Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá -
Lắng nghe giai điệu lãng mạn 'Sau tất cả' trong phiên bản của AnimeVà sau đây, hãy cùng GameSaolắng nghe giai điệu lắng đọng đó của "Sau tất cả" trong một MV được lồng ghép vào câu chuyện tình yêu lãng mạn trong anime nổi tiếng Zero no Tsukaima.
Và tại sao bạn không gửi ngay ca khúc này cho người mình yêu thương, rất có thể cô ấy (anh ấy) sẽ rất cảm động đấy!
Kaito
"> -
Nga chọn hệ điều hành vô danh thay thế Android, iOSSailfish OS hiện đã có lợi thế tự nhiên trước hai hệ điều hành đối thủ Android và iOS ở Nga. Ảnh: TechRadar
Theo nhà phát triển phần mềm và smartphone Jolla ở Phần Lan, hệ điều hành di động Sailfish OS của hãng vừa được công nhận là "hệ điều hành di động duy nhất sẽ được sử dụng trong các dự án thiết bị di động sắp tới của chính phủ và các tập đoàn nhà nước ở Nga".
Việc cấp phép cho Sailfish OS sẽ cho phép chính phủ Nga và các cơ quan nhà nước giảm sự phụ thuộc vào các hệ điều hành di động nằm dưới sự kiểm soát của nước ngoài. Trong thực tế, hệ điều hành di động vừa được cấp phép là một phiên bản OS tiếng Nga, do Jolla và công ty OMP của Nga phối hợp phát triển. Trong đó, Sailfish OS đóng vai trò là thành phần cốt lõi của hệ điều hành di động dành riêng cho nhà chức trách Nga.
Các diễn biến mới đồng nghĩa, Sailfish OS đang có lợi thế tự nhiên trước hai hệ điều hành đối thủ Android và iOS ở Nga. Điều này sẽ giúp hãng phát triển Phần Lan lấy lại cân bằng sau bước khởi đầu chật vật. Jolla cũng đang tìm cách vận động các chính phủ khác thuộc khối những nền kinh tế mới nổi (BRICS) cấp phép tương tự.
Lịch sử hình thành Jolla bắt đầu với việc Nokia bỏ rơi hệ điều hành Symbian OS cũng như hệ điều hành kế nhiệm MeeGo tự phát triển để chuyển sang dùng Windows Phone của Microsoft. Trong quá trình này, Nokia đã tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên. Đông đảo cựu nhân viên của hãng thuộc nhóm phát triển MeeGo đã góp vốn và sáng lập nên công ty Jolla để có thể khai thác các yếu tố nguồn mở của MeeGo được càng nhiều càng tốt.
Kể từ đó, Jolla đã tiến lên trên một con đường đầy chông gai. Tiếp sau thành công hạn hẹp với thiết bị di động đầu tiên và một dự án máy tính bảng huy động vốn cộng đồng phải bỏ ngang giữa chừng, công ty tập trung vào phát triển phần mềm hệ điều hành. Sailfish OS hiện được dùng trong một số thiết bị chuyên biệt, bao gồm các smartphone Intex Aqua Fish, Turing Phone và Jolla C do chính công ty Jolla sản xuất.
Tuấn Anh(theo Forbes)
"> -
Bộ TT&TT sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát chặt việc triển khai thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối sai quy định, sau khi các nhà mạng đã hoàn tất đợt 1 của quá trình này. Tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 11/2016 của Bộ TT&TT chiều 6/12, báo cáo về việc triển khai thu hồi sim kích hoạt sẵn trên kênh phân phối của 5 công ty viễn thông di động theo cam kết đã ký ngày 28/10 với Bộ, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, tính đến ngày 2/12, các nhà mạng đã "trảm" hơn 11 triệu sim vi phạm thuộc dạng này. Trong giai đoạn một thực hiện, hơn 12 triệu tài khoản thuê bao di động bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm về đăng ký thông tin thuê bao đã được gửi tin nhắn cảnh báo, nhưng chỉ có khoảng 600.000 thuê bao trong số này đã tiến hành đăng ký lại.
