NEWSNEWS

Tất tần tật về công nghệ thu âm Binaural, được ví như 'thực tế ảo' trong lĩnh vực âm nhạc

Công nghệ thu âm đã phát triển một cách mạnh mẽ trong khoảng 100 trở lại đây,ấttầntậtvềcôngnghệthuâmBinauralđượcvínhưthựctếảotronglĩnhvựcâmnhạerena so từ những bộ thu âm lên đĩa từ với chất lượng dở tệ tới những dàn thu âm đắt tiền có thể thu lại âm thanh Hi-res. Nhưng có lẽ công nghệ đột phá, đưa nền âm thanh đi theo một hướng mới là công nghệ thu âm Binaural (Binaural Recording). Công nghệ thu âm Binaural là gì? Các hãng đã thu âm như thế nào? Và làm cách nào để chúng ta có thể tận hưởng chúng?

Binaural Recording là gì?

Từ trước tới nay, đa phần nhạc cụ được thu bằng 1 microphone duy nhất, nên sự khác nhau giữa 2 kênh (2 bên tai) là không quá nhiều. Để tạo hiệu ứng "3D", giúp bản nhạc thật hơn thì các hãng thu âm sẽ thêm hiệu ứng Crossfeed, giả lập cách âm thanh đi tới tai nghe. Hệ thống thính giác của con người vô cùng thông minh, nhận âm thanh ở 2 bên tai, sau đó tìm ra điểm khác biệt giữa 2 bên để xác định được vị trí âm thanh đó phát ra từ đâu, cũng giống với cơ chế hoạt động của mắt vậy. Hiệu ứng crossfeed tích hợp một chút âm thanh của kênh trái vào kênh phải và ngược lại, giúp âm thanh "nổi" hơn.

Tuy vậy đây là một kĩ thuật giả lập, không khác gì sử dụng Photoshop cho âm thanh. Chính vì vậy công nghệ thu âm Binaural ra đời. Với Binaural Recording, người thu âm sẽ đặt 2 chiếc microphone riêng biệt vào 2 tai của một đầu mannequin. Với cách thiết lập như vậy, nhà thu âm sẽ giả lập được không gian tại nơi thu tới người nghe. Người nghe những bản nhạc này sẽ có cảm giác như được đứng ở giữa bản nhạc, với 2 kênh trái và phải rất khác nhau tạo nên không gian 3D thật sự.

Làm thế nào để thu âm Binaural?

Giải thích một cách đơn giản như sau: thay vì sử dụng một microphone duy nhất để thu nhạc cho cả tai trái và phải, ta sẽ sử dụng 1 microphone cho mỗi kênh. Lí thuyết thì đơn giản, nhưng trong thực tế ta phải đặt 2 micrphone này sao cho chuẩn để hiệu ứng diễn ra tốt nhất. 2 microphone này được đặt vào mô hình đầu người bằng nhựa cứng, cách nhau đúng 18cm - khoảng cách trung bình của 2 tai người lớn. Đến phần vành tai cũng được chế tác tỉ mỉ bằng nhựa mềm để có thể nhận âm thanh giống với cấu trúc vành tai người.

Với con người hay bất cứ động vật có vú nào thì vành tai chính là phần điều hướng, điều chỉnh tần số nên tất cả phải được làm chính xác nhất có thể. Những chiếc microphone trong một bộ thu âm này cũng đều là những loại tốt nhất, có dải tầm đáp ứng rộng và có độ phân giải cao nhất có thể.

Với thiết kế đặc biệt và vô cùng tinh xảo như vậy, những bộ thu âm này có giá bán rất cao và không phải ai cũng có thể sở hữu để có thể thu âm. Bộ "đầu thu âm" từ Neumann với tên mã KU 81 có giá bán tới $8000 tương đương khoảng 180 triệu đồng! Các sản phẩm rẻ hơn với thiết kế tối giản như của hãng 3Dio cũng không có loại nào có giá dưới 10 triệu đồng.

