当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Nữ Việt Nam vs Nữ Uzbekistan, 19h00 ngày 26/10 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bibiani Gold Stars vs Lions, 22h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
Quần áo mỗi ngày không chỉ tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi, mà còn tiềm ẩn nguy cơ trú ẩn của vi khuẩn... Cho nên, quần áo cần được chú trọng làm sạch, khử khuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mặc. Từ đó, Panasonic nghiên cứu và đưa ra phương pháp “thanh lọc quần áo”. Đây là tên gọi khác của giải pháp chăm sóc quần áo với ý nghĩa tương tự như thanh lọc cơ thể - loại bỏ tất cả những chất độc hại bám trên sợi vải, đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn và giúp cho sợi vải luôn tươi mới.
Là một trong những thương hiệu điện tử hàng đầu tại thị trường Nhật Bản, với tâm huyết mang lại lợi ích cho cộng đồng từ những công nghệ tiên tiến, Panasonic tiên phong mang đến giải pháp làm sạch quần áo với công nghệ Blue Ag+ (diệt khuẩn bằng nước lạnh).
Đại diện Panasonic cho biết, công nghệ diệt khuẩn mới này sẽ phát ra các tia UV (tương tự tia cực tím trong ánh nắng mặt trời) để kích hoạt các tinh thể bạc tạo ra gốc OH- tự do. Các gốc OH- tự do này bám dính phân tử Hydro (H) có trong vi khuẩn, phản ứng tạo ra H2O (nước). Từ đó, khiến vi khuẩn bị rút mất phân tử hydro, phá vỡ cấu trúc và bị tiêu diệt.
![]() |
Đặc biệt, công nghệ Blue Ag+ của Panasonic có thể diệt vi khuẩn đến 99,99%. Hơn nữa, sức mạnh kháng khuẩn bám trên bề mặt sợi vải còn được duy trì 18 tiếng đồng hồ sau khi giặt.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng giặt sạch bằng nước lạnh sẽ giúp quần áo bền màu, bền sợi vải hơn, kể cả với những chất liệu mỏng manh như: voan, lụa… Đại diện Panasonic chia sẻ, quần áo được làm sạch nhẹ nhàng trong suốt quá trình giặt sẽ góp phần “nâng niu” làn da người mặc, đặc biệt nhà có trẻ nhỏ và người có da nhạy cảm.
Ở máy giặt Panasonic thế hệ mới, tính năng vệ sinh lồng giặt được tích hợp mặc định ở lượt xả cuối của chu trình giặt, giúp máy giặt luôn sạch, hạn chế ẩm mốc và mùi khó chịu.
![]() |
Tối ưu hiệu quả giặt, tiết kiệm hơn với 3Di Inverter
Nếu Blue Ag+ là công nghệ làm sạch vượt trội, thì công nghệ 3Di Inverter trên máy giặt Panasonic thế hệ mới sẽ giúp tối ưu hiệu quả giặt.
Động cơ 3Di Inverter thông minh với 4 cảm biến tự động xác định được các yếu tố: khối lượng và chất liệu giặt; nhiệt độ nước; mức nước và chuyển động rung của lồng giặt. Từ các dữ liệu đến từ các cảm biến này, động cơ 3Di Inverter sẽ tự đưa ra lựa chọn về lượng nước và chuyển động của lồng giặt phù hợp nhất để tiết kiệm điện năng, lượng nước và giữ sự cân bằng cho quần áo bên trong. Nhờ vậy, hiệu suất giặt được cải thiện mà vẫn tiết kiệm.
![]() |
Đại diện Panasonic chia sẻ, kết quả thử nghiệm của Panasonic cho thấy: lượng nước tiêu thụ giảm 41%, tiết kiệm thời gian 40% và năng lượng tiêu thụ tiết kiệm đến 70%. Nhờ đó, quá trình giặt sạch quần áo trở nên dễ dàng, tối ưu hơn.
