253 bị can khác bị đề nghị truy tố trong nhóm 11 tội danh gồm: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.
Theo kết luận điều tra, Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR) là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới, kiểm tra xe máy chuyên dùng đang lưu hành trong phạm vi cả nước. Trong các nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Phòng kiểm định xe cơ giới có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu hành.
Các đăng kiểm viên phòng VAR đã lợi dụng vị trí công tác không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm tra theo Thông tư 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ GTVT, bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trái quy định để nhận tiền hối lộ của các công ty từ 1,5 - 3 triệu đồng/hồ sơ.
Tháng 3/2019, Trần Anh Quân được bổ nhiệm Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới. Lúc này, các Đăng kiểm viên được phân công thẩm định hồ sơ thiết kế báo cáo với Quân về việc có nhận tiền hối lộ của các công ty thiết kế trong quá trình thẩm định hồ sơ.
Sau đó, Quân và các đăng kiểm viên thống nhất hàng tháng sẽ chia tiền theo tỷ lệ chia cho Quân số tiền 700 ngàn đồng/hồ sơ, bao gồm phần của Quân được hưởng, phần của Quân ngoại giao tiếp khách và phần để Quân chia cho lãnh đạo Cục là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà. Ngoài ra, chia cho các Phó phòng VAR mỗi người 100 ngàn đồng/hồ sơ; cho nhân viên văn phòng mỗi người 50 ngàn đồng/hồ sơ.
Hàng tháng sau khi nhận được tiền hối lộ của các công ty thiết kế, các Đăng kiểm viên sẽ tính toán, kiểm đếm số lượng hồ sơ được phân công thẩm định nhân với số tiền đã quy ước/hồ sơ rồi phân chia tiền cho Quân, 3 Phó phòng, cho 4 nhân viên văn phòng. Khi nhận được tiền từ các Đăng kiểm viên, Quân tiếp tục chia cho Trần Kỳ Hình số tiền 60 triệu đồng/tháng và Đặng Việt Hà số tiền 20 triệu đồng/tháng, một phần Quân sử dụng để ngoại giao, tiếp khách; phần còn lại Quân hưởng lợi.
Đến tháng 8/2021, Trần Kỳ Hình nghỉ hưu và Đặng Việt Hà được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng. Trong cuộc họp với lãnh đạo Phòng VAR , Đặng Việt Hà đã yêu cầu Phòng VAR hàng tháng phải báo cáo chính xác số liệu hồ sơ đã thẩm định thiết kế, phải bảo đảm lợi ích của Hà là cao nhất. Quân và những người tham gia trong cuộc họp đều hiểu rằng khi nhận tiền trong quá trình thẩm định thiết kế thì phải chia cho Hà tỷ lệ cao nhất.
Sau đó, Quân và các đăng kiểm viên họp bàn rồi thống nhất lại cách ăn chia, cụ thể Đặng Việt Hà 400 ngàn đồng/hồ sơ, Quân 300 ngàn đồng/hồ sơ, các Phó phòng VAR mỗi người 100 ngàn đồng/hồ sơ, đưa vào quỹ ngoại giao 140 ngàn đồng/hồ sơ, cho các nhân viên văn phòng mỗi người 40 ngàn đồng/hồ sơ, số tiền còn lại Đăng kiểm viên được hưởng.
Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 10 hàng tháng, các đăng kiểm viên thống kê số lượng hồ sơ, nhân với tiền ăn chia đã thống nhất rồi chia nhau. Trong đó, riêng phần của Đặng Việt Hà thì Quân bỏ tiền vào phong bì, có ghi số lượng hồ sơ thẩm định và tổng số tiền và đưa trực tiếp cho Hà tại phòng làm việc.
Đến tháng 10/2022, khi Cơ quan Công an phát hiện xử lý các sai phạm của các đơn vị đăng kiểm nên các đối tượng trên không nhận tiền hối lộ trong hoạt động thẩm định hồ sơ thiết kế nữa.
Khoảng 2 tháng sau, lo sợ hành vi bị phát giác, Đặng Việt Hà đã trả lại 5 tỷ đồng (là tiền do các Đăng kiểm viên nhận hối lộ của các công ty thiết kế chia cho Hà) cho Trần Anh Quân.
Ngoài ra, lo sợ bị xử lý, Đặng Việt Hà liên hệ với Lại Thái Phong (38 tuổi, ngụ TP.Hà Nội - Phó Chánh văn phòng Cục đăng kiểm Việt Nam) nói rằng, cơ quan công an xử lý nhiều sai phạm liên quan đến Trung tâm Đăng kiểm nhưng hiện tại không nắm được thông tin xử lý về sai phạm gì. Lúc này, Phong nói với Hà về việc Phong có quen biết Nguyễn Văn Chung có nhiều mối quan hệ với cơ quan công an.
Nghe vậy, Hà nói với Phong nhờ Chung tìm hiểu thông tin xem công an xử lý như thế nào, thì Phong đồng ý. Sau đó Hà nói với Trần Anh Quân sử dụng số tiền 5 tỷ đồng đã trả lại trước đó, để đổi 100 ngàn USD.
Quân đưa 100 ngàn USD cho Hà tại phòng làm việc, để Hà đưa cho Lại Thái Phong. Phong tiếp tục gặp đưa tiền cho Nguyễn Văn Chung để nhờ Chung tìm người thu thập thông tin đến vụ án đăng kiểm cho Đặng Việt Hà, tuy nhiên Chung không có khả năng thực hiện mà chiếm đoạt số tiền trên.
Khi bị bắt tạm giam, tháng 8/2023 Đặng Việt Hà có đơn tố cáo. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã điều tra làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Văn Chung và hành vi môi giới hối lộ của Lại Thái Phong.
Đến nay, các bị can trong vụ án, đặc biệt là các bị can nguyên là Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà đã thành khẩn nhận tội, khai báo chi tiết.
Cơ quan công an an xác định, các bị can trong vụ án đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đăng kiểm làm trái các quy định của pháp luật, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, móc nối với các doanh nghiệp, chủ phương tiện, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi pháp luật hình sự, có tổ chức, xuyên suốt trong thời gian dài, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại đến tài sản, lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan, xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
" alt=""/>Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’Vị bác sĩ này cũng cho biết dù sức khỏe đã ổn định, nam du khách này vẫn bị băng bó hai tay, vết thương còn đau nhức và cần được theo dõi tại viện do có nguy cơ nhiễm trùng.
Trước đó, người này nhập viện ngày 19/2 trong tình trạng có hai vết thương 8cm và 10cm ở cánh tay phải, làm đứt cơ nhị đầu tay phải; cẳng tay trái vết thương dài 1cm, xây xát đùi phải. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật, cắt lọc, khâu vết thương cho bệnh nhân.
Theo chia sẻ của nam du khách, sáng 19/2, anh cùng người bạn đi bộ trên đường 23-10, qua xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, đoạn dưới chân cầu vượt nút giao thông Ngọc Hội. Họ bất ngờ bị con chó giống Alabai, lông trắng, lao tới tấn công. Con chó hung dữ, cắn chặt lấy tay khiến anh hoảng loạn. Sau đó, nam du khách được người dân giải cứu và đưa tới bệnh viện.
Liên quan sự việc trên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp Nguyễn Chí Dũng, cho biết địa phương đã làm việc với hộ nuôi, lập biên bản chuyển lên thành phố xử lý. Người nuôi chó đã nhận trách nhiệm, đến thăm hỏi và lo toàn bộ chi phí điều trị của nạn nhân.
Theo Sở GTVT TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp với Sở GTVT Long An kiểm tra, rà soát quy hoạch kết nối giữa 2 tỉnh, thành. Kết quả, đề xuất kết nối chính giữa hai địa phương gồm 23 vị trí.
Riêng hướng Nam, Sở GTVT đề xuất mở rộng Quốc lộ 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc, vốn đầu tư khoảng 2.150 tỷ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM khoảng 1.500 tỷ đồng; tỉnh Long An khoảng 650 tỷ đồng.