3dio Free Space - một chiếc micrphone Binaural giá rẻ cũng có giá hơn $500!

Những ứng dụng của công nghệ thu âm này

Âm nhạc

Binaural không phải là một công nghệ mới, nó đã có mặt với dạng sơ khai từ năm 1881. Bản nhạc Théâtrophone tại nhà hát Opera Garner đã được thu âm với dạng này. 40 năm sau, kênh radio Connecticut đưa Binaural tới thính giả bằng cách thu âm mỗi kênh trái phải và phát ra ở các tần số khác nhau. Để tận hưởng được không gian 3D từ phòng thu radio, người nghe sẽ phải có 2 chiếc đài và thu các tần số khác nhau. Đây là những bước đi đầu tiên, nhưng chưa thực sự thành công của công nghệ thu âm Binaural.

Qua thời gian, công nghệ phát triển hơn và ta đã có thể tận hưởng công nghệ này ngay tại nhà với một cặp tai nghe. Chesky Records (Chesky.com) là một trong những hãng đưa công nghệ này vào thu âm và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của giới chơi nhạc. Hãng đã thu hàng trăm album với nhiều thể loại khác nhau từ Jazz, Folk tới những bài trống, bộ gõ đơn giản.

Hãy đeo tai nghe để trải nghiệm những bài nhạc Binaura:

2 bài hát nhạc nhẹ của ca sĩ Amber Rubarth - một nữ ca sĩ tài năng người Mỹ, được lấy từ album Sessions from the 17th Ward. Khi để ý, ta có thể thấy mỗi nhạc cụ đều có vị trí nhất định ở 2 bên tai. Ở các bản nhạc thường các nhạc cụ này sẽ gần với đỉnh đầu hơn và không tạo được không gian rộng mở như ở một bản thu Binaural.

Album "Explorations in space and time" là một trong những ví dụ điển hình của việc thu âm bộ gõ với kĩ thuật Binaural với âm trường rộng rãi, cách đặt âm thanh chính xác.

ASMR

Một trong những ứng dụng khác của kĩ thuật thu âm này đó là hiện tượng ASMR. Asmr - viết tắt của Autonomous sensory meridian response - là những video tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng bằng cách tạo ra các âm thanh với bộ thu âm Binaural.

Hiệu ứng có tác dụng nhất khi sử dụng tai nghe

Tương lai của Binaural Recording

Với nhiều ưu điểm so với cách thu âm truyền thống, liệu kĩ thuật thu âm Binaural có thể thay thế hoàn toàn được nó? Kĩ thuật này còn gặp một vài trở ngại lớn trước khi trở nên phổ biến.Một trong những trở ngại lớn nhất đó là giá thành, một bản nhạc Binaural bán ra thị trường có giá cao hơn so với nhạc thu theo kiểu thường, vì chi phí thiết bị của các phòng thu cũng lớn hơn rất nhiều. Các bản nhạc này cũng không thể sử dụng được loa, chỉ có thể sử dụng được với tai nghe.

Cuối cùng, vẫn còn một số đông người nghe cảm thấy rằng những bản nhạc thu âm theo kiểu cũ cho cảm giác âm thanh tập trung hơn, trong khi của Binaural cho cảm giác "lạnh lẽo và thiếu tự nhiên". Đây cũng là ý kiến của từng người, cũng không ít người nói rằng cách thu âm mới cho âm thanh sạch sẽ và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Vậy nên, Binaural Recording sẽ không hoàn toàn thay thế được kiểu thu âm truyền thống, nó chỉ mở ra một cách thưởng thức âm nhạc mới mà thôi.

Theo GenK

赞(14248)
未经允许不得转载:>NEWS » Tất tần tật về công nghệ thu âm Binaural, được ví như 'thực tế ảo' trong lĩnh vực âm nhạc