Với bộ đôi công nghệ trên, máy giặt Panasonic thế hệ mới mang lại giải pháp giặt áo sạch áo quần ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng Việt.
Máy giặt Panasonic cửa trước thế hệ được ứng dụng 2 công nghệ: Công nghệ diệt khuẩn nước lạnh đến 99,99% Blue Ag+ và động cơ cảm biến thông minh 3Di Inverter với khả năng tiết kiệm điện, nước, thời gian vượt trội. Tìm hiểu thêm về giải pháp “thanh lọc quần áo” tại: https://bit.ly/3iKTvPA |
Ngọc Minh
" alt="Máy giặt Panasonic thế hệ mới: Thanh lọc toàn diện, tiết kiệm tối đa"/>Máy giặt Panasonic thế hệ mới: Thanh lọc toàn diện, tiết kiệm tối đa
Lịch âm có những năm đủ 30 ngày thì ngày 30 là ngày tất niên, nhưng có năm chỉ có 29 ngày thì ngày 29 là ngày tất niên.
Theo Giáo sư Huỳnh, để tiến hành nghi lễ này, các gia đình sửa soạn, trang hoàng bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ; trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất... tùy theo phong tục từng vùng miền.
Sau khi công việc sửa soạn nhà cửa hoàn tất, gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên. Mâm lễ cúng tất niên thường có: Mâm ngũ quả, hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn thì không thể thiếu gà trống.
Dưới đây là hướng dẫn của của Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh về văn khấn cúng Tất niên chiều 30 Tết Nguyên đán.
Thắp nến và thắp 9 nén nhang rồi khấn:
Bái lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại.
Hôm nay là ngày... tháng... năm.... ngày cuối cùng của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới... Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ thành kính, xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn hào hải vị, nhang đăng bái mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại, toạ hạ trước lễ dưới án thờ gia tiên tại tổ đường để thụ hưởng và chứng lễ cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Con cầu xin tổ tiên, phù hộ độ trì cho con cháu đón xuân vui vẻ, bước sang năm mới với vận khí mới, niềm vui mới, luôn được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.
Chúng con xin cầu nguyện cho gia tộc họ.... vận khí luôn hanh thông, vạn sự được cát tường như ý, cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu lộc lộc tồn, nhân an vật thịnh hưởng vinh thụ huệ, để dòng họ sinh ra được nhiều người hiền tài phụng sự đất nước làm rạng danh dòng tộc.
Đó là âm đức mà gia tiên tiền tổ ngàn đời đã lưu truyền lại cho con cháu đương thời, chúng con xin kê đầu bái thủ ghi lòng tạc dạ hồng ân của gia tiên.
(Chúng con xin đa tạ) 3 lần.
Dưới đây là bài cúng tất niên theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin, độc giả có thể tham khảo.
" alt="Bài cúng tất niên chiều 30 Tết Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh"/>Ôm con nhỏ gần 2 tháng tuổi vào khu cách ly
Ngồi trên chiếc giường tầng ở phòng số 10 thuộc dãy 2 của khu vực cách ly, Trung đoàn Pháo Binh 58 (xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội), chị N. đang cho con bú. Bên cạnh chị là con gái 3 tuổi và con trai 5 tuổi. Hai đứa trẻ đang xem một clip vui nhộn trên chiếc điện thoại.
Bốn mẹ con chị được đưa vào khu cách ly tập trung đã 6 ngày nay, trong khi còn 3 ngày nữa con trai út của chị mới tròn 2 tháng tuổi.
Trước đó, ngày 30/1, chồng chị N. - là F1 của bệnh nhân F0 cùng cơ quan - đã được đưa đi cách ly. Sáng hôm sau, Chủ nhật (ngày 31/1), khi đang bế con trên tay, chị nhận được thông báo anh dương tính với Covid-19. Ngay lập tức, chị được nhân viên y tế dặn chuẩn bị đồ đạc để vào khu cách ly tập trung vì cả nhà đã trở thành F1.
