Năm 16 tuổi, cô người mẫu ảnh Tường Vi trở thành gương mặt quen thuộc của các tờ báo tuổi teen. Sau đó cô bắt đầu con đường theo đuổi nghiệp diễn với vai diễn nhỏ trong Bỗng dưng muốn khóc.Hơn 10 năm trôi qua, nữ diễn viên chân ướt chân ráo ngày nào giờ đây đã trở thành gương mặt yêu thích đối với khán giả truyền hình. Thế nhưng khác với nhiều diễn viên liên tục "tranh thủ" xuất hiện, cô chọn cho mình một khoảng lặng để sẵn sàng bùng nổ trong những dự án mới vào năm 2019 này.
Chưa từng có ý định dừng lại
- Vì sao không hoạt động nhiều nhưng mỗi năm Tết đến Tường Vi đều xuất hiện cùng "Cô Thắm về làng"?
Ngay từ phần đầu tiên của Cô Thắm về làng, bộ phim đã tạo được ấn tượng rất mạnh mẽ đối với khán giả và nhận rất nhiều phản hồi tích cực. Và không chỉ riêng khán giả mà từng diễn viên cũng rất yêu vai diễn của mình. Cho nên từ những phần sau đó, mọi người đều mong muốn được gặp lại nhau vào mỗi dịp Tết đến chứ không riêng gì Vi.
Nếu nhà sản xuất làm tiếp, Tường Vi vẫn sẽ tham gia Cô Thắm về làng mỗi dịp Tết nhưng năm này qua năm kia như vậy, chắc lúc đó sẽ là "Bà Thắm về làng" rồi chứ không còn Cô Thắm nữa (cười).
|
Mỗi năm Tết đến, Tường Vi lại xuất hiện với hình ảnh cô Thắm đầy quen thuộc trong bộ phim Cô Thắm về làng. |
- Chị có sợ hình ảnh cô Thắm ăn sâu vào tâm trí của khán giả, gây trở ngại cho nghiệp diễn sau này?
Tôi nghĩ mỗi bộ phim khán giả sẽ nhớ mình với những vai diễn khác nhau. Hình ảnh cô Thắm chỉ gắn với khán giả vào mỗi dịp Tết, cho nên mỗi dịp Tết đến mọi người sẽ lại hỏi Vi năm nay có Cô Thắm về làng không? Điều này khiến Vi rất vui vì đúng như slogan của bộ phim "thấy Thắm về là thấy Tết".
- Chị nghĩ mình đã có vai diễn để đời chưa?
Cho đến thời điểm hiện tại, tôi chưa có ý định dừng lại nên không thể phân định được đâu là vai diễn để đời của mình cả. Mỗi vai diễn của tôi lại khắc họa một nhân vật khác nhau đối với khán giả.
Có khán giả rất thích một cô gái dịu dàng như Út Vân của Về quê cưới vợ hoặc một Diệp ương bướng trong Túm cổ đại gia, nhưng cũng có người lại rất thương Phù Sa trong Cá Rô, em yêu anh!. Mỗi khán giả sẽ có một nhân vật mà mình yêu thích riêng, còn để đời thì tôi tin chắc sau này vẫn sẽ còn nhiều vai diễn khác khiến khán giả ghi nhớ hơn nữa.
- Vì sao chị không còn thường xuyên đóng phim hay làm MC như cách đây vài năm, thậm chí gameshow hay đi sự kiện cũng hạn chế?
Tôi cũng có một số việc cá nhân nên không thể thường xuyên hoạt động như trước đây, nhưng không phải tôi "mất tích" đâu. Còn về phim, tôi nghĩ mình cần phải cân nhắc kỹ lưỡng những vai diễn phù hợp khiến mình thực sự thích thú. Khi đã tham gia quá nhiều bộ phim, sẽ có những dạng vai bị lặp lại, mà tôi thì muốn có một vai diễn đặc biệt hơn.
Chưa bao giờ hối tiếc khi trở thành diễn viên
- Người ta nói Tường Vi sắp bị lãng quên?
