Nhận định, soi kèo Nữ Anh vs nữ Áo, 2h ngày 7/7
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4 -
'Thế hệ chuột túi' ăn bám cha mẹ vì sợ kết hônNgười trẻ Hàn Quốc trì hoãn hẹn hò, kết hôn, sinh con và sống phụ thuộc cha mẹ. Ảnh: gettyimagesbank.
"Tôi không thể sống một mình"
Theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc, hơn một nửa số người Hàn độc thân ở độ tuổi 30 đang sống cùng cha mẹ thay vì dọn ra ở riêng, Yonhapđưa tin.
Báo cáo cũng cho thấy hơn 60% những người chưa kết hôn trong độ tuổi 20-44 đang ăn bám người thân.
Tỷ lệ các hộ gia đình có thanh niên trên 26 tuổi độc thân sống cùng bố mẹ đã không ngừng gia tăng đáng kể từ 9% năm 1985 lên 26% năm 2010, theo báo cáo của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc.
Một khảo sát khác của cơ quan này chỉ ra khoản tài chính trung bình mà các bậc phụ huynh phải hỗ trợ cho mỗi người con trưởng thành của mình lên tới 740.000 won (650 USD)/tháng.
Cha mẹ Hàn Quốc phải chu cấp cho con trưởng thành. Ảnh: Yonhap.
Gần một nửa số người tham gia khảo sát không có việc làm, cho thấy tình trạng thất nghiệp dường như là yếu tố chính đằng sau cái gọi là "thế hệ chuột túi".
Giống như nhiều người trẻ khác, Kim cũng từng mơ ước có căn hộ riêng để có thể mời bạn bè, đồng nghiệp đến chơi và sau này lấy chồng, sinh con.
Thế nhưng thực tế khốc liệt khiến cô gái trẻ đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp, lương thấp phải sớm từ bỏ ước mơ.
"Tôi đã quá quen với việc sống ở đây với cả gia đình. Tôi không nghĩ mình có thể sống một mình. Nếu chuyển ra ngoài, tôi cũng không thể trả tiền thuê nhà và các chi phí khác", Kim nói.
Theo số liệu được Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 13/1, số việc làm ở nước này trong tháng 12 vừa qua giảm 628.000 công việc so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/1999 - thời điểm xứ kim chi vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính.
Còng lưng nuôi con ở tuổi xế chiều
Mức độ phụ thuộc cha mẹ cũng tăng lên khi nhiều người trẻ Hàn Quốc trì hoãn 3 cột mốc quan trọng của cuộc đời: hẹn hò, kết hôn và sinh con.
Họ cũng không thể tìm được việc làm tử tế trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo dài và giá nhà tăng chóng mặt.
Nhiều người trẻ Hàn Quốc theo đuổi cuộc sống độc thân. Ảnh: AP.
Hơn 60% phụ nữ độc thân trong độ tuổi 30-44 cảm thấy cuộc sống vẫn ổn ngay cả khi họ không kết hôn. 45,9% nam giới độc thân trong cùng nhóm tuổi cũng có chung suy nghĩ, theo The Korea Times.
Do cái gọi là “những người độc thân ăn bám” hay “thế hệ chuột túi”, các bậc cha mẹ Hàn Quốc lớn tuổi rơi vào "bẫy chăm sóc kép".
Những người này buộc phải trì hoãn việc nghỉ hưu, tiếp tục còng lưng làm việc để chu cấp cho con cái trưởng thành, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ già bệnh tật do dân số đang già hóa nhanh chóng.
Một báo cáo của Viện Hưu trí Mirae Asset cho thấy khoảng 34,5% trong số 2.001 người được khảo sát ở độ tuổi 50-60 đang phải gánh vác đồng thời trách nhiệm chăm sóc con cái lẫn cha mẹ già.
Theo Zing
Chàng ca sĩ Việt được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch
Nhờ những nỗ lực suốt 12 năm qua, Ninh Đức Hoàng Long được bầu chọn vào danh sách 30 Under 30 của Forbes Việt Nam và được Tổng thống Hungary đặc cách cấp quốc tịch.
"> -
Người phụ nữ U70 phủ hoa cho con đường ngập rác và cỏ dạiThấy con đường không còn xinh đẹp, sạch sẽ, bà Mai buồn lòng, nghĩ phải làm gì đó để đường sạch, đẹp hơn. Bà quyết định dọn rác ở 2 bên đường để lấy chỗ trồng những loài hoa giàu sức sống.
