Nhịn tiểu gây nguy hiểm cho thận (Ảnh: Dall E).
Cơ thể chúng ta sử dụng việc đi tiểu để thải vi khuẩn ra ngoài qua nước tiểu. Khi nhịn tiểu quá lâu, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trong bàng quang và di chuyển ngược dòng vào thận.
Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm bể thận - một dạng nhiễm trùng thận nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau buốt khi tiểu, đau lưng, sốt, mà nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến thận.
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho thấy rằng, các trường hợp viêm bể thận kéo dài có thể gây ra sẹo ở thận, làm giảm khả năng hoạt động của thận và dẫn đến suy thận.
Nhịn tiểu và nguy cơ hình thành sỏi thận
Việc nhịn tiểu cũng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Khi nước tiểu bị giữ lại quá lâu trong bàng quang, các khoáng chất và muối trong nước tiểu có cơ hội kết tinh, hình thành các viên sỏi nhỏ.
Theo thời gian, những viên sỏi này có thể di chuyển ngược lên thận và gây ra sỏi thận.
Một nghiên cứu của Đại học California (San Francisco) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu thường xuyên có nguy cơ hình thành sỏi thận cao hơn 30% so với những người có thói quen đi tiểu đều đặn.
Sỏi thận không chỉ gây ra đau đớn khi di chuyển trong hệ tiết niệu mà còn có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, làm tổn thương thận nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Suy thận cấp và mối liên hệ với thói quen nhịn tiểu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của thói quen nhịn tiểu là nguy cơ suy thận cấp tính. Suy thận cấp xảy ra khi thận đột ngột mất khả năng lọc các chất thải khỏi máu, dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.
Nhịn tiểu kéo dài và thường xuyên làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây áp lực lớn lên cơ quan này và khiến thận không thể hoạt động đúng cách.
Nghiên cứu từ Bệnh viện Mayo Clinic (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc suy thận cấp do sự căng thẳng kéo dài lên thận và bàng quang.
Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mãn tính và yêu cầu điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc thậm chí ghép thận.
" alt=""/>Thói quen của người bận rộn đang tàn phá thậnSau khi tổ chức liên hoan Tết Trung thu tại lớp học, nhiều học sinh phải nhập viện theo dõi (Ảnh: Chí Anh).
Đồng thời, Trung tâm Y tế thành phố Pleiku đã tổ chức lấy mẫu trà sữa thập cẩm do một tiệm chè và trà sữa trên đường Phùng Hưng, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, cung cấp cho học sinh trong trường.
Sau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tiến hành kiểm nghiệm mẫu trà sữa trên. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu ở mẫu trà sữa đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai chỉ định cấy phân định danh vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm nhưng không thấy vi khuẩn mọc.
Căn cứ hồ sơ, kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, bệnh phẩm, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai kết luận đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
Ngành chức năng Sở Y tế tỉnh Gia Lai đang phối hợp cùng nhà trường để tiếp tục xác minh việc hàng loạt học sinh có triệu chứng đau bụng, buồn nôn sau buổi liên hoan.
Như Dân tríthông tin, ngày 16/7, Ban đại diện phụ huynh lớp 7/1, Trường THCS Tôn Đức Thắng tổ chức liên hoan Tết Trung thu cho 45 học sinh, mỗi em 1 ly trà sữa. Sau khi ăn, uống xong, 21 em có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, nôn ói nên Ban giám hiệu nhà trường thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra.
Chiều cùng ngày, tình hình sức khỏe các học sinh cơ bản ổn định.
" alt=""/>Kết luận vụ 21 học sinh ở Gia Lai đau bụng, buồn nôn sau khi uống trà sữa