Nhớ ra được cái gì, chị N. vơ vội cái ấy cho vào ba lô với tâm trạng hoảng loạn.
Ngoài chồng chị lúc này đã được chuyển tới Bệnh viện Nhiệt đới trung ương (cơ sở 2), đại gia đình họ gồm 9 người trở thành F1, trong đó có bố mẹ chồng, anh chị chồng và 1 người cháu.
Tiếp tục sau đó, bố chồng chị N. có kết quả dương tính với Covid-19 và phải chuyển đến bệnh viện. 8 người còn lại trong gia đình được di chuyển đến Trung đoàn Pháo binh 58 để cách ly.
Nhưng chưa hết, sáng hôm sau, khi cả nhà đang ở đây thì mẹ chồng chị N. lại có kết quả dương tính với Covid-19. Bà tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới trung ương - nơi có chồng và con trai bà đang điều trị.
Như vậy, còn 7 người trong gia đình họ ở lại khu cách ly cho đến thời điểm hiện tại.
Chị N. rơi nước mắt mỗi khi được hỏi thăm. |
Có thể nói đó là những ngày tháng hoang mang đến tột độ của gia đình chị.
“Những ngày đầu, chúng tôi rất ‘sốc’ khi liên tiếp nhận kết quả 3 người nhà mình dương tính với Covid-19”, chị H., chị chồng của chị N., chia sẻ.
Nhưng chị bảo, trong cái rủi vẫn còn cái may là gia đình được cùng vào đây để hỗ trợ nhau, nhất là giúp em dâu chị với 3 đứa con nhỏ nheo nhóc.
“Cứ có người nhà gọi điện hỏi thăm là em dâu tôi lại khóc. Những ngày đầu, cả nhà đều rối, chẳng làm được gì. Tôi xin các anh cho ở cùng một phòng để giúp đỡ mẹ con nó”, chị H. kể.
Chị N. cũng nói thêm, 2 đứa lớn thì ngủ một mạch tới sáng, nhưng đứa út thì ngủ ngày quấy đêm, mẹ phải bế trên tay cả đêm. “Cháu hay quấy khóc nên cũng làm ảnh hưởng mọi người xung quanh. Nhưng cũng may là mọi người thông cảm”, chị nói.
Về sinh hoạt, mọi nhu cầu của gia đình chị đã được lực lượng bộ đội ở Trung đoàn Pháo Binh 58 cung cấp đầy đủ. Lúc đi vội nên chị mang thiếu bỉm, sau đã nhờ các anh mua giúp. Hai đứa nhỏ hôm nào không ăn cơm thì đăng ký ăn cháo, ăn xôi.
Vợ chồng chị cũng liên lạc thường xuyên. Hiện tại, sức khoẻ chồng chị và bố mẹ chồng đều đang ổn định.
Tết năm nay đúng là một cái Tết khó quên với gia đình chị. Thời điểm này mọi năm, có lẽ chị N. đang cố tăng ca những ngày cuối năm, còn chị H. thì đang tất bật thu hoạch rau củ để bán dịp Tết.
Bây giờ, mong mỏi lớn nhất của cả nhà là được trở về an toàn, khoẻ mạnh. Mọi lo toan kinh tế thường ngày không còn quan trọng nữa với họ.
“Đến mùng 2 Tết, chúng tôi sẽ được xét nghiệm lần tiếp theo. Nếu suôn sẻ, khoảng mùng 10, cả nhà sẽ được về”, bà mẹ 3 con nói.
Bà bầu vừa cách ly vừa làm việc online
Một số dãy nhà trong khu cách ly tập trung của Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội). |
Sáng ngày 25/1, anh T. (SN 1992) đưa vợ đi khám ở Bệnh viện Mắt trung ương. 5 ngày sau, vợ chồng anh được thông báo có ca dương tính cũng đi khám cùng phòng, cùng thời điểm với anh chị.
