Khi lòng tốt bị méo mó vì dư luận: Đông Nhi keo kiệt, Trấn Thành thờ ơ?

Thời sự 2025-04-24 09:58:22 49

Đến thời điểm hiện tại,òngtốtbịméomóvìdưluậnĐôngNhikeokiệtTrấnThànhthờơcup anh cả nước vẫn đang gồng mình chống lại dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp. Nỗi đau của người dân đồng bằng Tây Nam Bộ vẫn chưa vơi khi cảnh hạn hán và ngập mặn triền miên, thiếu nước sạch kéo dài. 

Trước khó khăn chung của xã hội, không ít nghệ sĩ Việt đã sớm thể hiện tấm lòng sẻ chia khi đóng góp một phần sức lực bằng khả năng kinh tế, hay đứng ra kêu gọi người hâm mộ ủng hộ và làm những việc có ích cho cộng đồng để nhanh chóng vượt qua giai đoạn này.

Tuy nhiên, những hành động đáng lẽ cần được biểu dương nay lại trở thành đề tài được đem ra "mổ xẻ", cân đo đong đếm rồi chỉ trích như một thói quen cố hữu. Lòng tốt của những nghệ sĩ như Ngọc Trinh, Minh Tú, vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng, hay mới đây là Trấn Thành bị đặt lên bàn cân so sánh. 

Công khai tạo lan toả, mỉa mai vì "ủng hộ ít"

Tranh cãi quanh việc nghệ sĩ làm từ thiện vốn không còn xa lạ, nhưng nay lại được châm ngòi bởi câu chuyện cặp đôi Đông Nhi - Ông Cao Thắng ủng hộ 50 triệu đồng hỗ trợ người dân miền Tây vượt qua khó khăn. 

{ keywords}
Cặp đôi Đông Nhi - Ông Cao Thắng bị mỉa mai là keo kiệt khi ủng hộ 50 triệu đồng.

"Đông Nhi - Ông Cao Thắng có đám cưới rình rang nhất showbiz nhưng chỉ ủng hộ 50 triệu?", "Số tiền đó quá nhỏ với thu nhập hàng tháng của họ"... Không ít cư dân mạng dùng lời lẽ mỉa mai, cho rằng vợ chồng ca sĩ keo kiệt khi tổ chức đám cưới hoành tráng bạc tỷ mà chỉ ủng hộ bà con miền Tây vỏn vẹn 50 triệu đồng như một phần lẻ trong khoản chi tiêu.

Lòng tốt vô tình trở nên méo mó trước búa rìu dư luận. Thực tế, 50 triệu đồng không phải một con số nhỏ, nó là thành quả có được nhờ sự lao động, cố gắng nỗ lực của nghệ sĩ. Cho dù Đông Nhi có ủng hộ 50 nghìn đồng thì đây cũng là điều trân quý bởi cô biết san sẻ với cộng đồng. 

Không lâu sau, Ngọc Trinh là cái tên tiếp theo hứng chịu chỉ trích khi quyên góp đến 200 triệu đồng. Bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ. Luận điệu trớ trêu lại một lần nữa cất lên, rằng "nữ hoàng nội y" keo kiệt, ích kỷ khi bóc hộp đồ hiệu tiền tỷ mà chỉ ủng hộ 200 triệu đồng... Nghịch lý không khi người bỏ tiền, bỏ công, cho đi, nhưng lại nhận về những phán xét mang nặng tính cá nhân?

{ keywords}
Ngọc Trinh đóng góp 200 triệu đồng vẫn không tránh khỏi lời ác ý từ cư dân mạng.

Tương tự Đông Nhi và Ngọc Trinh, Minh Tú tiếp tục là mục tiêu của những lời chê bai khi siêu mẫu công khai ủng hộ 10 triệu đồng - số tiền mà một cư dân mạng cho là "bèo bọt". Khác với sự im lặng của hai đàn chị, Minh Tú thẳng thắn bày tỏ quan điểm trên Vlog cá nhân và không ngại ngần phê phán những "anh hùng bàn phím" chỉ biết núp bóng màn hình nói xấu sau lưng, không đóng góp gì cho xã hội ngoài những lời chia rẽ tiêu cực. 

Âm thầm tránh phô trương, đánh đồng "không ủng hộ"

Tránh bị "gắn mác" phô trương, làm màu, không ít nghệ sĩ đã lựa chọn làm từ thiện âm thầm, không công khai số tiền đóng góp. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, những người nổi tiếng ủng hộ công khai sẽ kêu gọi được đông đảo người hâm mộ cùng nhau chung sức. Dẫu vậy, cốt lõi của của thiện nguyện vẫn là tại tâm và dù công khai hay âm thầm cũng là việc tốt và là quyền cá nhân của mỗi người.

