Đám cưới dự kiến diễn ra riêng tư, kín đáo trước sự chứng kiến của gia đình, bạn bè thân thiết của cặp đôi. Khách mời được yêu cầu mặc trang phục theo ba gam màu chủ đạo là đen, trắng, pastel. Tuy nhiên, Thanh Hằng vẫn giữ kín dung mạo và gia thế "nửa kia".
Trước đó, mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh nhạc trưởng Trần Nhật Minh - chồng sắp cưới của siêu mẫu Thanh Hằng. Anh sinh năm 1981, từng du học tại Magnitogorsk, Liên bang Nga. Năm 2004, Trần Nhật Minh đoạt giải Nhì cuộc thi quốc tế dành cho chỉ huy trẻ tại thành phố Vladivostock, giải Khuyến khích cuộc thi Chỉ huy hợp xướng chuyên nghiệp toàn Nga lần 5.
Ông xã của Thanh Hằng tốt nghiệp Thạc sĩ tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moscow chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng năm 2007. Trần Nhật Minh đang là chỉ huy dàn nhạc tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM. Anh từng chỉ đạo âm nhạc cho nhiều dự án âm nhạc nổi tiếng của nghệ sĩ Việt như: Hà Anh Tuấn, Lệ Quyên, Thanh Thảo...
Hồi tháng 5, siêu mẫu chân dài 1,12m xác nhận có bạn trai và đã sẵn sàng kết hôn. Ở tuổi 40, cô đang hạnh phúc với mối quan hệ tình cảm và sẽ chọn thời điểm thích hợp để công bố tin kết hôn. Thanh Hằng nhận thấy đã trưởng thành, bản lĩnh về mọi mặt để bước qua giai đoạn mới của cuộc đời.
Thanh Hằng sinh năm 1983, hoạt động trong làng giải trí với vai trò người mẫu, diễn viên, nhà sản xuất phim. Cô được khán giả biết đến sau khi đăng quang Hoa hậu Phụ nữ Việt Namqua ảnh 2001. Cô từng nhiều năm làm host Vietnam's Next Top Modelvà huấn luyện viên The Face 2018và hiện là huấn luyện viên của chương trình The New Mentor.
Ngoài làm mẫu, Thanh Hằng diễn trong Những cô gái chân dài, Tuyết nhiệt đới, Mỹ nhân kế.Vai diễn trong Nụ hôn thần chếtmang tới cho cô giải Nữ diễn viên điện ảnh được yêu thích nhất 2008ở giải Mai Vàng.
Siêu mẫu Thanh Hằng sắp lên xe hoa:
Diệu Thu
Hé lộ danh tính chồng sắp cưới của siêu mẫu Thanh HằngThông tin về chồng sắp cưới kín tiếng của siêu mẫu Thanh Hằng đang thu hút sự quan tâm của người hâm mộ." alt=""/>Thanh Hằng và chồng nhạc trưởng tổ chức hôn lễ ngày 22/10Chia sẻ tại lễ trao giải, GS. Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture cho hay, năm nay, VinFuture đã nhận được hơn 1.300 đề cử đến từ khắp các châu lục và từ mọi lĩnh vực đổi mới. Phạm vi tiếp cận toàn cầu này mang lại cho Giải thưởng VinFuture một vị thế đặc biệt.
"Giải thưởng VinFuture là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta trong việc nỗ lực tìm kiếm những giải pháp mới để đối mặt với các thách thức toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt", GS. Richard Friend nói.
Theo kết quả vừa được công bố, Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển thuộc về GS Gurdev Singh Khush (người Mỹ gốc Ấn Độ) và GS Võ Tòng Xuân (người Việt Nam) với những đóng góp quan trọng trong việc phát minh và phổ biến nhiều giống lúa năng suất cao, kháng bệnh tốt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới thuộc về GS Daniel Joshua Drucker, GS Joel Francis Habener, GS Jens Juul Holst và GS Svetlana Mojsov với công trình nghiên cứu khám phá vai trò của Peptide giống Glucagon 1 (GLP-1), nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và giúp thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.
Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ thuộc về GS Susan Solomon với khám phá cơ chế suy giảm tầng ozone ở Nam Cực, góp phần thúc đẩy nghị định thư Montreal, nỗ lực giúp giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.