Đây là khái niệm mà tôi chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ nghĩ đến. Trước mình, nhiều cô chú anh chị đã hoạt động trong nghề, nói như vậy là mình đang nói những người từng làm nghề đều đã bị lãng quên? Tôi chưa bao giờ có cái khái niệm đó.
|
Chưa từng nghĩ bản thân mình sẽ bị lãng quên và những nghệ sĩ trẻ là động lực để bản thân không ngừng cố gắng. |
- Chị có sợ khi có quá nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện?
Hầu như bất kỳ công việc hay ngành nghề nào cũng vậy, lúc nào cũng phải có những lớp trẻ kế thừa. Tôi cảm thấy vui khi nhìn thấy các bạn nghệ sĩ trẻ tài giỏi. Tôi nghĩ bản thân mình cũng phải tiếp tục cố gắng và trau dồi không ngừng nghỉ.
- Nhiều diễn viên bây giờ ít phim, ít show lại bắt đầu chuyển sang bán hàng online, chị nghĩ thế nào?
Tôi nghĩ việc nghệ sĩ bán hàng online rất bình thường. Kinh doanh rất khó chứ không phải là thứ ai cũng làm được. Tôi thấy điều đó rất hay, vừa có thêm thu nhập, vừa giúp mình trải nghiệm trong một lĩnh vực mới. Ai cũng phải sống mà, và miễn mình không làm điều gì hại người khác là được.
Tôi ít khi chia sẻ các dự định của mình. Còn chuyện kinh doanh thì tương lai có thể có, hoặc cũng có thể không. Với tôi, ngành nghề nào cũng vậy, phải có cái duyên và những hiểu biết nhất định thì mình mới có thể thử sức được.
- Chuyện bị đàn anh đàn chị hay đạo diễn, nhà sản xuất “bắt nạt” hẳn xảy ra không ít trong giới nghệ sĩ. Tường Vi có bao giờ trải qua chưa?
Nếu hiểu "bắt nạt" ở đây là những lời la rầy thì tôi nghĩ rằng đôi khi người ta có thương thì người ta mới nói cho mình những khuyết điểm đó. Tôi quý những lời đóng góp như thế. Còn nếu bị các anh chị đi trước chèn ép thì tôi chưa bao giờ gặp phải và tôi cũng không nghĩ ở thời điểm hiện tại còn có những chuyện như vậy. Hoặc có thể do bản thân tôi rất may mắn khi gặp được ê-kíp và những anh chị hỗ trợ mình rất tốt.
|
Không còn liên tục xuất hiện, Tường Vi chọn cho mình một khoảng lặng để sẵn sàng bùng nổ trong năm nay. |
- Sống khá kín tiếng và được xem là miễn nhiễm với scandal, chị nghĩ vì sao?
Đúng là tôi khá kín tiếng. Ngày xưa mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra tôi cũng hay chia sẻ linh tinh, nhưng sau này nghĩ lại mình cảm thấy lúc đó thật tào lao. Chỉ để thỏa mãn cảm xúc cá nhân của mình nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Vì vậy mà càng về sau này tôi càng tiết chế những chuyện đó, đặc biệt là chuyện tình cảm.
- Có khi nào chị cảm thấy hối tiếc vì đã trở thành diễn viên?
Chưa bao giờ. Từ hồi bé, tôi đã thích tự tưởng tượng ra những câu chuyện như ngồi chơi đồ hàng một mình, nói chuyện một mình... Và đến sau này khi tình cờ bén duyên với nghệ thuật, tôi cảm thấy dường như mọi thứ đều đã được định sẵn. Trong khi gia đình, không có bất kỳ ai theo đuổi nghệ thuật cả, cho nên tôi nghĩ đó là một cái duyên rất lớn của mình.
- Vậy điều chị có được và mất nhiều nhất khi bước chân vào con đường này?
Tôi có được nhiều lắm và thật ra cũng chẳng mất gì cả. Chỉ là đôi khi có những thứ mình không muốn bị người ta để ý thì người ta lại để ý quá nhiều. Nhưng suy cho cùng thì tôi nghĩ đó cũng là một chuyện rất bình thường đối với người nghệ sĩ.
Lấy chồng để yên bề gia thất hay để có cuộc hôn nhân đổ vỡ
- Từng chia sẻ "người khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với người ta như thế", quan niệm đó bây giờ còn không?
Ngày trước ai xấu với mình thì mình xấu lại, ai tốt với mình thì mình tốt lại. Nhưng bây giờ thì cho dù người ta đối xử với mình như thế nào thì mình cứ tử tế với người ta trước đã.
