Biệt phủ 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc, xây hơn 300 năm mới xong

  发布时间:2025-01-18 13:37:55   作者:玩站小弟   我要评论
Biệt phủ của nhiều thế hệ gia tộc xây hơn 300 nămVới tổng diện tích lên tới 250.000m2,ệtphủmrộngnhấtkq laligakq laliga、、。

Biệt phủ của nhiều thế hệ gia tộc xây hơn 300 năm

Với tổng diện tích lên tới 250.000m2,ệtphủmrộngnhấtTrungQuốcxâyhơnnămmớkq laliga biệt phủ nhà họ Vương nằm ở huyện Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, trở thành công trình cư dân lớn nhất tại quốc gia này. Quần thể kiến trúc được xây trong nhiều đời. Năm 2006, nơi này được xếp hạng di tích lịch sử trọng điểm quốc gia cấp 4A.

Biệt phủ 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc, xây hơn 300 năm mới xong - 1
Một góc không gian của biệt phủ nhà họ Vương sau khi đã trùng tu (Ảnh: Sohu).

Biệt phủ nằm ở huyện Linh Thạch. Đây vốn là mảnh đất tập hợp nhiều danh lam thắng cảnh nức tiếng ở Trung Quốc. Toàn huyện có 46 di tích văn hóa lịch sử. Trong đó, biệt phủ nhà họ Vương nổi tiếng nhất với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, mang đậm ý nghĩa văn hóa và phần nào phản ánh sự phồn thịnh của một dòng tộc suốt nhiều thế kỷ.

Nằm cách trung tâm huyện Linh Thạch khoảng 12km về phía đông, biệt phủ được đại gia tộc xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm dưới triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Biệt phủ được thiết kế phù hợp phong thủy, đón gió mát mùa hè và chắn gió lạnh mùa đông. Tất cả đều tựa lưng vào núi, cửa chính hướng về phía nam.

Nhìn tổng thể lối kiến trúc, các chuyên gia nhận định đây là công trình đại diện tiêu biểu cho kiểu kiến trúc dân cư thời nhà Thanh. Trên tổng diện tích 250.000m2, các khoảng không gian được tận dụng triệt để với tòa nhà san sát nhau, tạo cảm giác hoành tráng khi nhìn từ trên cao. 

Biệt phủ rộng 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc xây hơn 300 năm mới xong (Nguồn: China Discovery).

Tổng thể bố cục gồm 5 làn đường, 6 tòa chính với những khoảng sân thiết kế thông minh, thuận tiện cho việc di chuyển nhưng vẫn tạo nên sự thoáng đãng.

Ở khu phức hợp bên phải có 35 sân lớn nhỏ với hơn 300 gian phòng. Công trình còn nhiều công trình phụ như phòng ăn chung, phòng dệt... Tất cả đều kết nối với nhau bằng khoảng sân chung.

Giới kiến trúc sư Trung Quốc nhận định, cách bố trí của hệ thống sân trong biệt phủ được kế thừa phong cách hình thành từ thời Tây Chu. Với thiết kế này giúp cung cấp đủ không gian để giao tiếp bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo bầu không khí riêng tư phía trong, có sự phân biệt nam nữ, thể hiện quyền uy của gia đình quan lại.

Biệt phủ 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc, xây hơn 300 năm mới xong - 2
Biệt phủ từ trên cao nhìn xuống (Ảnh: WK).

Ở khu vực trung tâm của Vương phủ, những dãy nhà và lối đi được thiết kế đối xứng. Nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy hình chữ Vương (viết theo tiếng Trung), thể hiện tên của dòng họ danh giá.

Bên trong biệt phủ có nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá, gỗ, gạch với các chủ đề từ truyện dân gian, động vật quý hiếm cho tới chim muông.

Gia tộc phồn thịnh qua 2 triều đại

Tổ tiên của nhà họ Vương sống gần Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Sau đó tới năm 1313, Vương Thành Trai đưa cả dòng họ tới đây định cư.

Thời nhà Minh, dòng họ Vương phất lên nhờ kinh doanh buôn bán. Tới nhà Thanh, họ đạt tới độ hưng thịnh. Cháu đời thứ 14 của nhà họ Vương là Vương Khiệm Hòa dưới thời trị vì của Vua Khang Hy (1654-1722) còn nắm bắt được cơ hội hợp tác với triều đình.

Biệt phủ 250.000m2 rộng nhất Trung Quốc, xây hơn 300 năm mới xong - 3
Đến nay biệt phủ họ Vương trở thành điểm du lịch hút khách (Ảnh: Trip).

Nhà họ Vương dù không tham gia con đường thi cử nhưng có mối quan hệ và nhiều đóng góp với triều đình nên không ít thành viên được đề đạt thăng quan tiến chức.

Thời nhà Thanh suy tàn cũng là lúc dòng họ Vương đi tới những ngày cuối, kết thúc câu chuyện của một gia tộc hưng thịnh nhất nhì Trung Hoa thời đó. Tới khi chiến tranh loạn lạc, gia tộc ly tán, con cháu trong dòng họ phải bán bớt nhà cửa, tài sản để sinh sống.

Đến nay, biệt phủ này được trùng tu và bảo tồn trở thành điểm tham quan hút khách khi tới tỉnh Sơn Tây. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng công trình vẫn phần nào giữ được vẻ hoa lệ của hàng trăm năm trước.

最新评论