Giải trí

Bộ TT&TT giao ban quản lý Nhà nước tháng 10 năm 2018

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-26 09:14:05 我要评论(0)

 Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (QLNN) tháng 10 năm 2018. Đồng chí Nguyễbang xep hang cup c2bang xep hang cup c2、、

 Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (QLNN) tháng 10 năm 2018. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng,ộTTTTgiaobanquảnlýNhànướcthángnăbang xep hang cup c2 Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW chủ trì Hội nghị.

{ keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị giao ban QLNN tháng 10/2018 của Bộ TT&TT. Ảnh: Đức Huy.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Minh Hồng, Nguyễn Thành Hưng, Phạm Hồng Hải, Hoàng Vĩnh Bảo; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp thuộc Bộ TT&TT. Đặc biệt, Hội nghị giao ban lần này còn có sự tham dự của người dân, các doanh nghiệp tư nhân, các Hiệp hội, một số cơ quan báo, đài, nhà xuất bản, các chuyên gia, nhà báo chuyên ngành Thông tin và Truyền thông tham dự. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 67 điểm cầu trên toàn quốc. 

Phát biểu định hướng Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên tham dự giao ban có sự tham gia đầy đủ các thành phần thuộc lĩnh vực QLNN của Bộ. Hội nghị sẽ tập trung dành nhiều thời gian để lắng nghe các ý kiến đề xuất, thẳng thắn trao đổi, giải trình, từ đó hoàn thiện các cơ chế, chính sách và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển trên tất cả 7 lĩnh vực gồm: Bưu chính, Viễn thông, An toàn - an ninh mạng, CNTT, Công nghiệp ICT, Thông tin – Tuyên truyền, thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam. 

Tại Hội nghị, Văn phòng Bộ đã báo cáo về công tác xây dựng chính sách pháp luật; Công tác thực thi quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành trong tháng qua; báo cáo cũng đã nêu rõ những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực quản lý của Ngành và đề xuất các phương án xử lý hiệu quả; giải quyết một số phản ánh của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia và dư luận về Ngành. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã nêu rõ nhiều hoạt động nổi bật trong hoạt động QLNN tháng 10/2018 như sau: Tổ chức đánh giá tác động đối với việc Bưu chính Mỹ ngừng thực hiện các cam kết đa phương trong tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), đưa ra giải pháp hỗ trợ VNPost thúc đẩy đàm phán song phương với Mỹ, cải tiến quy trình, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để sẵn sàng cạnh tranh; Sửa và ban hành Thông tư quy định mức giá cước tối đa dịch vụ bưu chính phổ cập, Thông tư quy định quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính; Lĩnh vực Viễn thông tăng trưởng ổn định, lượng người dùng dịch vụ Mobile Internet tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2017 do các nhà mạng đã đầu tư, phát triển nhanh mạng 4G...

Bộ đã ban hành Văn bản hướng dẫn để triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số từ 16/11/2018; Tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt hơn 11 triệu người sử dụng và xếp thứ 20 trên toàn thế giới…

Đối với việc xử lý SIM rác, Bộ TT&TT đã đưa ra các giải pháp: (1) - SIM mới sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin, bao gồm cả chụp ảnh. (2) - Các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ, để tránh việc dùng SIM thay thẻ cào điện thoại. (3) - Nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh chụp với ảnh chứng minh thư. Ba giải pháp này sẽ giải quyết đáng kể vấn nạn SIM rác, trong khi đợi giải pháp căn cơ là xây dựng CSDL căn cước công dân. 

Về lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT tiếp tục hoàn thiện dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, góp phần thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 2018-2020 đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, liên thông các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, Bộ đã khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng tháo gỡ những điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT và thủ tục thuê dịch vụ CNTT. 

Cùng với đó, Bộ TT&TT đã hoàn thiện kế hoạch triển khai Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Xây dựng kế hoạch triển khai giải pháp giám sát ATTT dài hạn cho mạng người dùng và trang thông tin điện tử Bộ TT&TT. 

Trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, thực hiện yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tạm dừng xem xét, thỏa thuận cấp mới giấy phép trong hoạt động báo chí cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong tháng 10/2018, Bộ đã không cấp phép mới cho các cơ quan báo chí. Hiện tại, Bộ chỉ cấp các loại giấy phép như: giấy xuất bản bản tin, xuất bản đặc san, số đặc biệt cho các cơ quan báo chí, tổ chức, đơn vị theo quy định. Cục Báo chí đã làm việc với các cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí của các hội, hiệp hội để triển khai Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025; Tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Viettel để hoàn thiện hệ thống lưu chiểu điện tử và giám sát truyền thông, trong đó có hệ thống đo lường số lượng tin xấu, tin tốt;… 

Bên cạnh đó, đối với 3 đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 đã đạt được những kết quả nhất định: Hiện đã có 3 quốc gia tham gia với Việt Nam thống nhất dùng một giá cước chuyển vùng quốc tế để hướng tới một ASEAN phẳng và thống nhất; Việt Nam đã hoàn thành xây dựng trung tâm An ninh mạng nhằm mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành trung tâm an ninh mạng của ASEAN; Tiến hành mở khoa đào tạo về ICT thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, đại học FPT qua đó sẽ tiến hành giảng dạy bằng tiếng Anh, cấp học bổng để thu hút các sinh viên từ các nước ASEAN đến Việt Nam học tập. 

Tại Hội nghị, nhiều Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, nhà xuất bản đã kiến nghị, đề xuất với Bộ TT&TT cần tháo gỡ những khó khăn để giúp phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nêu ra những bất cập, tồn tại và đề xuất giải pháp để những cơ chế, chính sách của Bộ được thực thi tốt trong thời gian tới. Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, tham mưu trả lời trực tiếp, giải đáp cụ thể những thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của các Hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, xuất bản thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ những nguyên tắc làm việc của Bộ TT&TT trong thời gian tới: Bộ phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, siết chặt kỷ luật hành chính, liêm chính, hành động nhanh, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Khi xây dựng văn bản QPPL phải tuân thủ luật, chú trọng tính khả thi, ưu tiên tạo thuận lợi cho bên thụ hưởng. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu về pháp luật để kịp thời tham vấn cho cơ quan quản lý một cách chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm giấy phép kinh doanh gây cản trở cho doanh nghiệp phát triển. Hàng năm, các lĩnh vực của Bộ sẽ tổ chức tổng kết riêng và khen thưởng cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực thông tin và truyền thông. 

Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành chú trọng thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau: Kiến nghị đưa mục chi cho lĩnh vực CNTT vào dự toán ngân sách của Nhà nước; Ưu tiên đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử; Xây dựng Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia và trước mắt là xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Việt Nam; Phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam góp phần tăng năng suất lao động trên tất cả các lĩnh vực; Để phát triển nguồn nhân lực ICT chất lượng cao thì doanh nghiệp phải chủ động tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao, đây là điểm mấu chốt. Đồng thời cần tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vực An toàn, an ninh mạng với mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về an ninh mạng. 

Về việc xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT xác định đây là mấu chốt để đất nước phát triển nhanh hơn, Ngành TT&TT sẽ tham gia với tư cách là hạt nhân (Hai hạt nhân xây dựng Chính phủ điện tử là Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT). Nhiệm vụ của ngành TT&TT là đưa Việt Nam xếp thứ hạng Chính phủ điện tử ở top 50 thế giới. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định:“An toàn an ninh mạng được coi là điều kiện để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số và nền công nghiệp nội dung số. Vì vậy Việt Nam phải trở thành cường quốc về an ninh mạng.”

Về hệ sinh thái số Việt Nam, mục tiêu của Bộ TT&TT là đến năm 2020, thuê bao mạng xã hội Việt Nam chiếm 50% tổng số thuê bao mạng xã hội. Nhiệm vụ này được Bộ tập trung giao cho 3 đơn vị chính là Zalo (VNG), VCCorp và Mocha (Viettel). 