Bà kể: “Tôi nghĩ đường đẹp rồi mà để cỏ, rác ngập tràn như vậy vừa xấu vừa nguy hiểm nên quyết định dọn rác, trồng hoa. Tôi tự gom rác cho sạch rồi thuê người xịt cỏ.
Xịt xong, tôi thuê họ nhổ lại cỏ một lần nữa cho sạch rồi mới trồng hoa mười giờ lên. Gom rác, dọn cỏ, trồng hoa xong, con đường trở nên thoáng đãng, sạch sẽ và đẹp lắm”.
Ngắm những vạt hoa mình trồng bung nở trong nắng, bà vui đến quên hết mệt mỏi và càng mê công việc trồng hoa, làm đẹp tuyến đường. Hoa mười giờ vừa tàn, bà đã trồng thêm dừa cạn, sao nhái, cúc, mào gà...
Bà đam mê trồng, chăm sóc hoa trên tuyến đường đến nỗi quên trú mưa, che nắng. Mỗi khi có được giống hoa mới, bà lại đem ra vệ đường trồng rồi tỉ mẩn chăm sóc.
Ban đầu, thấy bà Mai người gầy gò, ngày ngày một mình dọn rác, trồng hoa ngoài đường, người dân xung quanh rất bất ngờ. Nhiều người cho rằng bà “làm chuyện không đâu”, “được nhà nước cho tiền mới rỗi hơi lo chuyện bao đồng”.
Tuy vậy, bà bỏ ngoài tai những lời khen chê, cặm cụi gom rác, trồng hoa. Cuối cùng, việc làm ý nghĩa của bà được người dân thấu hiểu, chung tay. Tuyến đường trở nên sạch, thơ mộng nhờ những sắc hoa mười giờ, sao nhái, dừa cạn...
Sẽ còn đẹp hơn
Bà Mai kể: “Những ngày đầu trồng cực lắm. Bây giờ đỡ và quen rồi. Lúc đầu trồng, cứ 5h sáng là tôi dùng xe rùa chở nước đi tưới hoa. Tưới hết hoa dọc con đường dài hơn 1km tôi mới về nhà”.
“Sau này khi cây lớn, khỏe mạnh, tôi ít tưới hơn nhưng lâu lâu vẫn phải mua phân rồi tự tay đi bón. Tôi còn phải dọn rác, phát cỏ dại. Nếu cỏ nhiều quá, tôi phải thuê người. Cỏ ít, tôi tự làm”.
Sau đó, con đường Tập đoàn 7/11 được chính quyền địa phương chọn để làm sự kiện chào mừng đại hội phụ nữ. Thấy vậy, bà Mai đăng ký trồng thêm 200 cây chuông vàng để đường thêm mát, đa dạng sắc hoa.
Được đồng ý, bà kết hợp với các đoàn thể ở địa phương dọn, xử lý rác, trồng hoa chuông vàng. Sợ cây chết, bà lại một mình đẩy xe rùa, chở nước đi tưới vào mỗi sáng, chiều.
Khi cây lớn, cành lá xum xuê, có sâu bệnh, bà bỏ tiền mua thuốc về xử lý. Bà nói: “Tôi thường tự tay phun thuốc chứ không để người khác làm. Tôi sợ họ không cẩn thận làm hỏng hoa, chết cây. Tôi chỉ thuê người tỉa cành thôi”.
Hiện, hai hàng chuông vàng đã bắt được mạch sống của đất, trổ bông vàng rực hai bên đường. Tuy vậy, bà vẫn muốn con đường trở nên đẹp và đặc biệt hơn.
Bà dự định sẽ trồng những gốc bằng lăng tím với những khoảng cách nhất định để con đường vừa có bóng mát vừa có hoa.
“Sau đó, tôi sẽ tạo thêm điểm nhấn cho con đường bằng cách trồng hoa phượng đỏ xen giữa những gốc bằng lăng. Tôi cũng sẽ làm các trụ để cắm cờ Tổ quốc để mỗi khi có lễ hội, dọc hai bên đường, ngoài sắc hoa sẽ có thêm hàng cờ đỏ sao vàng”, bà nói thêm.