“Ban đầu, mình chỉ nghĩ là người ta thông báo cho tất cả bệnh nhân. Mình cũng không biết là 2 vợ chồng có tiếp xúc với bệnh nhân F0 kia không. Theo thói quen, mình không nói chuyện với người lạ và lúc nào cũng đeo khẩu trang” – chị H., vợ anh T. kể lại.
“Nhưng đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, mình lại nhận cuộc gọi thông báo vợ chồng mình là F1, chuẩn bị đồ đi cách ly. Một tiếng sau, bọn mình được lấy mẫu xét nghiệm và 6 giờ sáng lên xe đi. Tất cả chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ”.
Chị H. (SN 1993) đang mang bầu tháng thứ 4. Ngay sau khi nghe tin, phản ứng đầu tiên của vợ chồng chị là “sốc”. Bởi vì cặp vợ chồng trẻ chưa từng nghĩ đến trường hợp mình phải đi cách ly tập trung, trong khi chị H. lại đang mang bầu.
“Bọn mình mất 1 ngày để trấn tĩnh lại” - anh T. kể.
Mọi sinh hoạt trong khu cách ly tập trung ở Trung đoàn Pháo binh 58 được người dân đánh giá là đầy đủ và thoải mái. |
Đêm đó cả hai vợ chồng mất ngủ. Nhưng cả ngày hôm sau mới là thời gian thực sự mệt mỏi và áp lực với họ.
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân ồ ạt gọi đến hỏi thăm, chị H. trả lời không kịp. “Có những người mình còn chẳng biết là ai cũng gọi hỏi xem tình hình thế nào, đã có kết quả xét nghiệm chưa. Hôm đó, 2 vợ chồng thực sự mệt vì nghe điện thoại quá nhiều” - chị H. nói.
“Mọi người không trách móc gì nhưng lo lắng và sợ hãi. Thấy họ có tâm lý như vậy nên mình cũng bị áp lực những ngày đầu”.
Nhưng đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần đầu tiên, gánh nặng như được trút bỏ nhiều phần. Sau 5 ngày ở trong khu cách ly của Trung đoàn Pháo binh 58, cặp vợ chồng trẻ đã thích nghi được với nếp sinh hoạt mới, tâm lý đã thoải mái trở lại.
Rất may mắn do đặc thù công việc nên cả T. và H. đều có thể làm việc online như thường lệ. Hằng ngày, họ vẫn thông báo tình hình cho bạn bè, đồng nghiệp qua các “group” trò chuyện.
Đang mang bầu nên sinh hoạt của chị H. cũng phức tạp hơn bình thường. “Tất nhiên là không thể thoải mái như ở nhà mình, nhưng nhìn chung mọi thứ ổn thoả, bây giờ chỉ đợi ngày về. Cái gì thiếu thì mình nhờ người nhà gửi lên hoặc báo với căng-tin.
Mọi người trong này cùng với các anh bộ đội đều đang hợp tác tốt với nhau, cố gắng mỗi người một chút vì an toàn chung cho cộng đồng”.
(Còn nữa)
Xem thêm video: Đắk Lắk cách ly nhiều trường hợp liên quan Covid-19
Sở Y tế Hải Phòng có hướng dẫn về việc cách ly y tế với những trường hợp trở về từ các tỉnh, thành có dịch trong cả nước.
