.</p><h2><strong>)
Theo khảo sát, đã có khoảng 25 phim điện ảnh Việt trình làng trong năm 2024 tính đến hiện tại (chưa kể một số tác phẩm được nhà nước đặt hàng như Đào, phở và piano hay HồngHà nữ sĩ). Con số này tương đương năm ngoái, khi cũng có 25 tác phẩm ra rạp.
Theo số liệu thống kê của đơn vị độc lập Box Office Vietnam, tổng doanh thu phòng vé phim nội địa năm nay đạt con số hơn 1.900 tỷ đồng, tăng 22% so với 2023 (khoảng 1.560 tỷ) - năm thành công nhất về mặt doanh thu trong lịch sử phim Việt.
Trong số đó, có 5 tác phẩm gia nhập "câu lạc bộ phim trăm tỷ", lần lượt là Quỷ cẩu(108 tỷ đồng), Mai(551 tỷ đồng), Lật mặt 7: Mộtđiều ước (482 tỷ đồng), Mada(127 tỷ đồng) và Làm giàu với ma(128 tỷ đồng). Trường hợp Quỷ cẩu, phim ra mắt cuối năm 2023, doanh thu chủ yếu trong năm 2024.
Số lượng phim trăm tỷ có giảm nhẹ so với năm ngoái (6 phim). Song, Maivà Lật mặt 7lại phá kỷ lục phòng vé, trở thành 2 phim Việt ăn khách nhất lịch sử. Chỉ riêng 2 dự án do Trấn Thành và Lý Hải cầm trịch đã kiếm được số tiền vượt mốc 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 54% tổng doanh thu phim nội địa năm nay.
 |
Tổng doanh thu phim Việt năm 2024 tăng 22% so với năm ngoái. |
Kỷ lục phòng vé của Maigiúp Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỷ đầu tiên tại Việt Nam. Trong bối nền điện ảnh nước nhà đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, sự xuất hiện của nam đạo diễn trẻ cùng các dự án của anh như mỏ vàng với nhà rạp và đơn vị phát hành. Thậm chí, vài năm đổ lại đây, Trấn Thành được ví như “vua phim Tết”, khi các tác phẩm của anh thống lĩnh rạp chiếu, áp đảo các đối thủ ngoài rạp dịp Tết Nguyên Đán.
Trong khi, Lý Hải lại xưng vương vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Liên tiếp hai năm 2023 và 2024, các phần phim thuộc thương hiệu Lật mặtgây sốt phòng vé, dẫn đầu bảng tổng sắp doanh thu nội địa suốt nhiều ngày liền.
Bên cạnh những tác phẩm của Trấn Thành và Lý Hải, điện ảnh nước nhà trong năm qua còn chứng kiến “trend” kinh dị lên ngôi - thể loại từng được cho là kén khách, ít tiềm năng cạnh tranh so với các dòng phim vốn được yêu thích như gia đình hay hài hước.
Quỷ cẩu, Ma da,tiếp đó làCám hay gần nhất làLinh miêu đều lần lượt chinh phục các cột mốc doanh thu ấn tượng. Trong đó, Quỷ cẩu vàMa da kiếm được hàng trăm tỷ, con số kỷ lục với dòng phim kinh dị Việt. Cám rời rạp với thành tích 96 tỷ đồng, trong khi Linh miêuvẫn đang công chiếu, hiện đã vượt mốc doanh thu 80 tỷ.
Trước đó, phim kinh dị Việt kiếm tiền lẹt đẹt, không nhiều cái tên có thành tích phòng vé vượt điểm hòa vốn.
 |
Năm 2024 chứng kiến thể loại kinh dị lên ngôi tại rạp Việt, trong khi phim hành động thất thế. |
Hàng loạt phim Việt ‘ngã ngựa’
Bên cạnh những tác phẩm đạt thành tích tốt, thị trường điện ảnh năm qua cũng chứng kiến không ít phim Việt “ngã ngựa” với doanh thu bết bát, đáng thất vọng.
Nửa đầu năm, có tới 9 cái tên gây thua lỗ cho nhà sản xuất, lần lượt là Trà(Lê Hoàng), Sáng đèn(Hoàng Tuấn Cường), Quý cô thừa kế 2(Hoàng Duy), Cái giá của hạnh phúc(Nguyễn Ngọc Lâm), B4S - Trước giờ yêu(Tùng Leo, Michael Thái, Huỳnh Anh Duy), Đóa hoa mong manh (Mai Thu Huyền), Án mạng lầu 4(Nguyễn Hữu Tuấn), Móng vuốt(Lê Thanh Sơn) và Mùa hè đẹp nhất(Vũ Khắc Tuận).
Trong đó, Đóa hoa mong manh theo đạo diễn chia sẻ có kinh phí đầu tư rất lớn, nhưng chỉ thu 430 triệu đồng, lọt nhóm phim Việt lỗ nặng nhất lịch sử.
Bước sang nửa cuối năm 2024, thêm 4 phim Việt có thành tích phòng vé bết bát là Domino: Lối thoát cuối cùng (Nguyễn Phúc Huy Cương),Biệt đội hot girl (Vĩnh Khương), Cu li không bao giờ khóc(Phạm Ngọc Lân) và Giải cứu anh thầy (Nguyễn Phi Phi Anh). Danh sách này không bao gồm phim tài liệu Bóng đá nữ Việt Nam, chuyện lần đầu kể.
