Giáo viên gắn mác 'Tây' tràn ngập trung tâm tiếng Anh châu Á

时间:2025-01-24 19:31:25来源:NEWS 作者:Thế giới

Các chuyên gia giáo dục Australia lo ngại về việc nhiều giáo viên nước ngoài không đạt tiêu chuẩn được thuê dạy tiếng Anh ở châu Á chỉ vì họ có màu da trắng,áoviêngắnmácTâytrànngậptrungtâmtiếngAnhchâuÁâm lịch và điều đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới học sinh.

{ keywords}
Giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn sẽ làm giảm hứng thú của học sinh với môn học này. Ảnh: Rex Pe

Trung Quốc là một trong số nhiều quốc gia châu Á, cũng như Indonesia, Malaysia, Việt Nam – đang thuê người nước ngoài không đủ tiêu chuẩn để dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Một báo cáo gần đây của tờ Tân Hoa Xã cho biết, 2/3 trong số 400.000 người nước ngoài đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc vào năm 2017 là không đủ tiêu chuẩn. Trong đó, một số còn làm việc với visa trái phép.

Bà Lynette Kim – giám đốc TESOL Australia – chia sẻ với tờ ABC rằng những người nước ngoài làm giáo viên mà không được đào tạo chính quy sẽ gây ra những tác động tiêu cực lâu dài với cả học sinh và bản thân chính giáo viên.

Bà cho biết, nó cũng ảnh hưởng đến cách phát âm, diễn đạt, khả năng học cách hình thành câu của học sinh, thậm chí là cả sự hứng thú của chúng với việc học tiếng Anh.

“Họ đang nghĩ rằng mình sẽ…. kiếm được tiền và ra khỏi đất nước này” – bà nói.

“Họ kiệt sức, căng thẳng và bắt đầu chán ghét việc dạy học nếu họ làm thế chỉ vì kiếm tiền”.

Jake Sharp, 27 tuổi, quyết định sang Việt Nam bởi vì anh cũng giống như nhiều người Australia trẻ tuổi khác – thích trải nghiệm cuộc sống ở một đất nước mới.

Sharp hiện đang là một giáo viên tiếng Anh đã được kiểm định. Anh cho biết, các giáo viên ở Việt Nam kiếm được mức lương tốt và nhiều người Australia quyết định ở lại lâu dài vì chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn nhiều.

Tuy nhiên, nhiều trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam đang thuê những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng lại không có trình độ chuyên môn.

Các trường thích “trả tiền phạt” còn hơn thuê giáo viên địa phương.

{ keywords}
Jake Sharp - một giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam - thích sự tự chủ tài chính khi làm việc ở nước ngoài

Bà Kim, cũng như một số giáo viên khác, nói rằng nhiều trường học thuê người nước ngoài chỉ vì “làn da trắng” của họ.

Nathaniel Kempster – người Anh gốc Pháp – đến Trung Quốc vào năm 2006 bằng visa sinh viên. Anh được mời dạy ở một trường mầm non ngay trong ngày thứ 2 đặt chân tới đây mà không cần phải có visa làm việc hợp lệ.

“Bạn thậm chí không cần phải là người ở nước nói tiếng Anh mới có được một mức lương tốt. Bạn chỉ cần có làn da trắng. Đó là điều quan trọng nhất, là tiêu chí đầu tiên” – anh chia sẻ.

Kempster đi dạy vào các ngày cuối tuần trong khoảng 6 tháng trước khi bị chính quyền “sờ gáy”.

“Vào một sáng thứ Bảy, khi đang dạy, bỗng nhiên khoảng 10 người bước vào với camera ghi hình chúng tôi” – Kempster nhớ lại.

“Bọn trẻ vô cùng sợ hãi, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đêm đó tôi đã phải ngồi ở đồn cảnh sát”.

Nhưng Kempster cho biết, các trường có giáo viên nước ngoài dạy kiếm được rất nhiều tiền, vì thế họ thà trả tiền phạt hơn là thuê giáo viên trong nước.

“Số tiền phạt chỉ rất nhỏ so với tiền họ kiếm được khi có giáo viên nước ngoài. Ở Trung Quốc, việc là người phương Tây được xem là cao cấp” – Kempster nói.

“Ngoài ra, khi bạn là người phương Tây, người ta cho rằng đương nhiên bạn sẽ rất giỏi tiếng Anh, mặc dù một số người thì không hề”.

{ keywords}
Nathaniel Kempster hiện đang là gia sư riêng khi anh không được phép dạy ở trường mầm non

Sharp nói rằng, ở Việt Nam, người nước ngoài thường được thuê mà không cần kiểm tra lý lịch.

Kiểm tra lý lịch qua loa không chỉ dẫn đến việc giáo viên không đủ tiêu chuẩn mà còn để lọt những đối tượng phạm tội.

“Các trung tâm tiếng Anh thường không bị kiểm tra. Người ta làm việc với trẻ em mà không phải nộp lý lịch đã được công nhận bởi cảnh sát”.

Ở Thượng Hải, một sinh viên đã phát hiện ra giáo viên tiếng Anh ở trường đại học của cô – Daniel William Hiers – nằm trong danh sách 15 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Mỹ - báo chí Trung Quốc từng đưa tin.

Người này nằm trong danh sách truy nã từ tháng 3 năm 2005 vì tội giết người và tội phạm tình dục.

Luật pháp Indonesia quy định giáo viên tiếng Anh phải có bằng Thạc sĩ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy thì mới được dạy ở trường quốc tế.

Nhưng những người đáp ứng được yêu cầu này đang ngày càng khó tìm do nhu cầu học tiếng Anh tăng lên.

Ông Yusuf Muhyidin – giám đốc bộ phận dạy phụ đạo của Bộ Giáo dục Indonesia – cho biết: “Nhiều trung tâm ngoại ngữ thuê người bản xứ, nhưng một số không muốn làm đúng quy trình những thủ tục này. Thường là do thời gian chờ đợi lâu và chi phí tốn kém”.

Tuy vậy, ông cho rằng đây không phải là trách nhiệm của Bộ Giáo dục. “Nộp đơn khởi tố những đối tượng lao động này là việc của cảnh sát”.

{ keywords}
Bà Lynette Kim (ngoài cùng bên trái) - giám đốc TESOL Australia cho rằng nhiều trung tâm tiếng Anh chỉ thuê người nước ngoài vì họ có màu da trắng

Theo báo chí Trung Quốc đưa tin thì có nhiều mâu thuẫn về quy định dành cho giáo viên nước ngoài.

Một bài báo trên Tân Hoa Xã hồi tháng 7 cho biết phải mất 4 tháng để thuê một giáo viên nước ngoài nếu làm đúng quy trình.

Theo bài báo này, các giáo viên nước ngoài cũng cần phải có bằng đại học, 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan, hoặc phải có chứng chỉ giảng dạy để có được giấy phép lao động.

Nhưng ông Zhang Fucheng – phó chủ tịch ĐH Yanshan – thì cho biết trong một bài báo khác cũng trên tờ này hồi tháng 9 năm ngoái rằng, hiện tại chưa có luật hay quy định nào dành cho giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc.

“Cần sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp để cải thiện tiêu chuẩn và phương pháp với việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài, tình trạng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của họ” – ông Zhang cho hay.

Trong khi đó, công ty giáo dục quốc tế Education First (EF) tiết lộ trong báo cáo Chỉ số thành thạo tiếng Anh rằng, châu Á có dân số nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 cao thứ 2 thế giới, chỉ sau châu Âu.

Báo cáo năm 2017 của EF – dựa trên dữ liệu kiểm tra từ hơn 1 triệu người tham gia – cũng phát hiện ra rằng mức độ thành thạo tiếng Anh ở người trưởng thành có tương quan trực tiếp với xếp hạng của một quốc gia về Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc – chỉ số đo lường tiêu chuẩn sống và phát triển kinh tế trong số các thành tựu khác.

Phát triển kinh tế cũng mang lại những động cơ và nguồn lực mới để học tiếng Anh, báo cáo cho hay.

Bà Anya Filla-Dwehus – một giáo viên dạy tiếng Anh ở Trung Quốc đã 18 năm – chia sẻ, các bậc phụ huynh châu Á đang xem việc học tiếng Anh là con đường then chốt mang đến một sự nghiệp thành công.

Ở Trung Quốc, bố mẹ muốn con cái thành thạo tiếng Anh và có khả năng phát âm giống như người nước ngoài.

“Phụ huynh muốn kỹ năng đó được phát triển trước khi con họ vào trung học”.

Nguyễn Thảo (Theo ABC)

Đạt cấp độ C1 ở giáo viên tiếng Anh là mục tiêu không thực tế

Đạt cấp độ C1 ở giáo viên tiếng Anh là mục tiêu không thực tế

TS. Lê Văn Canh (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho rằng mục tiêu giáo viên tiếng Anh đạt cấp độ C1 là không thực tế và cần điều chỉnh lại.

相关内容
推荐内容