(Ảnh nhân vật cung cấp)
Vườn hồng đẹp như tranh của nữ tiến sĩ Việt tại New Zealand
Ngoài những giàn hồng trĩu hoa, khu vườn của nữ tiến sĩ Việt ở New Zealand được bài trí nhiều ghế ngồi. Chị rất thích ngồi dưới tán hồng, nghe tiếng chim hót… ngắm nhìn thành quả làm vườn."> -
VTV gợi ý giải pháp gạn đục khơi trong dòng chảy của văn học mạngChỉ một cú nhấp chuột, người đọc đã có thể tiếp cận với thế giới của những truyện ngắn, tiểu thuyết được sáng tác hàng tuần, thậm chí là hàng ngày... Trong phóng sự của VTV, có độc giả phản ánh: “80% nội dung câu chuyện vẫn là sex thôi, hầu hết nhân vật nữ luôn luôn trong tình cảnh bị cưỡng hiếp nhưng họ vẫn chấp nhận và độc giả cũng chấp nhận chuyện đấy”.
Nhà thơ Hữu Việt – Trưởng ban Văn học trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Hiện nay chưa có bất cứ quy định quản lý nào đối với tác phẩm văn học nghệ thuật ở trên mạng và chúng ta vẫn phải tuân thủ theo những quy định của Bộ TT&TT về xuất bản, đưa tác phẩm lên mạng và ứng xử với tác phẩm trên mạng”.
PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhận định rằng, tình trạng “vàng-thau” lẫn lộn trong văn học mạng là chuyện thường gặp vì đây là tác phẩm không qua kiểm duyệt. Không ít tác phẩm mang nội dung không lành mạnh, mang tính giải trí nhiều hơn.
Phóng sự của VTV nhấn mạnh, trong khi các tác phẩm văn học được in ấn, phát hành phải qua quy trình biên tập, kiểm duyệt của các nhà xuất bản và được hậu kiểm bởi các cơ quan chức năng thì những tác phẩm viết mạng đến với độc giả chỉ sau cú click chuột, thông qua trang cá nhân trên mạng xã hội của tác giả, các hội nhóm, diễn đàn, các trang web, nền tảng đọc truyện.
Theo ông Đinh Quang Hoàng - Giám đốc Công ty cổ phần sách điện tử Waka, đa số các trang văn học mạng chỉ cần lượt traffic (lượt truy cập) nên họ bất chấp đăng tải các nội dung nhạy cảm. Khi càng có nhiều người truy cập, chủ trang web càng có thu nhập từ quảng cáo.
Làm gì để quản lý văn học mạng?
VTV đặt vấn đề, việc quản lý các tác phẩm viết mạng trên nền tảng xuyên biên giới là điều không dễ nhưng một bài toán khó hơn là làm sao vừa kiểm soát, định hướng được tư tưởng, nội dung tác phẩm vừa bảo vệ quyền tự do cho những người sáng tạo chân chính và bảo đảm quyền hưởng thụ văn hóa lành mạnh của cộng đồng.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, Bộ TT&TT nêu thực trạng, hầu hết các nền tảng đó đặt máy chủ ở nước ngoài, là các nền tảng xuyên biên giới, đó cũng là thách thức của quản lý nhà nước.
“Chúng tôi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, vừa phát triển và có thể nói là vừa xây vừa chống. Đối với phát triển, chúng tôi tập trung cao độ vào thực hiện chuyển đổi số, đẩy nhanh xuất bản điện tử cũng như mở ra một số thị trường sách mới: sách nói, sách tinh gọn… Thứ hai là tập trung vào những giải pháp kỹ thuật, ở đây là có những vấn đề thuộc về các nền tảng xuyên biên giới. Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo để các bộ phận chức năng phối hợp với nhau để xử lý các vấn đề kỹ thuật”, ông Nguyễn Nguyên nói.
Thực tế, văn học mạng không phải là sản phẩm thứ cấp của văn học, nó có những đặc thù riêng mà văn học truyền thống không thể có được. Nhiều cây bút trẻ bước ra từ văn học mạng đã khẳng định được vị trí của mình nhờ nền tảng ban đầu này.
Cuối phóng sự, VTV giới thiệu một số tác giả bước ra từ văn học mạng và đã có thành công nhất định khi dung hòa được hai yếu tố: vừa sống được trên mạng vừa có thể xuất hiện trên kệ sách của độc giả. Quan trọng nhất vẫn là chất lượng tác phẩm.
Mặt khác, có một yêu cầu cấp bách là hình thành cộng đồng văn học mạng lành mạnh chúng ta sẽ có thị trường đích thực và khi đó sẽ định hướng được bạn đọc.
Thiên Di
">