" alt="Ngày khó quên của gia đình 3 người mắc Covid"/>Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
Thứ nhất, chính sách cởi mở hội nhập cao đưa nền kinh tế đất nước ta phát triển vượt bậc, tiệm cận với các nước phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, doanh nghiệp PDI ngày một nhiều, các ngành nghề, việc làm mới xuất hiện giúp các bạn du học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp... Doanh nghiệp tư nhân ngày một phát triển, lớn mạnh nên cần lực lượng lãnh đạo kế thừa, vì vậy sau khi học tập và làm việc, có kinh nghiệm đủ chín, các bạn du học sinh có thể quay về kế nghiệp gia đình. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách, điều kiện tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, cơ hội việc làm tại các nước trên thế giới đang ngày một khó khăn, làm cho sự cạnh tranh việc làm của người bản địa và người nhập cư ngày một cao. Nếu so sánh, cuộc sống của các bạn về nước tốt hơn hẳn so với ở nước ngoài. Thu nhập nhiều lĩnh vực trong nước giờ cao tương đương nước ngoài, nhưng giá cả sinh hoạt thấp, tinh thần tình cảm thoải mái, gần gũi người thân, bạn bè, không bị phân biệt đối xử văn hóa, lối sống phù hợp... nên cuộc sống tại quê nhà hạnh phúc hơn, tích lũy tài sản cũng nhiều hơn.
Tuần vừa rồi, tôi có dự buổi họp mặt mừng nhà mới của người bạn học của con tôi bên châu Âu. Cháu cũng là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho tôi hiện tại. Nhìn cháu, tôi mới thấy được việc các bạn trẻ quay về nước là đúng đắn. Trước khi về nước, hai vợ chồng cháu đều có công việc đáng mơ ước: chồng là tiến sĩ bác sĩ có uy tín làm việc tại một bệnh viện lớn; vợ là thạc sĩ làm việc cho một công ty tài chính của Mỹ. Thu nhập của hai vợ chồng cháu gần 200.000 USD/năm, nhưng đời sống vật chất và tinh thần đều rất áp lực.
>> Những du học sinh 'sốc văn hóa' khi về nước
Ngoài nhà cửa, cơm áo gạo tiền, tình cảm người thân, quê hương, cách cư xử, hòa nhập văn hóa chủng tộc cũng là điều đáng trăn trở. Dù làm việc 10 đến 12 tiếng một ngày nhưng hai vợ chồng vẫn không tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng, gần mười năm về nước, cháu đã có công ty y khoa riêng với quy mô hoạt động và thu nhập rất tốt, mua được một căn hộ cao cấp giá trên 10 tỷ đồng, công việc ổn định, thu nhập vượt xa hồi ở Mỹ. Ngoài là giảng viên của một trường đại học y nổi tiếng trong nước, cháu còn tham gia khám bệnh ở hai bệnh viện lớn tại thành phố.
Có lẽ cách giáo dục tại các nước tiên tiến đã giúp các cháu có tư duy logic khoa học, phong cách sống và làm việc ưu việt, hiệu quả cao nên dù công việc nhiều nhưng không áp lực, thời gian dành cho gia đình, vui chơi giải trí, cũng rất hợp lý, hài hòa. Hầu như tất cả nhóm bạn "du học" của con tôi ai cũng có sự nghiệp, kinh tế ổn định các con đều học ở các trường quốc tế "xịn". Mọi người đều rất mãn nguyện tràn đầy hạnh phúc, cách nói chuyện trao đổi, cư xử thể hiện tình cảm với nhau rất lịch thiệp nhã nhặn vô cùng thoải mái, cởi mở.
Các cháu hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, logistic, trung tâm giáo dục đào tạo, y khoa, quản lý sự nghiệp gia đình... Đa số đều làm nhiều việc một lúc, và công việc đều phù hợp với chuyên môn, sở trường của mình. Một người có nhiều năm lăn lộn và cũng có chút thành tựu như tôi cũng phải nể phục.
Viết ra những dòng này, tôi rất mong các bạn trẻ đang học tập, làm việc tại các nước tiên tiến, hãy tham khảo thêm để có cái nhìn thực tế về đất nước mình hiện tại, từ đó lựa chọn hướng đi hợp lý cho mình.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'Đổi đời khi từ bỏ thu nhập 200.000 USD mỗi năm sau du học để về nước'"/>'Đổi đời khi từ bỏ thu nhập 200.000 USD mỗi năm sau du học để về nước'
Họ rất chăm chỉ và nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đã đề ra. Lòng quyết tâm và kiên trì cộng thêm tài năng là điều giúp con giáp này tiến xa, đạt được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp.
Họ vụng về trong cách bày tỏ tình cảm, thổ lộ nỗi lòng mình. Nhưng chính sự nhút nhát ấy lại khiến các cô nàng chú ý. Đôi lúc họ lại cố chấp và luôn có cảm giác khó gần. Nếu có thể mở rộng tấm lòng, cởi mở hơn với mọi người thì chắc chắn họ sẽ có được cuộc sống hạnh phúc trọn đời.
Trong tình yêu, nam giới tuổi Sửu là người thật thà, chân thành và chung thủy. Tình yêu của họ thường xuất phát từ những mối quan hệ gắn bó thân thiết, lâu dài. Họ ít khi rung động với những người mới gặp gỡ, quen biết.
Đàn ông tuổi Sửu khi yêu luôn mong muốn người ấy tin tưởng và tôn trọng mình. Họ không thích bị nghi ngờ hay ghen tuông mù quáng.
Nếu một cô gái nào đó yêu, kết hôn và tin tưởng hoàn toàn vào một người chồng tuổi Sửu thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ phải cảm thấy thất vọng về chồng của mình.
Người chồng ấy sẽ chung thủy với họ suốt đời và cũng không bao giờ để họ phải lo lắng về những khoản chi tiêu trong gia đình.
Những người chồng tuổi Sửu luôn cố gắng hết sức để sao cho gia đình mình có một cuộc sống thoải mái nhất. Họ lao động cần cù, cố gắng làm ra tiền, làm mọi cách để gia đình có được cuộc sống êm ấm.
Họ cũng rất ít khi cần đến sự trợ giúp của vợ cũng như những người phụ nữ khác về mặt kinh tế.Có sự nghiệp, có tiền bạc, có địa vị trong xã hội, nam tuổi Sửu còn rất trân trọng gia đình. Với họ, gia đình chính là một trong những yếu tố giúp tuổi Sửu có được thành công.
Đàn ông tuổi Sửu một khi đã kết hôn sẽ toàn tâm toàn ý với vợ con. Dù có là ai ngoài xã hội, khi về nhà đàn ông tuổi Sửu vẫn là người chồng, người cha của gia đình. Họ luôn cố gắng để mang tới hạnh phúc cho người mình yêu. Gia đình trở thành động lực để họ không ngừng cố gắng phấn đấu.
Đàn ông tuổi Sửu khá nóng nảy, ít khi biết kiểm soát tâm trạng của mình. Biết được điều này, bạn đừng cố tranh luận giành phần đúng, phần thắng với con giáp này. Đàn ông tuổi Sửu cũng có thói quen nói chuyện ồn ào và họ cực ghét thói càu nhàu của người khác.
Nếu muốn góp ý, chỉ cần nói một hai lần đủ rồi, nếu bạn cứ lải nhải bên tai thì sẽ khiến con giáp này nổi nóng ngay.Tuy nhiên đàn ông tuổi Sửu cũng có những điểm trừ mà bạn cần phải lưu ý để biết cảm thông, biết cách "ứng phó" với chàng và yêu thương chàng nhiều hơn.
Cũng chính vì tính khí dễ kích động mà đàn ông tuổi Sửu thường hay làm tổn thương người bên cạnh, cũng dễ khiến các mối quan hệ dần xa cách. Nếu họ có thể kìm chế tính nóng và bốc đồng của mình thì họ sẽ rất được quý mến.
Trong gia đình và ngoài xã hội, họ cũng không thích bị chỉ đạo. Hãy mềm mại với chàng, đừng nóng giận. Họ thích nghe những lời đường ngọt ngào, dễ chịu. Hãy để tính nữ của bạn lên ngôi, thì bạn sẽ có được chàng.