Chủ nhân Giải thưởng chính VinFuture trị giá 3 triệu USD thuộc về 4 nhà khoa học GS Martin Andrew Green, GS Stanley Whittingham, GS Rachid Yazami và GS Akira Yoshino cho phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin Lithium-ion.
Chia sẻ tại lễ trao giải, GS Rachid Yazami - nhà khoa học người Ma Rốc, 1 trong 4 chủ nhân của Giải thưởng chính VinFuture 2023 cho hay: "Tôi thực sự tự hào khi được đứng đây, nhận giải thưởng chính VinFuture 2023. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã đào tạo ra tôi, cha mẹ, gia đình tôi, những người sáng lập quỹ và giải thưởng VinFuture cùng hội đồng giải thưởng vì sự công nhận dành cho tôi. Công nghệ Pin Lithium đã và đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Hy vọng lần sau tới Việt Nam, tôi sẽ thấy nhiều xe điện hơn nữa, không khí sẽ ngày càng trong lành hơn. Hãy cùng nhau tin vào tương lai. Chúng ta sẽ làm được".
Việt Nam liệu có thể như Singapore, phát triển ngành bán dẫn từ con số 0?Ngành điện tử và bán dẫn hiện đóng góp khoảng 9% GDP cho Singapore. Để có được thành công như ngày nay, Singapore đã tập trung phát triển ngành này từ những năm 60 của thế kỷ trước." alt=""/>GS Võ Tòng Xuân giành giải thưởng VinFuture 2023Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng nhiều đơn vị tại Ea Súp, Buôn Đôn và người dân để tìm vị trí máy bay rơi.
Lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak-130.
Ông Phan Thanh Pha, Chủ tịch UBND xã Ea Bung (huyện Ea Súp) cho biết: “Khoảng 16h chiều 6/11, chúng tôi nắm được thông tin máy bay rơi, trong đó có 2 phi công nhưng không biết vị trí máy bay rơi. Đến khoảng 5h sáng 7/11, sau khi nắm được thông tin nghi khả năng máy bay huấn luyện Yak-130 rơi tại địa phận xã Ea Bung, lãnh đạo xã đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã triển khai lực lượng phối hợp với các đơn vị của tỉnh, huyện tổ chức tìm kiếm”.
Ông Pha cũng thông tin: “Sau khoảng nửa ngày tìm kiếm, chúng tôi nắm lại thông tin thì được biết, vị trí nghi ngờ là Tiểu khu 276 và Tiểu khu 280 (thuộc địa phận xã Cư M’lan) giáp với các Tiểu khu 267, 268 của xã Ea Bung. Khu vực này cũng giáp với Vườn quốc gia Yok Đôn. Do đó, vào trưa 7/11, lực lượng chức năng, lực lượng của xã Ea Bung đã về, hiện các lực lượng chức năng đang tổ chức tìm kiếm tại địa phận xã Cư M’lan. Đến thời điểm này, vẫn cho có thông tin gì từ công tác tìm kiếm”.
Sáng 6/11, Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210D).
Máy bay bay bài 208, bay đường dài - không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau.
Máy bay cất cánh lúc 9h55, đến 10h38 khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.
Phi công báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10h51 tại khu vực Trường bắn TB2, Tây Sơn, Bình Định.
Sau nhiều giờ máy bay rơi, vào chiều tối cùng ngày, lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhận được thông tin từ điện thoại di động của Đại tá Phi công Nguyễn Văn Sơn. Ít phút sau, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân cũng liên lạc về đơn vị.
Đêm 6/11, dù thời tiết Bình Định mưa nặng hạt nhưng hàng trăm cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 2 cùng lực lượng tại chỗ hành quân vào rừng tìm kiếm máy bay rơi và 2 phi công.
Sáng 7/11, theo chia sẻ của Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, xác định ban đầu, tín hiệu radar cuối cùng của máy bay YAK-130 (số hiệu 210 D) được phát về cách vị trí phi công nhảy dù gần 100 km, có nghĩa khu vực trên thuộc khu vực rừng núi huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) giáp ranh tỉnh Bình Định.
Tuệ Nhi" alt=""/>Máy bay huấn luyện YAK