Cu li không bao giờ khóc từng giành giải Phim đầu tay xuất sắc trong hạng mục Panorama của LHP quốc tế Berlin hồi cuối tháng 2. Song, tác phẩm lại không được đón nhận rộng rãi ở quê nhà, chỉ dắt túi hơn 700 triệu đồng. Thời điểm hiện tại, khi khán giả Việt chuộng phim bom tấn, kinh dị hay drama, những dự án độc lập như Cu li không bao giờ khóc bị thờ ơ là điều không khó lý giải. Điều tương tự xảy ra với Giải cứu anh thầy của Nguyễn Phi Phi Anh. Tác phẩm được phát hành dưới dạng “chiếu mù” lần đầu tiên tại Việt Nam, song cũng chỉ thu khoảng 140 triệu đồng.
Ở diễn biến khác, cả hai phim hành động Domino: Lối thoát cuối cùng và Biệt đội hot girl đều lọt nhóm lỗ nặng. Trong đó, Biệt đội hot girl chỉ kiếm vỏn vẹn 68 triệu đồng, thấp kỷ lục. Hai dự án này đều có ngân sách lớn khi ghi hình ở nước ngoài, sử dụng nhiều CGI, kỹ xảo... Song, thể loại hành động không còn giữ nhiệt trong năm 2024, cộng thêm việc nhận phản hồi tiêu cực về chất lượng nên việc “chết yểu” tại phòng vé là chuyện tất yếu xảy ra.
 |
Đóa hoa mong manh gây thua lỗ nặng cho nhà sản xuất. |
Tổng số lượng phim lỗ trong năm 2024 tới hiện tại là 13 tác phẩm, chiếm tỷ trọng 52% trong biểu đồ doanh thu phim nội địa, cho thấy tính chất đào thải khắc nghiệt tại thị trường lẫn thị hiếu khán giả.
Ngoài ra, sự phân hóa giữa phim có doanh thu cao và thấp cũng diễn ra ngày càng sâu sắc. Trong năm 2024, doanh thu của phim cao nhất (Mai) so với phim thấp nhất (Biệt đội hot girl) chênh lệch tới... 551 tỷ đồng (doanh thu Maigấp hơn 8.200 lần doanh thu Biệt đội hot girl).
Ngoài câu chuyện thành tích phòng vé, chất lượng phim điện ảnh nội địa năm qua cũng khá trồi sụt. Một số tác phẩm khi ra rạp thậm chí vấp phải phản ứng trái chiều của khán giả vì kịch bản yếu, nội dung thảm họa, mà điển hình là Đóa hoa mong manh, Án mạng lầu 4hay Biệt đội hot girl.
Tủ sách Điện ảnh - Truyền hình giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp điện ảnh, công nghệ truyền hình của Việt Nam cũng như thế giới. Ngoài ra, tủ sách còn giới thiệu các tác phẩm đáng đọc về các bộ phim, diễn viên, MC... nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
" alt="Phim Việt lập kỳ tích với tổng doanh thu hơn 1.900 tỷ đồng"/>
Phim Việt lập kỳ tích với tổng doanh thu hơn 1.900 tỷ đồng

- Việc thiết kế thang đo của bộ công cụ dựa trên các năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo các chuẩn nghề nghiệp sửa đổi, chú trọng những năng lực cốt lõi, cần thiết nhất trong bối cảnh triển khai đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông.Mới đây, tại TP.HCM và Hà Nội, Chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình ETEP) đã tổ chức hội thảo, tập huấn về Bộ công cụ khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Hội thảo tập huấn có sự tham gia của 130 đại biểu thuộc 8 trường đại học sư phạm, 11 Sở GD-ĐT và các đơn vị quản lí, nghiên cứu thuộc Bộ GD-ĐT.
 |
Sẽ có bộ công cụ đánh giá năng lực giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Ảnh minh họa. |
Tại đây, các đại biểu góp ý cho các phiếu hỏi, phương thức tổ chức khảo sát thu thập thông tin và xử lí số liệu sao cho khách quan và chính xác nhất, phù hợp tâm lí cung cấp thông tin của các đối tượng trong phạm vi mẫu điều tra đại diện cho các cấp học, các địa bàn trên cả nước.
Để có thể thu thập được những dữ liệu chính xác, chân thực và khách quan, Ban quản lý Chương trình ETEP đã phối hợp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Học viện Quản lý giáo dục xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông với cách tiếp cận hiện đại về đánh giá năng lực và nhu cầu người học.
Việc thiết kế thang đo của bộ công cụ dựa trên các năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo các chuẩn nghề nghiệp sửa đổi, chú trọng những năng lực cốt lõi, cần thiết nhất của giáo viên và cán bộ quản lý trong bối cảnh triển khai đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ công cụ sẽ thu thập thông tin ở 3 lĩnh vực chính: Năng lực thực tại của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông; Thực trạng điều kiện học tập, bồi dưỡng của cá nhân và nhà trường.
Sau khi hoàn thiện, bộ công cụ sẽ được các trường đại học sư phạm trong Chương trình ETEP sử dụng để khảo sát, đánh giá năng lực, nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại 11 tỉnh/thành đại diện các vùng miền. Bộ công cụ được trông đợi sẽ mang lại thông tin chính xác, tin cậy, qua đó, làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Từ kết quả khảo sát, Chương trình ETEP sẽ xây dựng các chương trình bồi dưỡng thực sự sát hợp với người học. Những giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực ở bậc cao sẽ được lựa chọn để tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán. Các giáo viên và cán bộ quản lý còn hạn chế về những năng lực nào sẽ lựa chọn các nội dung phù hợp để tham gia các khóa bồi dưỡng do ETEP tổ chức.
Tới đây, trên 850.000 giáo viên và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc sẽ được bồi dưỡng, phát triển năng lực theo phương thức trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp truyền thống trong khuôn khổ Chương trình phát triển các trường sư phạm.
Thanh Hùng
" alt="Sẽ có bộ công cụ đo năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục"/>
Sẽ có bộ công cụ đo năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục