Ông Trump tạo 'đột phá' ở Trung Đông?

[Công nghệ] 时间:2025-01-27 10:09:11 来源:NEWS 作者:Nhận định 点击:99次
{ keywords}
Ngoại trưởng Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa,ÔngTrumptạođộtpháởTrungĐôbong da ngoai hang anh hom nay Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất Abdullah bin Zayed al-Nahyan. Ảnh: AP
 

Tổng thống Trump gọi đây là sự kiện mở ra một kỷ nguyên hòa bình ở khu vực vốn đang phải gặp nhiều bất ổn như Trung Đông, và hy vọng các quốc gia như Oman, Sudan và Ảrập Xêút, thậm chí cả Serbia và Kosovo, cùng tham gia vào quá trình trên.

Ông Trump cũng tự nhận công trạng của mình cho "bước đột phá" này, và khẳng định đã đạt được điều mà các đời tổng thống Mỹ trước kia đều không làm được

Nhưng trong một bài viết trên trang tin Newsroom, ông Stephen Hoadley, Phó Giáo sư khoa Chính trị và Quan hệ Quốc tế của Đại học Auckland (New Zealand) cho rằng, nên đặt sự kiện trên ra ngoài những bối cảnh lịch sử và chính trị để có một cái nhìn sâu sắc hơn về nó. Bằng kinh nghiệm của người đã dành hơn 50 năm theo dõi tình chính trị Trung Đông, ông Hoadley chỉ ra một bối cảnh rất khác đằng sau hiệp định bình thường hóa quan hệ giữa Israel, UAE và Bahrain.

Theo phó giáo sư Đại học Auckland, thời điểm Israel được cho là “bình thường hóa: quan hệ với các nước vùng Vịnh bắt đầu là khi các Hiệp ước hòa bình Oslo giữa nước này với Palestine được ký kết vào năm 1993."

Hiệp ước Oslo đã thiết lập các mối quan hệ cơ bản, dù không chính thức, giữa Israel và các quốc gia nhỏ thuộc vùng Vịnh, dựa trên những lợi ích chung về thương mại, trao đổi kỹ thuật và hợp tác chống khủng bố. Các văn phòng thương mại cùng những cuộc gặp ngoại giao bí mật giữa Israel và các nước vùng Vịnh đã được triển khai ngay sau thời điểm trên.

Những mối quan hệ này ngày càng trở nên sâu sắc hơn bởi mối đe dọa chung từ Iran và các lực lượng đồng minh, và được khích lệ bởi các đời Tổng thống Mỹ như George W. Bush và Barack Obama. Trước đó các đời Tổng thống Jimmy Carter và Bill Clinton đã thúc đẩy việc công nhận Israel từ 2 nước Oman và Ai Cập.

Do đó, chính phủ của Tổng thống Trump chỉ góp phần củng cố các mối quan hệ được thiết lập từ lâu giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh, Ai Cập và Jordan. Đóng góp duy nhất của ông Trump là thuyết phục UAE và Bahrain công khai các mối quan hệ trên.

Hơn nữa, phó giáo sư Stephen Hoadley cho rằng, các thỏa thuận được ký kết vào ngày 15/9 không có ý nghĩa đáng kể so với hình thức bên ngoài của chúng. Thứ nhất, chúng chỉ là các hiệp định công nhận về mặt ngoại giao, không phải hiệp ước chính thức. Thứ hai, chúng không được ký kết trực tiếp bởi các nguyên thủ quốc gia vùng Vịnh, mà chỉ là các bộ trưởng ngoại giao.

Thứ ba, các thỏa thuận này bỏ qua việc giải quyết vấn đề gai góc trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Giải pháp “hai nhà nước” vẫn bị đình trệ do sự chia rẽ quan điểm của các đảng phái tại Palestine, cùng thái độ do dự của chính phủ Israel, trong việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.

Thứ tư, dù các bên ký kết thỏa thuận đều nhất trí việc hủy bỏ kế hoạch sáp nhập 30% Bờ Tây của Israel, nhưng Thủ tướng Benjamin Netanyahu của khẳng định rằng quá trình sáp nhập chỉ tạm thời bị “đình chỉ”.

Bên cạnh đó, nếu nhìn nhận sâu hơn, các thỏa thuận còn tạo thuận lợi cho những lời hứa của Tổng thống Donald Trump về việc bán một 1 tỷ USD vũ khí hiện đại của Mỹ (gồm các máy bay chiến đấu, máy bay giám sát và máy bay không người lái có vũ trang) cho UAE. Động thái này xảy ra ngay sau khi chính phủ Mỹ chấp nhận bán lô vũ khí trị giá 10 tỷ USD cho Ảrập Xê-út mà không cần Quốc hội thông qua, một thương vụ mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng tìm cách trì hoãn, vì lo ngại số vũ khí này sẽ bị sử dụng để tấn công dân thường tại Yemen, gây ra những tội ác chiến tranh.

Và dù hoan nghênh việc chính thức bình thường hóa quân hệ ngoại giao với Bahrain và UAE, song giới chức an ninh Israel cũng lo ngại rằng việc Mỹ bán vũ khí cho các nước khác trong khu vực Trung Đông của sẽ khiến cán cân sức mạnh quân sự nghiêng về phía bất lợi đối với Israel.

Do đó, ông Stephen Hoadley nhận định, các thỏa thuận được ký kết vào 15/9, nếu xét trên bối cảnh rộng lớn hơn của, dường như được thúc đẩy bởi mục đích bán vũ khí của Mỹ hơn là thiết lập cơ sở cho một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông. Bên cạnh đó, việc không dành đủ sự quan tâm cần thiết đối với tình hình tại Palestine có thể khiến ông Trump gặp khó khăn trong việc giành được sự ủng hộ của các thành viên ủy ban trao Giải Nobel Hòa bình.

Việt Anh

Cuộc cạnh tranh khốc liệt Trung - Ấn ở Trung Đông

Cuộc cạnh tranh khốc liệt Trung - Ấn ở Trung Đông

Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang biến thành một cuộc cạnh tranh lớn hơn và khốc liệt hơn giữa hai cường quốc châu Á ở Trung Đông.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接