Tuy điều kiện kinh tế không dư dả nhưng người đàn ông bán hàng rong vẫn muốn có một món quà ý nghĩa dành riêng cho vợ trong ngày kỷ niệm.
" alt="Đàn ông tuổi Sửu"/>Ngày mang bầu, Ngọc Anh xuất hiện dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều, toàn nước, nhưng cô chỉ nghĩ là dấu hiệu táo bón hay của sản phụ bình thường.
Hơn 9 tháng mang bầu, cô trải qua những ngày đau đớn liên tiếp phải nhập viện cấp cứu. Ông M.T. (55 tuổi), bố dượng của Ngọc Anh, chỉ chầu chực ngồi chờ con gọi là chở vào viện. Ở tuần thai thứ 21, cô nghi mắc ung thư nhưng không dám nội soi.
Ngày con gái sinh, ông T. cùng con rể kéo cáng đưa thai phụ vào phòng mổ. Vừa đẩy cáng, một tay ông vẫn nắm chặt tay con gái, khích lệ: "Cố lên con gái, có bố ở đây rồi, sắp được mổ rồi. Con phải mạnh mẽ thì cháu mới khỏe mạnh ra đời. Con yên tâm nhé". Hôm đó, Ngọc Anh vượt cạn thành công, đón một bé gái kháu khỉnh.
Khoảnh khắc bố dượng trao tay Ngọc Anh cho con rể (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Bố ruột mất vì bệnh nặng khi Ngọc Anh mới 5 tuổi. Mẹ cô sau đó sang nước ngoài làm việc, gặp và quen ông T. Bốn năm sau, ông bà về nước, ra mắt gia đình hai bên, xin nên duyên vợ chồng.
Lần đầu gặp bố dượng, Ngọc Anh giật mình vì trông ông có nét giống bố đẻ khi cả hai để cùng một kiểu râu, khuôn mặt hiền lành.
Tuy nhiên, cô bướng bỉnh gọi ông T. là "chú" ngay cả khi mẹ cô đã cưới người đàn ông này, nói lý do là "chỉ có một bố trên đời". Rồi tình thương của bố dượng đã cảm hóa Ngọc Anh lúc nào không hay.
Đó là năm 2019, Ngọc Anh kết hôn với anh Giang (cùng tuổi, làm công việc tự do). Trước đó, cả hai quen nhau qua một người anh chơi chung. Giang làm việc ở Phú Quốc, Ngọc Anh bay từ Hà Nội vào du lịch, hẹn gặp nhau.
Cặp đôi yêu nhau khoảng nửa năm thì tổ chức lễ ăn hỏi. Mãi một năm sau họ mới làm đám cưới vì anh Giang theo đạo, Ngọc Anh cần học giáo lý hôn nhân.
Ngày con gái lên xe hoa, ông T. trằn trọc không ngủ được, liên tục mở điện thoại xem giờ. 5h, trong khi Ngọc Anh trang điểm, bố dượng đun nước, pha trà chuẩn bị tiếp khách.
Khi nhà trai đến, bố mở cửa bảo "Hôm nay con gái bố như công chúa" rồi dắt tay trao cho con rể. Ông dặn chàng rể: "Con phải yêu thương em. Nếu sau này không yêu em nữa thì con gọi bố đón em về. Con đừng đánh hay làm em buồn, em là con gái yêu của bố mẹ đấy...".
Sau khi đưa con gái về nhà chồng, ông T. bỏ ra ô tô, ngồi khóc lặng lẽ.
Chị Ngọc Anh bên mẹ ruột và bố dượng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
"Hy vọng sống lâu hơn với gia đình"
Năm 2020, Ngọc Anh theo chồng vào Phú Quốc sinh sống, thay đổi môi trường làm việc. Hai năm sau, cô về Hà Nội chơi, biết tin mang thai nên ở lại luôn đến bây giờ.
