Số liệu: Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc giai đoạn tháng 8/2017 đến tháng 7/2019. |
Trong các chỉ số thành phần, Việt Nam có cải thiện vượt bậc ở Chỉ số Hạ tầng viễn thông (tăng 31 bậc), cải thiện ở Chỉ số Nhân lực (tăng 3 bậc) và tụt hạng đáng kể ở Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (giảm 22 bậc).
Ở các chỉ số thành phần, Việt Nam hiện được đánh giá cao ở Chỉ số Tham gia điện tử (xếp hạng 70/193 quốc gia) cùng những nỗ lực của ngành Thuế khi thực hiện kê khai thuế điện tử, thanh toán điện tử và hải quan điện tử.
Với Chỉ số Dịch vụ trực tuyến của địa phương và Chỉ số Dữ liệu mở (xếp hạng 97/193 quốc gia), Việt Nam chỉ thuộc nhóm quốc gia ở mức trung bình.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), báo cáo trên chưa phản ánh đầy đủ những nỗ lực của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8/2019 tới nay. Mục tiêu của Bộ TT&TT là đưa Việt Nam tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng về Chính phủ điện tử trong giai đoạn tới.
Tình hình phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Đối với xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019, top 5 cơ quan dẫn đầu hiện đang là Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước.
|
Xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019. Số liệu: Bộ TT&TT |
Ở khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhóm các địa phương dẫn đầu gồm có Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh và TP.HCM.
Tính đến tháng 7/2020, Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (TSLCD) đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 96% quận, huyện, thị xã.
Với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP), đến tháng 7/2020, đã có 21 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 55 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lệ 82,61%.
|
Xếp hạng 8 tỉnh dẫn đầu về chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019. Số liệu: Bộ TT&TT |
Tính từ đầu năm 2019 đến hết tháng 7/2020, đã có tổng cộng 4,4 triệu giao dịch được thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 7,6 nghìn giao dịch.
Theo ước tính của Bộ TT&TT, việc vận hành nền tảng NGSP đã giúp tiết kiệm 30.500 đồng với mỗi thủ tục hành chính được thực hiện. Nếu chỉ tính riêng dịch vụ liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, mỗi năm NGSP giúp tiết kiệm cho xã hội 48,8 tỷ đồng.
|
Mục tiêu của Việt Nam là đến hết năm 2020, tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên cả nước đạt 30%. Số liệu: Bộ TT&TT |
Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên toàn quốc đạt 88,53%. Tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 trung bình cả nước đạt 15,91%. Hiện có 9 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%, trong đó Bộ Y tế và Bộ TT&TT đạt tỷ lệ 100% DVCTT mức độ 4.
Về An toàn, an ninh mạng, đến tháng 7/2020, 44% bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã kết nối tới 38 SOC (Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng) của các bộ, ngành, địa phương.
Các đề xuất để xây dựng Chính phủ số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm qua, Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ. Một số nội dung của Chính phủ số như Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Hệ thống báo cáo, phân tích số liệu cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh đã được triển khai thí điểm và bước đầu mang lại kết quả.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhiều nền tảng chuyển đổi số Việt Nam đã ra đời. Nhờ vậy, nhiều hoạt động họp tập, làm việc, mua sắm, khám chữa bệnh được đưa lên môi trường số, góp phần hình thành nên trạng thái bình thường mới.
|
Sự xuất hiện của các nền tảng số Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã giúp đưa cuộc sống bước vào trạng thái bình thường mới trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt |
Người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân. Công cụ cho chuyển đổi số chính là các nền tảng. Mỗi tuần, Bộ TT&TT sẽ ra mắt các nền tảng Việt Nam để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Sau cùng, để biết việc chuyển đổi này có đi đúng hướng không, Bộ TT&TT sẽ ban hành bộ tiêu chí về chuyển đổi số, đo đạc tính hiệu quả và công bố xếp hạng chuyển đổi số.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành chiến lược và chương trình chuyển đổi số năm 2020. Các nội dung Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, Chính phủ số, Chính quyền số, Đô thị thông minh, Kinh tế số sẽ được đưa vào trong chiến lược này.
Về xây dựng hạ tầng số, Bộ TT&TT cho rằng nên kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ. Bộ TT&TT sẽ chủ trình đề xuất trình Chính phủ ban hành hoặc ủy quyền cho Bộ TT&TT ban hành Bộ chỉ số chuyển đổi số Quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2020. Bộ cũng đề nghị Thủ tướng cho phép xây dựng chiến lược Chính phủ số và chương trình hành động Chính phủ số.
|
Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý về việc cần đạt mục tiêu hầu hết các DVCTT đều được cung cấp ở mức độ 4 vào năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ TT&TT mong muốn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đề nghị các bộ, ngành, địa phương dành ít nhất 1% ngân sách hàng năm chi cho ứng dụng CNTT. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị Chính phủ tăng thêm nhiệm vụ chuyển đổi số ngành và đổi tên đơn vị phụ trách CNTT của các bộ, ngành thành cục hoặc trung tâm chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, theo kiến nghị của Bộ TT&TT, các vùng kinh tế trọng điểm nên có một trung tâm chuyển đổi số cho khu vực. Đây sẽ là nơi đào tạo nhân lực chuyển đổi số, phát triển và giới thiệu các nền tảng chuyển đổi số, thí điểm chính sách mới, giới thiệu các mô hình thành công và là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyển đổi số cho cả khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong muốn Chính phủ thống nhất nguyên tắc và giao Bộ TT&TT chủ trì các nền tảng dùng chung. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ việc kết nối hệ thống thanh toán hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến.
|
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về Chính phủ điện tử. Ảnh: VGP |
Tại buổi họp của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về Chính phủ điện tử. Với những vấn đề về thể chế còn chậm, còn thiếu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành cần sớm có biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.