Mới đây, Trấn Thành đã có lời phản bác trước những lý lẽ chỉ trích nam MC không chịu góp tiền làm từ thiện mặc dù chính họ cũng không dám chắc anh đã ủng hộ hay chưa. Trấn Thành cho biết từ thiện là việc tốt, không nên ép buộc nhau. Bản thân anh không thích mang tấm lòng thiện nguyện ra để PR, vậy nên sẽ làm mọi việc trong âm thầm.

Nam MC cũng khẳng định mình không có thói quen làm từ thiện mà phải đăng báo làm ở đâu, bao nhiêu tiền: "Cái gì cũng phải báo cáo hóa ra từ một hành động ý nghĩa thành đối phó với cộng đồng sao?". 

{ keywords}
MC Trấn Thành bị "đánh đồng" là không góp tiền làm từ thiện khi anh không công khai việc làm thiện nguyện của mình. 

Trấn Thành đồng thời đánh giá việc công khai từ thiện trên mạng xã hội như con dao hai lưỡi: "Làm từ thiện rồi mà còn bị chê là giàu vậy mà ủng hộ có nhiêu đó... Người chê ít, kẻ bảo làm màu, phô trương, lợi dụng thời cơ hâm nóng tên tuổi".

Trước dòng chia sẻ của nam MC, số đông khán giả đồng tình với quan điểm từ thiện là việc tự nguyện, ủng hộ ít hay nhiều, dù là tiền mặt, hiện vật, hay chỉ là một ý tưởng cũng đều đáng trân trọng. Thế nhưng, chính những mặc định vô căn cứ của một bộ phận khán giả đang hướng đến nghệ sĩ vô tình làm nhiều người nhụt trí hoặc sợ bị nói "ăn theo" làm màu nên họ chọn cách im lặng hoặc đứng ngoài cuộc.

"Vác tù và hàng tổng" bị chỉ trích như một thói thường

Làm công việc từ thiện như những kẻ vác tù và hàng tổng, đóng góp số tiền họ dành dụm, lao động mà làm ra, đóng góp thời gian, đóng góp công sức, chỉ mong người nhận vượt qua khó khăn để lại bình an. 

Một số khán giả cho rằng Đông Nhi là sao hạng A, có nhiều tài sản nên phải quyên góp nhiều hơn là chuyện bình thường. Nhưng họ không hiểu nghệ sĩ phải chi trả số tiền khổng lồ cho ekip sau lưng, phải tích góp đầu tư cho sản phẩm mới, liveshow đều đặn để giữ nhiệt cho tên tuổi. 

"Tôi chỉ muốn nói nghệ sĩ hay gì đi nữa thì cũng là một công dân. Một công dân như bao nhiêu công dân khác, chỉ khác chút là công việc khi đã nổi tiếng kiếm tiền nhàn hơn. Nhưng mong các bạn hiểu chúng tôi cũng vất vả ít nhất hơn 15 tới 20 năm mới được như vậy", Tuấn Hưng viết trong chia sẻ của mình khi không đồng tình việc Đông Nhi bị chỉ trích.

Theo nam ca sĩ, điều quan trọng nhất lúc này là đoàn kết, chung tay vì cộng đồng thay vì soi mói lẫn nhau. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", anh chia sẻ.

{ keywords}
Ca sĩ Tùng Dương trực tiếp đến các bệnh viện trao các hiện vật cho chiến dịch "Chung tay đẩy lùi Covid-19''. Ảnh: Hoà Nguyễn.

Những người nổi tiếng có cái thuận lợi là được chú ý trong cộng đồng. Tiếng nói, sức ảnh hưởng của họ có thể thu hút, kết nối nhiều người và cùng nhau tạo ra những sự thay đổi thực sự trong cộng đồng.

Rất tích cực trong công việc kêu gọi và trực tiếp đi trao các hiện vật cho chiến dịch "Chung tay đẩy lùi Covid-19'', ca sĩ Tùng Dương. Anh nói: "Tôi trân trọng từng tin nhắn và sự đóng góp của mọi người. Từng số tiền nhỏ tới lớn đều thể hiện tấm lòng của mỗi người. Có trực tiếp đi làm tôi mới thấm thía sức mạnh tương trợ của cộng đồng những lúc khó khăn của con người Việt Nam''.

Đúng như chia sẻ của Tùng Dương, làm từ thiện không có hơn thua, không nhất thiết phải bằng vật chất, của cải mới đáng trân trọng. Đôi khi chỉ một lời chia sẻ, một lời động viên, một ý tưởng đóng góp cũng đều đáng được ghi nhận, tuỳ tâm và tuỳ khả năng mỗi người. Việc đứng ra giúp đỡ cộng đồng dù ở bất kỳ hình thức nào cũng là một hành động đẹp cần được tán dương và lan truyền.