Sau sinh con, cô được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng, nhưng cả gia đình thống nhất giấu vì sợ cô sốc, chỉ nói là u lành tính. Mổ xong, cô biết tình trạng bệnh của mình khi vô tình đọc tờ giấy xuất viện.
"Tôi đã buồn và khóc rất nhiều, trách chồng và gia đình tại sao lại giấu mình", Ngọc Anh nhớ lại.
Những ngày đầu phát bệnh, cô đau đớn, phải nằm ăn cơm. Cô đã khóc, hất đổ bát cơm ngay cả khi chồng xúc cho ăn. Nhưng anh Giang và gia đình luôn bên cạnh, động viên chăm sóc cô.
Trên hành trình chiến đấu với ung thư, Ngọc Anh không cô đơn. Chồng từng nhiều đêm không ngủ, thức trắng chăm cô ở bệnh viện. Những lần cơn đau giằng xé, Ngọc Anh gọi chồng liên tục.
Anh Giang vừa chăm vợ ở bệnh viện, vừa về nhà phụ mẹ vợ tắm cho con gái vào buổi chiều khi em bé mới được hơn 20 ngày tuổi.
"Bố mẹ, chị gái và chồng luôn truyền những điều tích cực cho tôi. Những gì tốt cho sức khỏe, bố mẹ luôn tìm hiểu và mua về bồi bổ cho tôi", cô nói.
Ông T. đón sinh nhật bên vợ và các cháu ngoại (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ung thư trực tràng giai đoạn 4 đôi lúc khiến chân Ngọc Anh đau nhức, căng phồng, không thể đi dép. Đến lúc chân có dấu hiệu đỡ, tình trạng phù nề lại chuyển lên mặt cô.
Thời gian đầu, Ngọc Anh duy trì truyền hóa chất nhưng đã kháng thuốc, phải truyền miễn dịch với chi phí hơn 100 triệu đồng/lần mỗi 21 ngày.
Ông T. nói dù phải bán nhà cũng cố gắng điều trị cho Ngọc Anh đến hết khả năng mới thôi. Mỗi ngày cô đến bệnh viện truyền thuốc, bố dượng lại nhắn tin hỏi han hoặc trực tiếp chở con gái đi lấy máu.
"Miễn dịch là biện pháp cuối cùng dành cho tôi. Hy vọng loại thuốc này giúp tôi có thể sống lâu hơn với gia đình", nữ bệnh nhân nghẹn ngào.
Vợ chồng ông T. không có con chung, nên ông xem hai chị em Ngọc Anh như con ruột. Cô luôn thầm nghĩ bố đẻ đã đưa bố dượng đến, thay bố yêu thương 3 mẹ con. Cô luôn biết ơn người bố thứ 2, bởi công "dưỡng" của ông quá to lớn.
Sau một đêm chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, Ngọc Anh bất ngờ khi đón nhận sự quan tâm và đồng cảm từ cộng đồng mạng.
Ngọc Anh gọi điện kể cho bố. Ông T. cười xòa và nói: "Con thích chia sẻ gì cũng được, miễn con vui là được" rồi quay sang trêu đùa với cháu ngoại (con gái của Ngọc Anh).
Cô mong muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và đồng cảm với câu chuyện gia đình, gửi những lời động viên đến sức khỏe của bản thân.
"Mọi điều tốt đẹp luôn ở phía trước, mong mọi người luôn luôn mạnh khỏe. Những người bị bệnh như tôi hãy luôn sống vui vẻ và lạc quan để chiến đấu cùng bệnh tật", Ngọc Anh tâm sự.
" alt="Trao con gái cho con rể, bố dượng nói lời gan ruột rồi bật khóc"/>Trao con gái cho con rể, bố dượng nói lời gan ruột rồi bật khóc