Trong số những vấn đề được Thủ tướng Chính phủ lưu ý, có việc xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về định danh và xác thực điện tử, Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. Thủ tướng cũng muốn có quy hoạch pháp luật về việc chia sẻ công khai, minh bạch các cơ sở dữ liệu hiện có.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý về việc cần đạt mục tiêu hầu hết các DVCTT đều được cung cấp ở mức độ 4 vào năm 2021. Để làm được điều này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT hàng tháng thống kê dữ liệu cung cấp DVCTT của từng bộ, từng tỉnh để có biện pháp triển khai.
Trọng Đạt
Bàn giải pháp đưa Việt Nam vào Top 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 có chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số - Mô hình và giải pháp công nghệ” sẽ diễn ra ngày 17/9 tại TP.HCM.
" alt=""/>Việt Nam được đánh giá cao về phát triển Chính phủ điện tử
Được sự giới thiệu của phòng Công tác xã hội, chúng tôi đã đến Khoa Nhi - Bệnh viện Việt Đức tìm hiểu hoàn cảnh gia đình chị Mai Thị Ngận (sinh năm 1971, trú tại thôn Chí Linh, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Chị Ngận đang chăm sóc con gái út là bé Triệu Ngọc Tuyết (7 tuổi) tại đây. Trong khi đó, bé Triệu Ngọc Ánh, chị gái sinh đôi với Tuyết hiện đang được truyền máu bên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.Chị Ngận cho biết, chị cùng anh Triệu Văn Hành (sinh năm 1967) kết hôn năm 1990, từng sinh được một người con gái. Bởi hoàn cảnh khó khăn, đến khi cháu đi lấy chồng, anh chị mới quyết định sinh thêm con. Vì thế, khi biết tin mình mang thai một cặp song sinh, vợ chồng chị đã rất vui mừng.
|
Hai chị em Tuyết - Ánh mắc bệnh bẩm sinh, cơ thể xanh xao, yếu ớt |
Tuy nhiên, trái lại với niềm hy vọng của gia đình, hai bé gái sau khi sinh ra được bác sĩ kiểm tra thì phát hiện, cả 2 đều mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là dạng bệnh bệnh hiểm nghèo phải truyền máu suốt đời.
“Chỉ cần con xây xát nhẹ là tôi đã sợ đến run người. Các con ốm là cả nhà lo lắng, mất ăn mất ngủ. Hai đứa nó yếu lắm, đau ốm suốt. Nhiều hôm đang học mệt quá cũng phải xin về giữa chừng.”, người mẹ khốn khổ rưng rưng nói. Cũng bởi mang bệnh hiểm trên người nên hai chị em Tuyết – Ánh thường xuyên nhức đầu, chóng mặt, ăn uống kém, hay nôn mửa, cơ thể ngày một xanh xao.
Đều đặn hàng tháng, chị Ngận lại khăn gói đưa các con lên bệnh viện truyền máu. Tuy nhiên không phải lúc nào đến bệnh viện cũng được truyền máu ngay mà có khi phải đợi cả tuần, bởi số lượng máu ở viện còn nhiều hạn chế. Tính ra, thời gian nằm viện còn nhiều hơn ở nhà.
|
Chị Ngận vô cùng lo lắng cho tình trạng của các con |
Bác sĩ Đặng Thị Huyền Trang, khoa Nhi - Bệnh viện Việt Đức cho hay: “Trường hợp của bệnh nhân Triệu Ngọc Tuyết hết sức đặc biệt khi cả hai chị em song sinh cùng bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Trước đó bé Tuyết từng điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh. Do nhu cầu truyền máu tăng cao khiến lách của bệnh nhân ngày càng to. Vừa qua, bé Tuyết nhập viện trong tình trạng bụng chướng, lách to độ 4 mức độ rất nặng”.
Theo bác sĩ, hiện tại Tuyết đã được phẫu thuật cắt lá lách. Về phía khoa và bệnh viện cũng ra sức hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho gia đình. Tuy nhiên sau phẫu thuật, bé cần được truyền máu thường xuyên. Trong khi đó gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên việc chữa bệnh cho con cũng gặp trở ngại.
Được biết, anh Triệu Văn Hành làm nghề phụ hồ, thu nhập ít ỏi, bấp bênh. Chị Ngận phải dành thời gian chăm sóc con, không làm được gì nhiều. Thu nhập giảm sút, con cái yếu ớt, có thời điểm vợ chồng chị cảm thấy bất lực, bế tắc trong cuộc sống.
Mặc dù vậy, con cái là hy vọng của cha mẹ. Anh chị vẫn không ngừng cố gắng để các con được chạy chữa đầy đủ. Việc quan trọng hàng đầu là phải đủ tiền để hàng tháng cho các con đi truyền máu. Rất mong hoàn cảnh của hai bé nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Triệu Văn Hành/chị Mai Thị Ngận, thôn Chí Linh, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. SĐT 0358662304 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.070 (hai chị em Tuyết - Ánh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
Cha không dám mổ tim mong con ung thư có tiền chữa bệnh
Em nằm trên giường bệnh, cơ thể chỉ còn da bọc xương, một bên chân trái đã cắt cụt. Gần 1 năm kiên cường chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, cô bé 15 tuổi gần như kiệt sức.
" alt=""/>Cha vật lộn kiếm từng đồng lẻ, mong đổi lấy giọt máu cho con