Vay 2 triệu đi chữa bệnh cho con, cô giáo tiểu học phải trả 90 triệu đồngLập gia đình muộn, ông Sáng và bà Mơ sinh cậu con trai đầu lòng Văn Toản khi ông đã ngoài 30. Ông nói, Toản còn một cậu em trai nữa đang học lớp 12.
Cả hai anh em Toản đều có chiều cao nổi bật nhờ gien từ gia đình bên nội. ‘Ông nội Toản, các cô chú đều cao cả, nên Toản cao 1m86 là vì thế’.
Sinh ra và lớn lên ở một xóm đạo của xã Dương Quan, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng, Văn Toản say mê với trái bóng từ nhỏ. Cả gia đình không ai theo nghiệp thể thao, hầu hết các cô chú trong gia đình đều làm nông.
Bố mẹ Toản trước kia cũng làm ruộng, nhưng từ khi các khu công nghiệp mọc lên quanh nhà, bố mẹ cậu quyết định đi làm công nhân trong nhà máy. Kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn từ đó.
Bà nội Văn Toản nhớ lại: ‘Ngày xưa có ông nội nó cũng mê bóng đá lắm. Bây giờ ông mất rồi, nhưng khi xưa không có trận đấu nào thiếu ông ấy. Không có ông ấy là không thắng được. Ông ấy cũng giữ vị trí thủ môn như thằng Toản bây giờ’.
Kể về tuổi thơ của con trai, ông Sáng chia sẻ, ông là người đồng hành cùng con từ năm 11 tuổi. ‘Mỗi tuần, tôi đưa đón con đi đi về về từ nhà lên Nhà thi đấu Cánh Diều ngoài thành phố. Cứ sáng thứ Hai đưa đi, chiều thứ 7 lại đón về’.
Chị Lương Thị Mơ (đứng) đã từng có lúc xót xa khi con trai quyết định dấn thân theo sự nghiệp bóng đá. Ảnh: Nguyễn Thảo |
11 tuổi, Toản đã phải xa bố mẹ đi tập luyện cách nhà 20km. Cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn bỗng nhiên phải sống tự lập, gò mình vào khuôn khổ của đội bóng, chắc chắn không thể tránh khỏi những khi nhớ nhà, nhớ mẹ. Nhưng Toản vẫn thích đi, cứ khi nào về nhà được vài ngày, cậu lại đòi đi.
Trong khi ông Sáng ủng hộ đam mê của con hoàn toàn thì lúc ấy, bà Mơ lòng đầy rối bời. ‘Thằng bé mới 11 tuổi, còn chưa suy nghĩ được thấu đáo nên là mẹ, tôi không biết cháu có thực sự muốn theo con đường này lâu dài không. Thấy con 2 giờ chiều phải ra sân đày nắng, người đen nhẻm, ai mà chẳng xót con. Đang ở nhà được bố mẹ chăm bẵm, bỗng dưng phải sống tự lập, xa nhà, đã có những lúc tôi khuyên can cháu suy nghĩ lại’.
Nhưng đam mê của Toản ngày một cháy bỏng, người mẹ không ngăn được con đường cậu con trai đã chọn.
‘Ngày nhỏ, tôi cứ cầm quả bóng nhựa, tâng lên tâng xuống là thằng Toản ăn hết đĩa bột’ – ông Sáng nhớ lại hình ảnh đầu tiên cậu con trai được tiếp xúc với trái bóng.
Ông Nguyễn Văn Sáng - người ủng hộ và đồng hành cùng con trai theo đuổi niềm đam mê với trái bóng. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Lớn hơn, khi học lớp 2, lớp 3, Toản suốt ngày lấy dép kê ‘côn’ làm khung thành tập sút và bắt bóng. ‘Nhiều khi không có bóng, nó quấn cả lá chuối, bọc ngoài bằng nilon thành quả hình tròn để đá với bọn trẻ con trong xóm’ – một người chú của Toản nhớ lại.
Ngày ấy, kinh tế gia đình còn khó khăn, họ hàng bên ngoại cũng không ai giàu có. Mỗi lần Toản về thăm nhà, các bác chỉ cho cháu được hộp sữa tươi để động viên.
‘Có lần thầy dặn phải lên tập sớm nhưng bố nó bảo để mai bố đưa đi, nó ngồi khóc thút thít vì sợ thầy phạt’ – bà nội của cậu góp chuyện.
Trong mắt bố mẹ và các bác, Toản là cậu bé hiền lành, ngoan ngoãn, đi học lúc nào cũng được thầy cô quý mến. ‘Đám bạn gái hay gọi nó là ‘bánh bao’ vì cái mặt tròn như bánh bao’ – bà Mơ kể.
Hỏi chuyện bạn gái của Toản, bà Mơ bảo hôm trước cũng có hỏi con ‘trên mạng nói con có bạn gái rồi à?’ thì Toản bảo ‘con chưa có, con phải tập trung cho sự nghiệp trước đã’.
Bà Mơ bảo: ‘Trên mạng có nhiều người giả danh Toản, nói chuyện này chuyện kia nhưng không phải. Nó chẳng chia sẻ gì đâu. Lúc nào, con cũng nói với tôi là muốn tập trung cho sự nghiệp trước, rồi mới nghĩ đến chuyện tình cảm sau’.