Tôi thấy nhiều người hay nói "Tôi muốn trở thành một con người như thế này, như thế kia...", đôi khi nghe rất "đao to búa lớn" và rất mông lung. Nhưng có một điều mà tôi nghĩ mọi người có thể dễ dàng làm được đó chính là trở thành một người tử tế. Tử tế với chính bản thân mình, tử tế với những người xung quanh.
- Còn chuyện tình cảm của chị thế nào rồi?
Hiện tại, tôi cảm thấy rất thoải mái và vui vẻ. Còn chi tiết về "người ấy" thì có lẽ khi nào có đám cưới tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn.
|
Tường Vi 30 tuổi, sống kín tiếng hơn và không thích chia sẻ về chuyện tình cảm cá nhân. |
- Còn việc xây dựng tổ ấm ở tuổi 30?
Tôi có nghĩ đến nhưng phải ở thời điểm bản thân mình thấy có phù hợp hay không nữa. Mọi người hay nói "phải lấy chồng thế này thế kia" để yên bề gia thất. Nhưng nếu lấy chồng khi mọi thứ chưa sẵn sàng thì lấy chồng để làm gì? Để sau này có một cuộc hôn nhân đổ vỡ hay sao? Mọi người hối mình là một chuyện nhưng tự bản thân mình phải biết như thế nào là sẵn sàng. Không phải vì bị mọi người hối mà cuốn cuồng lên, tôi rất bình tĩnh trong chuyện này.
- Những ngày cuối năm cận kề, chị đã chuẩn bị gì cho Tết năm nay?
Tôi khá bận những ngày cuối năm vì phải tập kịch, vừa phải trang hoàng nhà cửa. Tôi không bị căng thẳng khi đến Tết vì ba mẹ cũng giúp chuẩn bị rất nhiều thứ, nhưng tôi cũng thích cái cảm giác được tự tay dọn dẹp, tự tay sắp xếp lại tất cả mọi thứ để bắt đầu một năm mới.
- Chị có thể chia sẻ một vài kế hoạch trong năm mới?
Những năm vừa rồi tôi khá yên ắng để tập trung cho công việc cá nhân và bây giờ tôi thực sự mong Tết qua thật nhanh. Tôi đang hăng hái chuẩn bị cho kế hoạch mới. Tôi chưa chia sẻ được nhưng chắc chắn trong dịp đầu năm Vi sẽ công bố với mọi người.
Lê La
Cuộc sống cô đơn và nhọc nhằn của “Thằng Cò" trong Đất phương Nam
- Sau vai diễn thằng Cò trong bộ phim Đất phương Nam, Phùng Ngọc rẽ sang một con đường mới, khép lại sự nghiệp diễn xuất. Phùng Ngọc chia sẻ về cuộc đời nhiều nhọc nhằn của mình.
" alt="Tường Vi 'Cô Thắm về làng' tiết lộ có bạn trai, nhưng chưa sẵn sàng cưới"/>
Tường Vi 'Cô Thắm về làng' tiết lộ có bạn trai, nhưng chưa sẵn sàng cưới
Ban đầu, họ đề xuất mời biểu diễn nhưng sau đó đưa ra mức giá 100 triệu đồng hoặc gợi ý Linh Miu tự đề xuất mức giá phù hợp. Khi Linh Miu hỏi rõ thêm về nội dung công việc, người lạ mặt mới cho hay địa điểm diễn ở... nhà riêng.
Sau khi Linh Miu chia sẻ câu chuyện của mình, rất nhiều fan và bạn bè của cô đã vào bình luận. Đa số mọi người cảm thấy bất bình thay cho người đẹp vì "họ cứ tưởng ai cũng dễ dãi". Một số dân mạng còn gợi ý Linh Miu đáp trả lại theo cách bá đạo như "ra giá 1,5 tỷ/15 phút xem có chịu không?".Trước lời lẽ khiếm nhã của những kẻ mất lịch sự hoặc bầu show môi giới trá hình, Linh Miu đồng loạt từ chối bằng câu nói sây cay: "Mang tiền về cho vợ con đi anh nhé".