Theo ông Nguyễn Đức Trung, Bộ TT&TT đã gửi văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các Sở TT&TT thực hiện việc tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước. Các mạng di động cũng kiến nghị cơ quan quản lý xử phạt nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện cam kết đã ký với Bộ.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung Tâm VNCERT thông tin thêm rằng, tính đến ngày 5/12, các nhà mạng đã thực hiện kết suất số liệu sim trả trước kích hoạt sẵn trên kênh phân phối đợt 2. Cụ thể, Viettel có 4,2 triệu sim kích hoạt trong tháng 10 và phải chặn 2,2 triệu sim trong số đó. Số lượng sim phải chặn của VinaPhone trong tháng 10 là khoảng 1 triệu trên tổng số 2,8 triệu sim kích hoạt và MobiFone là 500.000 sim bị chặn trong tổng 1,8 triệu sim kích hoạt mới.
Đại diện VNPT báo cáo, thời gian vừa qua, VinaPhone đã thực hiện khóa tổng cộng 3,7 triệu sim kích hoạt sẵn sai quy định. 180.000 thuê bao trong số đó đã tiến hành đăng ký lại thông tin thuê bao và nhà mạng này chỉ nhận được hơn 5.000 khiếu nại của khách hàng về việc bị "trảm". Tương tự, MobiFone và Viettel cũng báo cáo đã nghiêm túc thực hiện thu hồi sim trả trước kích hoạt sẵn trên kênh phân phối đúng cam kết. Trong đó, Viettel đã tiến hành chặn 3,7 triệu sim thuộc diện nghi vấn.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chủ trì Hội nghị Giao ban QLNN tháng 11/2016 của Bộ TT&TT.
Ghi nhận những kết quả đạt được ban đầu, Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông và Thanh tra Bộ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối để đảm bảo làm các doanh nghiệp viễn thông phối hợp tốt và quyết liệt triển khai quá trình này, tránh để xảy ra tình trạng "đầu voi đuôi chuột".
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đề nghị Cục VT và Thanh tra Bộ yêu cầu các doanh nghiệp không được lách luật, chuyển thuê bao trả trước thành thuê bao trả sau ảo hay chuyển các gói đăng ký cá nhân thành đăng ký của tổ chức để tăng số thuê bao. Bộ trưởng đề nghị các cơ quan quản lý phối hợp cùng các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất phương án thúc đẩy TB di động trả sau thông qua các chính sách khuyến mại, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dùng TB trả sau.
Người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi xử lý một số dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp viễn thông, bao gồm: Không có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động; Sử dụng đầu số khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phân bổ (Bộ sẽ rà soát các đơn vị vi phạm để xử lý nghiêm, nếu đơn vị bị xử lý lần đầu vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị công khai tên tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong giao ban báo chí); Vi phạm về sử dụng các số dịch vụ gọi tự chọn và dịch vụ gọi giá cao không đúng theo quy hoạch; Vi phạm trong thu phí sử dụng kho số viễn thông không đúng quy định; Không đăng ký thông báo giá cước dịch vụ giá trị gia tăng để báo cáo với cơ quan QLNN; Kích hoạt dịch vụ mà khách hàng không mong muốn bằng cách tạo ứng dụng hỗ trợ khách hàng gửi đăng ký dịch vụ, giả lập SMS "móc túi khách hàng" như báo chí đã đưa tin; Vi phạm về kích hoạt dịch vụ khi khách hàng chưa đăng ký dịch vụ xác nhận; và Chưa quản lý, giám sát và ngăn chặn các đường link quảng cáo bẫy khách hàng.
Tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 11/2016 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu Cục Viễn thông xem xét xử lý việc sử dụng sim ảo để trộm cắp cước viễn thông quốc tế, triển khai đổi mã vùng theo đúng tiến độ, giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến việc cấp phép, thu hồi tài nguyên tần số, mạng; đảm bảo an toàn, an ninh trong triển khai 4G.
Tuấn Anh
"> Tiếp tục giám sát chặt thu hồi sim kích hoạt sẵn đợt 2