Bận rộn với lịch tập, lịch thi đấu nhưng Toản và bố mẹ vẫn thường xuyên gọi điện cho nhau. ‘Hôm nào con thi đấu không tốt thì bố mẹ động viên. Hôm nào con thi đấu tốt thì chúng tôi cổ vũ cháu phát huy. Lúc nào chúng tôi cũng dặn con yên tâm, ở nhà bố mẹ luôn ủng hộ con’.
Bà Mơ bảo, nhiều khi ra đường mọi người cứ hỏi trận tới Toản có ra sân không, ‘tôi bảo tôi không biết, nhiều người nghĩ chắc tôi nói dối. Nhưng quả thực Toản cũng chỉ biết trước khoảng 1 tiếng đồng hồ’.
Trận chung kết với Indonesia tối nay, đại gia đình Toản và cả xóm đạo tập trung ở nhà ông Sáng, bà Mơ để cùng cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam, cho chàng cầu thủ của cả xóm.
Phông bạt đã sẵn sàng cho trận chung kết lúc 19h tối nay |
Rất đông người thân, hàng xóm đã có mặt tại nhà Văn Toản từ buổi chiều |
Gia đình chuẩn bị 30 mâm cỗ để mời mọi người |
Chăm chú theo dõi lại các trận đấu trước |
Đồ ăn được chuẩn bị trong gian bếp nhỏ |
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Văn Toản ngày còn kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóngNguyên liệu:
1kg quất
500g đường
100g mật ong
30g vôi tôi
1 thìa nhỏ phèn chua
½ thìa muối
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Để có được những đĩa mứt có màu đẹp và ngon, nên chọn những quả mứt to đều, chín vàng. Tuy nhiên, nếu không có quất chín thì chọn quất già.
Quất được rửa sạch sau đó cho vào chậu nước pha muối loãng, ngâm trong nước muối 30 phút sau đó rửa lại một lần nữa với nước sạch.
Bước 2: Bổ quất thành múi
Quất sau khi được sơ chế sạch, chuẩn bị dao, khứa xung quanh quả quất thành 4 hoặc 6 múi, tùy vào quả quất, nếu quả to có thể khứa 6 múi, quả nhỏ có thể khứa 4 múi.
Bạn sử dụng tay bóp nhẹ quả quất, ấn nhẹ từng múi để bỏ hạt bên trong và cho nước quất ra ngoài. Nên chuẩn bị bát to để đựng nước và hạt quất
Bước 3: Chuẩn bị nước vôi
Chuẩn bị chậu nhỏ, hòa tan 30g vôi tôi với 1,5 lít nước, sau đó chờ 5 phút để gạt bỏ cặn phía dưới và chỉ lấy phần nước vôi trong bên trên. Sau đó bạn cho quất vào ngâm trong nước vôi trong khoảng thời gian 4-6 tiếng, sau khi ngâm trong nước vôi bạn vớt quất ra ngoài, rửa lại với nước sạch vài lần để bỏ mùi vôi trong quất.
1 thìa phèn chua được hòa trong 1 lít nước, cho vào nồi sau đó đun sôi. Khi có được nước phèn chua bạn cho quất vào chần nhanh trong 1 phút, sau khi trần xong bạn vớt quất vào rổ và rửa lại 1 lần với nước sạch.
Bước 4: Ướp quất với đường và mật ong
Quất được ướp với đường và mật ong trong nồi to trộn thêm phần nước quất ép ở bước 3 đã được bỏ hạt, ướp trong thời gian 30 phút khi đường tan, chảy thành nước thì đưa lên bếp sên.
Bước 5: Sên mứt quất
Cho nồi quất vừa trộn đưa lên bếp đun với lửa trung bình, khi sôi, hạ lửa tới mức thấp nhất. Trong khi đun thỉnh thoảng bạn lắc nồi hoặc có thể cầm tay nồi nghiêng qua nghiêng lại để nước đường chảy đều trên mặt quất, bạn không nên đảo quất vì sẽ làm quất bị nát không tạo thành mứt.
Đun nồi quất cho tới khi nước đường cạn, những quả quất được chuyển thành màu vàng óng ả thì có thể tắt bếp.
Bước 6: Phơi hoặc sấy khô
Bạn gắp từng miếng mứt ra giá, xếp thành từng lớp, bên dưới giá được đặt khay thủy tinh để hứng nước đường chảy xuống từ những miếng mứt quất.
Để có được những miếng mứt quất khô dẻo bạn cho mứt vào mâm và hong khô ngoài trời nắng, cho vào tủ lạnh hoặc sấy mứt trong lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C.
Bước 7: Hoàn thành cách làm mứt quất
Mứt sau khi được sấy khô có để bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc túi nilong. Bạn cũng có thể sử dụng mứt quất trị ho, đau họng cho trẻ nhỏ và người già.
NgàyTết chắc chắn không thể thiếu những món mứt màu sắc rực rỡ, thơm ngon. Bạn hãy thử trổ tài với cách làm mứt vỏ cam sành dưới đây nhé.
" alt=""/>Cách làm mứt quất ngon đúng kiểu