Đáng chú ý hơn, một số bạn bè của Linh Miu lại đồng loạt nhắc đến... Thái Sơn - bạn trai yêu 3 năm của người đẹp. Màn đối đáp dí dỏm bắt đầu bằng lời khuyên Linh Miu cứ nhận show nhưng để... người yêu diễn thay. Một số khác thẳng thắn cho rằng Linh Miu có thể để Thái Sơn "thế thân" nhận các show béo bở này.
Chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đang gây xôn xao mạng xã hội, Linh Miu cho biết, đây không phải lần đầu cô gặp phải những sự việc này. "Tôi từng nhiều lần nhận được các tin nhắn gạ gẫm tương tự và chỉ thấy buồn cười thôi. Cái show đấy là kiểu show đồi truỵ chả khác gì mấy quán karaoke khoả thân. Tôi cảm thấy thật khổ thân cho những người phụ nữ có những người chồng nhắn tin như thế".
Thời gian gần đây, Linh Miu đang tham gia dự án phim "Lan quế phường" bản Việt. Điều này khiến dân mạng cho rằng chuyện gạ gẫm có liên quan đến ảnh hưởng từ vai diễn "gái bán hoa". Tuy nhiên, nữ diễn viên lập tức phủ nhận: "Không liên quan gì đến phim ảnh đâu. Mấy kiểu gạ gẫm này là do các ông cứ thích là hỏi thôi".
Khi được hỏi về phản ứng của bạn trai khi biết câu chuyện gạ gẫm này, Linh Miu thổ lộ: "Sơn biết tính tôi thẳng thắn nên cũng không bận tâm mấy chuyện này. Khi bị bạn bè trêu thì anh ấy chỉ cười, không nói gì. Chúng tôi tin tưởng nhau và anh ấy cũng hiểu đặc thù công việc của tôi cũng như môi trường showbiz hay gặp mấy chuyện này mà".
Trước đó, cuối năm 2018, Linh Miu cũng bị nhiều fan nam nhắn tin gạ gẫm, ngã giá đi khách. Cô chia sẻ với chúng tôi: "Thật ra, tôi nghĩ ở trong môi trường công việc nào cũng có chuyện này, quan trọng là tính người. Ở showbiz, nghệ sỹ hay bị chú ý nên sự việc bị gạ gẫm hay được phóng to lên, trở thành chuyện nhạy cảm.
Nhà tôi làm kinh doanh nên tôi khá hiểu việc đi tiếp khách ngoại giao. Tôi từng biết những chú, những bác hay ông - bạn bè của bố mẹ tôi - làm ăn lớn, tai to mặt lớn, rất giàu có nhưng họ rất nghiêm túc. Thậm chí khi có người ngỏ ý để các cô gái trẻ đến phục vụ, họ lập tức đuổi ra ngoài ngay".
Linh Miu sinh năm 1993 từng thu hút sự quan tâm của khán giả nhờ theo đuổi phong cách sexy, những bộ ảnh và phim có cảnh 18+. Tuy nhiên thời gian gần đây, cô đã dần chuyển hướng gợi cảm tiết chế hơn.
Sau khi hoàn thành phim ngắn tự sản xuất "Nhật ký của Miu" với sự tham gia của bạn trai, gần đây Linh Miu lại gây sốt mạng với series phim "Lan quế phường" bản Việt.
Sắp tới, cô có dự án riêng kèm theo phim hợp tác với Mr Cần Trô sắp ra mắt. Song song với đó, Linh Miu tâm sự: "Tôi đang tập làm kinh doanh để sắp tới có thể sẽ về công ty bất động sản của bố. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ tiếp tục đam mê nghệ thuật và cân bằng cuộc sống của mình tốt hơn".
Linh Miu cho biết, ý định chuyển dần sang kinh doanh đã xuất hiện từ lâu bởi cô biết muốn làm nghệ thuật chân chính, đàng hoàng thì không dễ và nhanh để sung túc. Ngoài ra, làm kinh doanh sẽ có điều kiện hơn có thể giúp đỡ những người khó khăn hơn mình và là hậu phương vững chãi cho nghệ thuật".
(Theo Dân Việt)
Linh Miu nói gì về cảnh nóng gây tranh cãi với 3 diễn viên nam?
Những hình ảnh trong bộ phim mới của Linh Miu khiến dân mạng tranh cãi.
