Năm 2018,ămBlockchainvàtrítuệnhântạosẽlàmthayđổimạnhmẽthươngmạiđiệntửViệlịch thi đấu aff cup 2024 thương mại điện tử biến động không ngừng
Năm 2018 chứng kiến khá nhiều biến động của những gã khổng lồ thương mại điện tử tại Đông Nam Á và Việt Nam. Vào đầu tháng 11/.2018 Tokopedia start up thương mại điện tử của Indonesia được định giá 7 tỷ USD chính thức cạnh tranh ngang hàng với các đại gia Alibaba và JD tại khu vực. Tại Việt Nam, Shopee soán ngôi Lazada trở thành trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất từ tháng 10/2018
Nguồn iPrice |
Shoppee trỗi dậy trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam trong tháng 10. |
Tại Hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thế giới số, bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra tỷ trọng thương mại điện tử ở Việt Nam cao nhất vẫn là qua kênh Facebook, Facebook là kênh bán hàng online quan trọng nhất chiếm tới gần 70% thị phần trong việc mua hàng online ở Việt Nam.
Tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia mới đây, bà Nguyễn Trần Bích Ngọc, nhà sáng lập sàn thương mại điện tử ECOMEASY ASIA cho hay, các nhãn hàng, các thương hiệu gặp khó khăn khi phải đáp ứng theo hệ thống kỹ thuật phức tạp, cách vận hành đa dạng của các sàn thương mại điện tử và phụ thuộc vào các sàn khi có khiếu kiện từ người mua. Những khó khăn này không gặp phải khi bán ngoại tuyến (bán hàng trực tiếp). Vì thiết kế vận hành ngoại tuyến đơn gỉản hơn, ít liên quan hệ thống kỹ thuật công nghệ, và việc họ sở hữu các nhân sự am hiểu được thị trường ngoại tuyến nhiều năm kinh nghiệm. Hiện nay việc tìm kiếm nhân sự phù hợp vận hành thương mại trực tuyến là việc khá khó khăn đối với nhiều thương hiệu.
Trong năm 2018, các thương hiệu lớn như Unilever, Nivea, L’oreal… đầu tư mạnh mẽ trên các mặt trận thương mại điện tử từ việc ăn theo Mùa SALE Huyền thoại giảm giá tới 91% trên Tiki, đến tạo riêng chương trình Super Brand Day giảm 50%++ của LAZADA. Từ các chương trình lớn một ngày hơn ngàn đơn này các thương hiệu nhận ra có các lỗ hổng chậm trễ trong khâu vận hành và chăm sóc khách hàng. Cứ sau mỗi mùa siêu khuyến mãi số lượng đơn thư khiếu nại của khách hàng về khâu chăm sóc khách hàng của các trang thương mại điện tử lại tăng lên đột biến. Đơn cử như việc LAZADA liên tiếp bị kiện từ người mua khi không giải quyết triệt để việc lỗi hệ thống trả tiền, không giao hàng khuyến mãi, tùy tiện hủy đơn hàng mà ICTnews đã phản ánh liên tục trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Trần Bích Ngọc trình bày tại Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. |
Về việc phản ứng với bán hàng trên Facebook thì các thương hiệu vẫn loay hoay vì thiếu nguồn cung cấp người bán, thông tin các bà mẹ bỉm sữa bán hàng trực tuyến và thiếu cả hệ thống quản lý và thanh toán cho người bán hàng trên Facebook