Bộ TT&TT cũng đã hoàn thiện dự thảo Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam; kế hoạch đấu tranh ngăn chặn việc phát tán, lan truyền thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên 2 mạng xã hội nước ngoài là Facebook và Google. 

Về lĩnh vực phát triển Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT đang chỉ đạo tập trung xây dựng Đề án thành lập Cục Công nghiệp ICT trên cơ sở Vụ Công nghệ thông tin hiện có. Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, công nghiệp nội dung số, công nghiệp dịch vụ CNTT, công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp IoT. 

Về lĩnh vực thông tin tuyên truyền, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo nên khát vọng về một dân tộc hùng cường. Đây là triết lý, là tuyên ngôn của báo chí. Cục Báo chí cần tiến hành đo đạc, thống kê thông qua hệ thống lưu chiểu điện tử, có các đánh giá một cách khoa học, chính xác từ đó có kế hoạch phù hợp nhằm phát triển lĩnh vực thông tin, tuyên truyền một cách lành mạnh, khơi dậy khát vọng dân tộc để từ đó phát huy nguồn lực vô hạn của trí tuệ người Việt Nam. 

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần tập trung nâng cao các chỉ số xếp hạng quốc gia. Theo thống kê trong lĩnh vực ICT thì Việt Nam hiện đang xếp ở vị trí thứ 100/193 quốc gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực như Viễn thông, ATTT, CPĐT, nhân lực ICT đều ở mức thấp. Do đó, cần có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam đứng trong Top 50 của thế giới. 

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 11, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện một số công việc cụ thể sau: Bưu chính phải có định hướng về phát triển lĩnh vực Logistic; Các nhà mạng dùng giải pháp kỹ thuật phát hiện SIM kích hoạt trước và xử lý triệt để tình trạng SIM rác; Thực hiện nghiêm Nghị định 49 về khóa SIM thuê bao không đủ thông tin; Phối hợp với các doanh nghiệp, các hiệp hội trong việc xử lý các máy tính nhiễm mã độc; hợp tác với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo 4.0 Việt Nam; Chú trọng xây dựng hệ sinh thái số và phần mềm diệt virus của Việt Nam; Xử lý tin giả; Tuân thủ pháp luật Việt Nam của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; Làm việc với các Hội, Thành phố Hà nội, TP.Hồ Chí Minh và Trung ương Đoàn về quy hoạch báo chí; Đo lường, định lượng được tỷ lệ tin bài tốt, xấu trong thông tin tuyên truyền.                                           

Đức Huy – Bình Minh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
MC Thanh Mai qua Israel để làm việc với đối tác từ trước Tết. Tình hình dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát khiến chính phủ Israel đóng cửa đất nước từ hôm 19/3. Quyết định này khiến MC Thanh Mai bị kẹt lại nước bạn, song cô giữ tinh thần thoải mái, cố gắng hoà nhập cuộc sống mới vì hiểu đây là tình hình khó khăn chung của toàn thế giới.

{keywords}
MC Thanh Mai nấu ăn, giữ tinh thần thoái mái khi bị ở Israel. 

Hiện Thanh Mai sống ở Haifa - thành phố lớn nhất miền Bắc Israel - nơi đây giáp biển Địa Trung Hải nên không khí trong lành, mát mẻ. "Isareal đang vào mùa xuân nhưng thời tiết hơi se lạnh, khá giống Đà Lạt. Thời tiết ở đây có 4 mùa, lạnh rét màu đông, nắng nóng mùa hè, không khí mát lạnh mùa xuân. Tôi đang ở một căn hộ đối diện biển Địa Trung Hải, chỉ mất vài phút lái xe ra biển chơi, cảnh quan rất đẹp", Thanh Mai cho biết.

Cuộc sống của MC Thanh Mai ở Israel diễn ra đơn giản và thoải mái. Vì không phải dậy sớm đi làm, cô có thể ngủ "nướng" và chiều chuộng bản thân thêm một chút. Sau khi thức dậy, người đẹp ăn sáng, tập thể dục, làm việc với êkíp qua các ứng dụng online. Lúc nghỉ ngơi, cô tự dọn dẹp nhà cửa: "Tính tôi ưa gọn gàng, tôi cũng luôn dọn dẹp sạch sẽ. Tôi đang ở chung cư, diện tích không quá lớn nên việc dọn dẹp không vất vả".

{keywords}
Nữ MC tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ. 

Nhờ khoảng thời gian tại Israel, Thanh Mai lại nhớ về tuổi thơ. Ngày xưa ít tiền, khi đi chợ, người đẹp phải mất thời gian chọn lựa, tính toán sao cho đủ. Bây giờ, cô như trở lại năm mười mấy tuổi, vẫn phải nấu ăn, đi chợ, chỉ khác là không lăn tăn về chi phí. Hiện tại, cô đi siêu thị mỗi tuần một lần để luôn có thực phẩm tươi mới trong tủ lạnh. Chưa kể Thanh Mai tìm tòi, học cách nấu những món ăn Việt Nam vì nhớ hương vị quê nhà. Cô nấu ăn mỗi buổi thích mỗi bữa phải có đồ ăn mới, nóng sốt dù có hơi vất vả.

"Siêu thị cũng đầy đủ, miễn là mình chế biến các món ăn phù hợp với nguyên vật liệu ở đây. Ở siêu thị gần nhà tôi may mắn có quầy hàng châu Á. Ở đó bày bán nước mắm, bánh tráng, wasabi, phở… ", cô nói.

Thanh Mai tâm sự thêm: "Đôi khi tôi lại tìm thấy niềm vui nho nhỏ. Chẳng hạn, khi đi chợ mua hành mà dùng không hết, tôi bỏ chúng vào một bình có nước, không ngờ là chúng phát triển được. Khoai lang, khoai tây tôi cũng áp dụng cách này. Những việc này ngày trước mình chẳng để ý, bây giờ thì nó lại trở thành niềm vui be bé".

Theo Thanh Mai quan sát, chính phủ Israel chống dịch rất tốt, sớm đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh người đến từ vùng dịch. Hiện tại, Israel chỉ mở cửa nhà thuốc, bệnh viện và siêu thị. Họ có máy móc phục vụ cho việc chống dịch và trang thiết bị để điều trị cho các bệnh nhân. Hiện tại, Israel có 4 công ty nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19. "Tôi tin tưởng người Mỹ, Châu Âu hay Do Thái tại Israel có thể nghiên cứu vắc xin thành công để thế giới được bình ổn".

{keywords}
Tuy sống xa quê hương thời điểm dịch bệnh, MC Thanh Mai vẫn hướng về Việt Nam.

Về công việc, Thanh Mai thừa nhận mọi thứ bị xáo trộn khá nhiều. Từ khi có dịch Covid-19, các cơ sở làm đẹp của cô phải đóng cửa. Tuy không có doanh thu, cô vẫn phải chi trả các chi phí cố định, trong đó có lương của khoảng 100 nhân sự. "Tôi hiểu các doanh nghiệp lớn họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tôi. Ngoài kia, tôi thấy rất nhiều người lao động mất việc. Tôi chỉ cầu mong dịch Covid-19 nhanh chóng qua đi, chúng ta có vắc xin ngăn ngừa nCoV để mọi người trở lại cuộc sống trước đây, cùng du lịch, cùng vui chơi. Sau những ngày giãn cách xã hội, tôi bắt đầu lên kế hoạch mở lại các cơ sở kinh doanh", người đẹp cho biết.

Tuy sống xa quê hương thời điểm dịch bệnh, MC Thanh Mai vẫn hướng về Việt Nam. Đầu tháng 3, cô gửi tặng khẩu trang, nước rửa tay hơn 100 triệu đồng cho người dân TP.HCM. Sau đó, Thanh Mai ủng hộ hơn công tác tuyến đầu chống dịch, chống hạn mặn và quyên góp ATM gạo.

Ngân An

MC Thanh Mai: Tết từng không có tiền, chỉ dám hít hà mùi thức ăn

MC Thanh Mai: Tết từng không có tiền, chỉ dám hít hà mùi thức ăn

MC Thanh Mai chia sẻ trước khi cuộc sống ai cũng khó khăn và cô cũng vậy, Tết từng rất khổ không có tiền mua đồ mà chỉ dám hít hà mùi thức ăn ở quán bên đường.

" alt="MC Thanh Mai xoay sở cuộc sống ở Israel giữa dịch Covid" width="90" height="59"/>

MC Thanh Mai xoay sở cuộc sống ở Israel giữa dịch Covid

Ghẹ hấp bia sả không chỉ các bạn nhỏ háo hức mà mọi người trong gia đình cũng sẽ đều thích thú bởi vị ngon ngọt, đậm đà mà lại rất nhanh gọn khi chế biến của món ăn này.

{keywords}

Nguyên liệu làm ghẹ hấp bia, sả:

+ Ghẹ tươi

+ Bia: 1 lon

+ Sả tươi, gia vị, chanh, ớt, mù tạt tùy thích.

{keywords}

Cách làm:

Ghẹ chọn con còn sống, bấm vào phần thân thấy chắc, sơ chế sạch dùng 1 chiếc đũa chọc nhẹ vào miệng của con ghẹ để cho ghẹ chết thật nhanh, tháo bỏ phần dây buộc, cọ rửa thật kỹ phần thân, mai và càng của con ghẹ, để ráo nước.

{keywords}

Chuẩn bị 1 nồi hấp cách thủy, cho 1 lon bia vào thay phần nước trong nồi. Củ sả sơ chế sạch cắt khúc ngắn, đập dập cho vào lót dưới đáy vỉ hấp. Cho nồi hấp lên bếp đun sôi bia cho đến khi thấy bốc lên mùi thơm.

{keywords}

Khi thấy nồi bia sả thơm, các bạn cho ghẹ đã sơ chế vào nồi, đậy vung tiếp tục đun to lửa cho hơi bia, sả bốc lên đều ngấm mùi thơm vào thịt ghẹ.

{keywords}

Đun sôi khoảng 7-10 phút là ghẹ chín vừa tùy theo ghẹ to hay bé. Phần vỏ ghẹ chuyển sang màu đỏ au, tỏa mùi thơm đặc trưng lẫn với mùi bia, mùi sả rất hấp dẫn. Với cách hấp hải sản cơ bản này, các bạn có thể áp dụng để hấp nhiều loại hải sản đều rất hợp và ngon ví dụ như tôm, mực, cá...

Và vì hải sản biển nói chung thường đã rất đậm đà nên các bạn tuyệt đối không nên ướp thêm gia vị vào khi chưa nếm thử, tránh bị mặn quá mức sẽ làm món ăn bị hỏng vị, mất đi vị ngọt tự nhiên của hải sản.

{keywords}

Cho ghẹ hấp bia, sả ra đĩa và thưởng thức nóng sẽ rất ngon miệng và bổ dưỡng. Tùy khẩu vị gia đình, các bạn có thể chuẩn bị thêm đĩa gia vị chanh ớt với ít mù tạt để chấm kèm cho thêm phần đậm đà, vừa miệng.

{keywords}

Hơi bia đun sôi nóng sẽ đánh tan mùi tanh đặc trưng của các loại hải sản, ngấm vào phần thịt bên trong nên rất thơm ngọt, mẹ bóc liền tay cũng vẫn không kịp cho bé yêu thưởng thức đâu nhé.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ghẹ hấp bia sả rất đơn giản này nhé!

(Theo Em đẹp)

" alt="Cách làm ghẹ hấp bia, sả" width="90" height="59"/>

Cách làm ghẹ hấp bia, sả