" alt="Linh Miu bị ngã giá nhảy thoát y tại nhà riêng giá 100 triệu và đáp trả gây sốc"/>
Linh Miu bị ngã giá nhảy thoát y tại nhà riêng giá 100 triệu và đáp trả gây sốc
- Trả lời câu hỏi "nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục" để đảm bảo "mục tiêu di động" của thị trường việc làm, Bộ trưởng GD-ĐT đã ví von "giải pháp đổi mới thi cử" sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột của giáo dục trong "chiến dịch" đổi mới giáo dục.>>Xem phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục
>>Xem phần 2: Đổi mới sư phạm: Chuyển ưu đãi sinh viên sang người thầy
>>Xem phần 3: Điểm đột phá của tự do học thuật
Nhà báo Hạ Anh:Câu hỏi của bạn đọc Hoàng Minh Tuấn, 45 tuổi gửi tới Bộtrưởng Phạm Vũ Luận: Thế giới việc làm luôn thay đổi, nhu cầu kỹ năng từ thị trườngluôn thay đổi. Phải chăng ngành giáo dục đang theo đuổi một mục tiêu di động để đápứng với đòi hỏi của thế giới việc làm?
Theo Bộ trưởng thì Đề án có nội dung nào mà ông tâm đắc nhất để có thể "bắt "được những mục tiêu di động đó? Xin mời ông!
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:Thứ nhất, đúng là thị trường lao động cũngnhư sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng. Điềuđó đòi hỏi những năng lực, kỹ năng, phẩm chất của học sinh, sinh viên được đào tạo raluôn phải cập nhật đòi hỏi của thị trường. Đó là một đòi hỏi của thời đại và đó cũnglà một mục tiêu quan trọng của công cuộc đổi mới.
|
|
Tất cả nội dung của đề án đều là những bộ phận không thể thiếu được trong quátrình triển khai đề án này. Tôi không thể nói được cái nào là bắt được mục tiêu đó.Tất cả giải pháp đều phải triển khai đồng bộ. Chỉ có một điều là chúng tôi nghĩ rằngđổi mới tư duy, đổi mới nhận thức là khâu khởi đầu và có ý nghĩa rất quan trọng. Bởivì nếu anh không có nhận thức mới, không có tư duy phù hợp thì anh không thể cóchương trình, kế hoạch chuẩn xác mà triển khai được.
Thứ hai,đổi mới quản lý chúng tôi xác định là một giải pháp đột phá. Bởivì đổi mới giáo dục và đào tạo không phải là việc của riêng Bộ GD hay Bộtrưởng, mà là của gần 2 triệu thầy cô giáo, của 20 triệu học sinh, sinh viên cùngphải thay đổi. Như vậy, đòi hỏi sự chỉ đạo, phối hợp, tập huấn rất ăn khớp. Mà cũngkhông phải chỉ có 22 triệu thầy cô giáo, học sinh, sinh viên ngành giáo dục triểnkhai, mà các ngành các cấp, cả xã hội phải vào cuộc đổi mới giáo dục. Yếu tố quản lýrất quyết định.
Trong ngành giáo dục, chúng tôi xác định đổi mới thi cử là khâu có ý nghĩa độtphá. Thi cử không phải là mục tiêu, giống như giải phóng miền Nam, giải phóng BanMê Thuột hay Huế chưa phải mục tiêu cuối cùng.
Mục tiêu cuối cùng là phải giải phóng toàn bộ miền Nam, là phải vào được Sài Gòn,treo cờ lên phủ Tổng thống ngụy. Nhưng ngay lập tức vào đó thì không vào được, vìlực lượng địch còn mạnh quá, thì phải đánh Ban Mê Thuột để phá vỡ mặt trận TâyNguyên. Tương tự, đổi mới thi cử không phải là mục tiêu của chúng tôi.
Vì cải cách thi thế nào, nội dung thi ra sao sẽ quyết định cách học, cách dạy,nội dung học, nội dung dạy như vậy. Cho nên, nếu ta tác động vào điểm này thì khôngchỉ tạo nên sự thay đổi ở điểm ấy, mà nó có giá trị lan tỏa sang những khâu khác.Và điều này có thể làm được ngay mà không cần phải đầu tư nhiều các điều kiện kinhphí, cơ sở vật chất. Nếu chúng ta chuẩn bị chu đáo thì chúng ta đảm bảo được yếu tốchắc thắng, với điều kiện đảm bảo không quá cao.
Thứ ba,thi cử cũng là một khâu rất bức xúc, cả xã hội đang rất quan tâm.Chúng tôi xác định như vậy để triển khai từng bước một, tạo nên sự thay đổi ở một bộphận, dẫn đến sự thay đổi trong cả hệ thống, nhằm tạo ra một sự thay đổi về chất.
Thế còn, thay đổi quản lý thì cả hệ thống phải thay đổi. Nhưng cơ quan Bộ GD-ĐT,nói hình ảnh ra là Tổng hành dinh thì phải thay đổi và nhiều cái phải thay đổi trướcđể tạo nên xung lực, tiền đề cho sự thay đổi trong cả hệ thống quản lý này. Thế nên,mỗi cán bộ công chức trong Bộ chúng tôi không những phải tự đổi mới mình, mà từ việctự đổi mới bản thân để tạo nên sự thay đổi của cả cơ quan. Từ đó để tạo nên một độnglực, một đầu tàu để có sự thay đổi của cả hệ thống quản lý.
Nhà báo Hạ Anh:Mình có một chương trình hành động để thay đổi đầu tàu đókhông, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:Có chứ. Có chương trình và đang triển khai rồi.
Nhà báo Hạ Anh:Vâng, cảm ơn Bộ trưởng với những chia sẻ rất thú vị. Đạidiện Ngân hàng Thế giới có thể chia sẻ quan điểm của mình về đào tạo như thế nào đểnguồn nhân lực có thể bắt kịp được những mục tiêu di động này? Xin mời các ông bà.
Ông Christian Bodewig:Những kỹ năng về mặt nhận thức ở cấp độ cao, ví dụnhư những kỹ năng về tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hành vi baogồm kỹ năng làm việc theo nhóm là những kỹ năng của tương lai. Có nghĩa là đây lànhững kỹ năng đã quan trọng ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, trong tương lai, nó vẫntiếp tục quan trọng và không bao giờ lỗi thời.
Cho nên, chúng ta nếu thực hiện thay đổi trong hệ thống giáo dục thì cần thay đổilàm sao để tạo ra được những kỹ năng này, xây dựng được những trình độ kỹ năng tốttrong các khía cạnh đó cho lực lượng lao động. Chúng ta thấy yêu cầu về kỹ năngchuyên môn kỹ thuật thì sẽ có thay đổi, bởi vì công nghệ thay đổi rất nhanh.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy những thay đổi rất nhanh về công nghệ như vậy. Điềuquan trọng là làm sao chúng ta có thể thay đổi được hệ thống giáo dục để hệ thốnggiáo dục nhạy bén với thay đổi của thời đại, của công nghệ…. tạo ra sự tự chủ của cơquan cung cấp dịch vụ giáo dục, hay là các cơ sở giáo dục đào tạo để họ nhạy béntrước những tín hiệu mà thị trường phát ra.
Khi có những thông tin nói rằng những công ty hoặc nhà tuyển dụng muốn tìm nhữngkỹ năng chuyên môn kỹ thuật nhưng lại không tìm được hoặc thấy không đầy đủ. Thực ra,đó có thể là một điều tốt bởi vì các nhà tuyển dụng luôn mong muốn nhiều hơn là nhữngcái mà họ có thể tìm được trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải đổimới hệ thống giáo dục để nó nhạy bén trước những tín hiệu trong thị trường cũng nhưtrước những thay đổi của thời đại.
Nhà báo Hạ Anh:Thưa quý vị và các bạn, thời gian giao lưu của chúng tachỉ có một giờ đồng hồ, trong khi đó lượng câu hỏi vẫn tiếp tục đổ về.
Chúng tôi cũng được biết rằng, ngày mai 29/11 Ngân hàng Thế giới sẽ công bố bảnbáo cáo quan trọng của mình đã được thực hiện hơn một năm nay, kết hợp qua kênh thôngtin VietNamNet cùng với sự nghiên cứu của các đơn vị khác.
Có rất nhiều câu hỏi của các bạn trẻ khác mà chúng tôi đã chọn lọc ra và có câuhỏi của bạn Vũ Điệp như ngay từ đầu đã đưa tới ông Christian. Tuy nhiên có một câuhỏi chung: bà Victoria, bà có thể chia sẻ một cách ngắn gọn nhất với các bạn trẻ ViệtNam làm thế nào để tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường lao động trong vàngoài nước. Xin mời bà!
Bà Victoria Kwakwa: Xin cảm ơn về câu hỏi vừa rồi. Tôi nghĩ rằng những nộidung tôi nói cũng khá tương đồng với một số điểm mà ông Christian cũng vừa nói trongnhững câu trả lời vừa rồi. Lời khuyên đầu tiên của tôi là, thực sự là các bạn thanhniên cần tự chịu trách nhiệm về tương lai của mình, về số phận của mình. Chúng tađừng chờ đợi để số phận đến với chúng ta như thế nào, chúng ta chấp nhận như vậy, màchúng ta hãy quyết định số phận của mình, chúng ta muốn đạt được mục tiêu gì trongcuộc đời mình. Và rồi chúng ta hãy tìm kiếm cơ hội, nguồn lực để thực hiện được điềumình mong muốn.
Chúng ta có rất nhiều người xung quanh như cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp…có rất nhiều người có thể hỗ trợ chúng ta. Hoặc chúng ta có thể tìm nhiều nguồn lựckhác nhau để tự giúp mình định hình nên kỹ năng cho mình và tham gia một cách tíchcực, hiệu quả trong thị trường lao động cũng như là trong xã hội.
Ý quan trọng ở đây là chúng ta hãy chủ động và nhận ra rằng bản thân mình là mộtphần của giải pháp để giúp giải quyết tất cả thách thức mà mình gặp phải. Chúng tacần phải chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, sử dụng thông tin, ví dụ như là thịtrường lao động có những phát triển như thế nào… Tất cả những yếu tố tôi nói đều quantrọng.
Vừa rồi chúng ta cũng đã trao đổi với nhau tầm quan trọng của kỹ năng hành vi, làmviệc theo nhóm… Tất cả những kỹ năng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bảnthân và chúng ta có thể tìm ra nhiều cách khác nhau để tự giúp mình có được những kỹnăng đó. Cũng có nhiều biện pháp, điểm thâm nhập và quan trọng ở đây tôi muốn nhấnmạnh là chúng ta hãy đặt cho mình trách nhiệm đối với sự nghiệp học tập của chínhmình, tương lai của chính mình.
Hãy sử dụng những gì mình học được một cách hiệu quả. Chúng ta phải luôn mong muốntìm tòi và hãy cố gắng đắm mình trong những trải nghiệm để đạt được mục tiêu trên cơsở xác định rõ mục tiêu mà mình mong muốn.
Nhà báo Hạ Anh: Thưa quý vị và các bạn, do thời gian có hạn nên chúngtôi chưa thể trả lời hết được câu hỏi của bạn đọc trong buổi giao lưu này.
Một số thông tin khác chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tới khách mời và quý vị sẽthu xếp thời gian để trả lời.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mặc dù rất bận nhưng đãthu xếp thời gian để tới tham gia buổi trực tuyến này. Mặc dù cách đây 5 ngày ôngcũng đã tham gia một buổi đối thoại khác ở Đài Truyền hình Việt Nam, chứng tỏ sự quantâm của ông đối với phản hồi của dư luận trước những vấn đề hệ trọng.
Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới đại diện của Ngân hàng Thế giới đã có những thôngtin hữu ích cho độc giả VietNamNet cũng như giới trẻ Việt Nam. Chúng tôi hi vọng buổicông bố thông tin của quý vị vào ngày mai cũng sẽ mang lại giá trị lớn cho sự nghiệpgiáo dục của Việt Nam.
Xin cảm ơn quý vị!
Phần 1: Những ngôn từ mới của giáo dục Phần 2: Cải cách sư phạm: Chuyển ưu đãi sinh viên sang đãi ngộ người thầy Phần 3: Điểm đột phá của tự do học thuật
Phần 5: "Tại sao người lớn chưa trưởng thành?"
|
" alt="'Trận đánh lớn' của giáo dục"/>
'Trận đánh lớn' của giáo dục