Song hành với con đường này là đường song hành Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh kết nối với đường Trục động lực, huyện Cần Giuộc, vốn đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM khoảng 3.200 tỷ đồng, tỉnh Long An khoảng 1.100 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch, đường Nguyễn Văn Tạo sẽ mở rộng lên 6 - 8 làn xe, hiện thành phố đã giao Ban quản lý khu Nam, huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng.
Thị trường bất động sản khu Nam đang bứt phá từng ngày |
Tiếp theo, đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè, TP.HCM) nối Đường tỉnh lộ 826C (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM khoảng 790 tỷ đồng; đoạn tỉnh Long An khoảng 240 tỷ đồng.
Đặc biệt, tuyến Metro số 4 hiện đã “chốt” quy hoạch từ P.Thạnh Xuân (Q.12) chạy về Hồ Con Rùa (Q.3) - chợ Bến Thành (Q.1), men theo đường Hoàng Diệu (Q.4) - Nguyễn Thị Thập (Q.7) nối vào đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cuối cùng kết thúc ở Depot đặt tại Khu đô thị Hiệp Phước (H.Nhà Bè).
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, dự án có tổng vốn đầu tư 4,57 tỉ USD, dài 36,2km (19,9km đi trên cao;16,3km đi ngầm). Hiện dự án đã lập Báo cáo đầu tư, lập hồ sơ cắm mốc giới và bàn giao cho địa phương quản lý. Ban Quản lý đang kêu gọi đầu tư.
Hạ tầng khu Nam - từ hướng Cần Giuộc nhìn vào trung tâm TP.HCM |
“Kéo” đô thị vệ tinh về TP.HCM
UBND TP.HCM vừa chấp thuận quy hoạch đô thị Cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) thành 1 trong 5 đô thị vệ tinh của thành phố.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đề án Quy hoạch vùng hiện nay cũng xác định 3 huyện: Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa của tỉnh Long An cũng sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM cùng phát triển song hành.
Theo Sở GTVT, việc kết nối giao thông giữa TP.HCM với tỉnh Long An nhằm thúc đẩy phát triển giữa hai địa phương. Sở GTVT kiến nghị UBND TP.HCM thống nhất chủ trương đầu tư các tuyến đường trên trong giai đoạn 2021 - 2025.
Theo Quyết định 6015/QĐ-UBND về quy hoạch xây dựng huyện Nhà Bè, năm 2020, huyện có diện tích hơn 10.055ha, dân số khoảng 540.000 người, đến nay cả huyện chỉ còn khoảng 200 hộ dân làm nông nghiệp. Huyện đang đứng trước triển vọng trở thành một trong năm huyện ngoại thành đầu tiên lên quận.
Với tốc độ đầu tư, mở rộng hạ tầng trên đã hút các nhà đầu tư về đây, khiến giá nhà, đất liên tục tăng giá. Nếu cách đây 2 năm, giá đất dự án dọc đường Nguyễn Hữu Thọ chỉ từ 5 - 7 tỉ đồng/nền khoảng 90m2 thì nay trên dưới 10 tỉ đồng/nền.
Khu vực đường Nguyễn Văn Tạo (xã Long Thới) hiện giá cũng tăng gấp đôi sau 2 năm (khoảng 60 triệu đồng/m2), đất vườn khoảng 7 - 8 triệu đồng/m2. Khu vực xã Hiệp Phước trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Thậm chí, bên kia huyện Cần Giuộc nhiều nhà đầu tư đua nhau săn đất chờ đón tuyến metro và đường Nguyễn Văn Tạo mở rộng khiến giá đất nhảy vọt lên từ 1,8 - 2,5 tỉ đồng/nền khoảng 100m2. Một số dự án có vị trí đắc địa, ven sông giá còn cao hơn.
Tấn Tài
" alt=""/>Sôi động thị trường bất động sản ven TP.HCM