Vì vậy, việc chỉ trích người nổi tiếng đôi khi trở thành một thói quen rảnh rỗi của một ai đó, họ tự cho mình cái tôi quá lớn để phán xét người khác mà không tự nhìn lại mình xem đã làm được gì, đã khơi gợi những gì cho người xung quanh để cuộc sống thêm tốt đẹp, bình an?... 

Có lẽ hơn bao giờ hết, những ý kiến phiến diện và đả kích tiêu cực về việc làm từ thiện cần được nhìn nhận đúng đắn và bài trừ. Thực tế, những cá nhân luôn đưa ra lời lẽ nghịch lý, châm chọc vào bất cứ đề tài nào là những người thường "thờ ơ" với những công việc của xã hội, thời cuộc.

Huy Vũ

MC Trấn Thành phản pháo khi bị nhắc chưa quyên góp chống dịch Covid-19

MC Trấn Thành phản pháo khi bị nhắc chưa quyên góp chống dịch Covid-19

 - MC cho biết anh không có thói quen công khai hoạt động từ thiện khi khán giả thắc mắc Trấn Thành chưa có tên trong danh sách nghệ sĩ quyên góp tiền chống dịch.

本文地址:http://app.tour-time.com/html/46e198703.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nomme Kalju vs Tallinna Kalev, 22h00 ngày 22/4: Tinh thần chạm đáy

Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số cho biết, ASEAN được dự đoán trở thành một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2025. 

Ngày 16/12/2022, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất phát triển hạ tầng số tại các nước ASEAN”. 

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) cho biết, ASEAN được dự đoán trở thành một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2025. Tham vọng kỹ thuật số của ASEAN được đưa vào kế hoạch ASEAN Digital Masterplan 2025 (ADM2025), thúc đẩy “ASEAN như khối cộng đồng và kinh tế số dẫn đầu nhờ vào các dịch vụ, công nghệ và hệ sinh thái chuyển đổi số, an toàn”.

Muốn đạt được tầm nhìn của ADM2025 phải có hạ tầng số sâu rộng, chất lượng cao. ASEAN nhận thức rõ vai trò quan trọng của hạ tầng số trong việc phát triển CNTT của những nước thành viên. Từ đó, thực hiện nhiều nỗ lực để biến hạ tầng số vừa là động lực, vừa là kết quả của các sáng kiến hợp tác.

“Dù nhận thức được tầm quan trọng của phát triển hạ tầng số, nhiều nước ASEAN vẫn gặp khó khăn khi triển khai các biện pháp thúc đẩy, cũng như tận dụng tối đa lợi ích của nó. Điều ASEAN cần là hướng dẫn cho các nước thành viên đơn giản và đồng bộ hóa chính sách cho phát triển hạ tầng số. Hướng dẫn tốt nhất nên định nghĩa được các nguyên tắc chung, hỗ trợ bởi quy trình và kết quả rõ ràng. Do đó, việc nghiên cứu để hướng dẫn thực hành tốt nhất cho phát triển hạ tầng số ở ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng cho một khu vực đổi mới hơn, năng động hơn và kết nối hơn mà ASEAN muốn tạo ra”, ông Trần Minh Tuấn nói.

Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất phát triển hạ tầng số tại các nước ASEAN” là cơ hội cho các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm về phát triển hạ tầng số. 

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chia sẻ, khoảng cách về kết nối số mà cụ thể khoảng cách về phủ sóng 3G và 4G đã được thu hẹp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khoảng cách về kết nối số vẫn còn cao ở mức 30% đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và 54% với khu vực Nam Á. Khoảng cách số chính là một hình thức mới của sự bất bình đẳng. 

Tại hội thảo, đại diện ADB đưa ra sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng cách số là đầu tư vào hạ tầng số gồm cáp quang biển, mạng băng rộng quốc gia và mở rộng mạng viễn thông. Bên cạnh đó, các quốc gia phải có giải pháp kiến thức: tạo ra các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và tư vấn về các công nghệ mới, thực thi chính sách và mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ về việc triển khai tại quốc gia mình, đại diện đến từ Indonesia cho hay, với dân số 277,7 triệu người, Indonesia có 370,1 triệu thuê bao di động, 204,1 triệu người sử dụng Internet. Hiện có 85% dân số được kết nối với mạng 4G. Indonesia đang triển khai thử nghiệm mạng 5G tại một số tỉnh, thành phố. 

Theo đại diện đến từ Malaysia, quốc gia này có kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng, cung cấp dịch vụ số và dịch vụ băng rộng với chất lượng tốt hơn cho người dân. Kế hoạch có tên gọi Jendela và được thực hiện theo nhiều giai đoạn với những mục tiêu cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2020-2022, phủ sóng 4G tại khu vực đông dân cư đã đạt được 96,9%, tốc độ băng rộng di động trung bình là 35Mbps. Malaysia cũng đang triển khai tắt sóng mạng 3G. 

Đại diện Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh rằng, tốc độ chuyển đổi số sẽ thúc đẩy kinh tế số tăng trưởng. Tuy tiềm năng kinh tế số rất lớn, nhưng chỉ số tích hợp số ASEAN lại thấp hơn các nước châu Á Thái Bình Dương khác.

">

Các nước ASEAN cần có chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng số

">

'Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn'

Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Zeleznicar Pancevo, 23h30 ngày 22/4: Bắt bài chủ nhà

 Bộ giải pháp “Lưu trú dữ liệu an toàn trên nền tảng điện toán đám mây” của CMC Telecom

Vấn đề bảo mật dữ liệu

Dữ liệu lớn thường chứa dữ liệu quan trọng, chẳng hạn như hợp đồng với khách hàng, hồ sơ kế toán, thuế…. Điều này làm cho dữ liệu trở thành mục tiêu hàng đầu của tội phạm mạng và doanh nghiệp pro-services phải chịu trách nhiệm nếu không được bảo vệ. Ngay cả việc vô tình làm hỏng dữ liệu cũng có thể gây ra những hậu quả khiến doanh nghiệp đánh đổi bằng kinh tế, danh tiếng thậm chí là sự sống còn của công ty.

Để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp pro-services được bảo vệ đầy đủ, các hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn cần sử dụng cơ chế mã hóa và kiểm soát truy cập. Hệ thống cũng cần có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu tuân thủ dành cho dữ liệu. Nói chung, doanh nghiệp sẽ có quyền kiểm soát tốt hơn đối với bảo mật dữ liệu on-premise hoặc trong các private cloud hơn so với các public cloud.

Tính khả dụng cao

Bất kể tài nguyên nào được sử dụng, doanh nghiệp pro-services cần đảm bảo rằng dữ liệu vẫn có tính khả dụng cao. Doanh nghiệp nên có các biện pháp để đối phó với các lỗi cơ sở hạ tầng và cần đảm bảo rằng bạn có thể truy xuất dữ liệu đã lưu trữ một cách đáng tin cậy và hiệu quả. Public cloud hỗ trợ mạnh mẽ cho yêu cầu này. Khi chạy on-premise, cần đảm bảo giải pháp lưu trữ dữ liệu lớn hỗ trợ phân cụm và nhân rộng các đơn vị lưu trữ, để cung cấp khả năng dự phòng và độ bền cao ngang bằng với các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Thúy Ngà

">

Thách thức của doanh nghiệp pro

Vụ biển báo giao thông lạ ở Hà Tĩnh: Chính quyền địa phương vào cuộc - 1

Biển báo lạ tại cầu Ba Khe đã được tháo xuống (Ảnh: Dương Nguyên).

"Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo Dân trí, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo UBND xã Hà Linh. Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân cắm tấm biển đó phải tháo gỡ xuống ngay. Chúng tôi đã đi kiểm tra trên tuyến đường và ghi nhận tấm biển lạ này không còn tồn tại", vị này thông tin.

Như Dân tríđã phản ánh, thời gian qua, người tham gia giao thông khi di chuyển trên quốc lộ 15, đoạn qua cầu Ba Khe, xã Hà Linh tỏ ra bất ngờ trước một biển cảnh báo lạ có nền đỏ, chữ trắng với nội dung: "Khu vực tâm linh, xin giảm tốc độ".

Nhiều tài xế, họ chưa từng gặp biển báo này bao giờ và cảm thấy bất ngờ khi di chuyển qua đoạn đường này. Việc xuất hiện của tấm biển lạ khiến tâm lý của họ bị ảnh hưởng, đặc biệt vào buổi tối.

Vụ biển báo giao thông lạ ở Hà Tĩnh: Chính quyền địa phương vào cuộc - 2

Biển báo lạ trước đó xuất hiện tại cầu Ba Khe (Ảnh: Dương Nguyên).

Ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh, cho biết quốc lộ 15, đoạn qua địa phương này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông nên người dân đã tự ý cắm tấm biển cảnh báo lạ nêu trên.

Theo đại diện Hạt giao thông số 4, để giảm thiểu tai nạn giao thông qua khu vực trên, ngành chức năng đã cắm các biển báo giới hạn tốc độ tối đa cho phép gồm 70 và 50 tại cung đường nêu trên.

Còn trong Luật giao thông đường bộ, không có biển báo nào có tên "Khu vực tâm linh, xin giảm tốc độ".

">

Vụ biển báo giao thông lạ ở Hà Tĩnh: Chính quyền địa phương vào cuộc

友情链接